Hạn chế của tâm lý học nhân văn

Chương 17. TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN [LỰC LƯỢNG THỨ BA]

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

LÝ TR,Í THÂN XÁC VÀ TINH THẦN

Nói một cách khái quát, bản tính con người có thể chia làm ba phần chính: lý trí [trí khôn], thân xác [cấu tạo sinh vật], và tinh thần [cấu tạo cảm xúc]. Các thứ triết học khác nhau, và gần đây hơn, các trường phái tâm lý học khác nhau thường nhấn mạnh một trong ba khía cạnh này và coi nhẹ các khía cạnh khác. Thứ triết học hay trường phái tâm lý học nào trổi vượt thì có vẻ được quyết định chủ yếu bởi Zeitgeist [tinh thần của thời đại].

Vào đầu thập niên 1960, một nhóm nhà triết học do Abraham Maslow cầm đầu đã khởi xướng một phong trào được mệnh danh là tâm lý học lực lượng thứ ba. Các nhà triết học này cho rằng hai lực lượng kia trong tâm lý học, trường phái hành vi và trường phái tâm phân học, đã bỏ quên một số thuộc tính quan trọng của con người. Họ nói rằng bằng ứng dụng các kỹ thuật của khoa học tự nhiên vào việc nghiên cứu con người, thuyết hành vi coi con người như những con người máy hay con vật, hay cái máy tính. Đối với người theo thuyết hành vi, con người không có gì độc đáo. Còn trường phái tâm phân học chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu những người bị rối loạn cảm xúc và việc ứng dụng các kỹ thuật trị liệu để làm cho những người bất thường trở thành bình thường. Cái thiếu sót, theo các nhà tâm lý học lực lượng thứ ba, là những thông tin có thể giúp ta làm cho những người bình thường trở nên mạnh khỏe hơn, nghĩa là giúp họ đạt hết mức tiềm năng của họ. Điều cần thiết là có một mô hình về con người nhấn mạnh tính độc đáo của họ và các khía cạnh tích cực hơn là tiêu cực của họ, và kiểu mô hình này chính là cái mà tâm lý học lực lượng thứ ba nhằm cung cấp.

Mặc dù tâm lý học lực lượng thứ ba trở thành rất phổ biến trong các thập niên 1970 và 1980, nó bắt đầu mờ nhạt trong thập niên 1980 và tiếp tục như thế. Tuy nhiên, giống như thuyết hành vi và tâm phân học, tâm lý học lực lượng thứ ba vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong tâm lý học hiện đại. Tâm lý học lực lượng thứ ba tương phản mạnh với đa số tâm lý học khác vì nó không dựa trên thuyết tất định để giải thích hành vi con người. Ngược lại nó tin rằng con người có tự do chọn lựa kiểu hiện hữu của chính mình. Thay vì gán các nguyên nhân của hành vi cho các kích thích, các động lực, các yếu tố di truyền, hay kinh nghiệm thời kỳ tuổi thơ, tâm lý học lực lượng thứ ba cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất của hành vi là thực tại chủ quan. Vì các nhà tâm lý học này không giả thiết thuyết tất định, họ không phải là các nhà khoa học theo nghĩa truyền thống, và họ cũng không quan tâm đến điều đó. Họ nói khoa học trong hình thức hiện nay không được trang bị đủ để nghiên cứu hay hiểu biết con người. Cần có một khoa học khác, khoa học về con người. Khoa học về con người sẽ không nghiên cứu con người như kiểu các khoa học vật lý nghiên cứu các sự vật vật lý. Ngược lại, khoa học con người sẽ nghiên cứu con người như là các hữu thể ý thức, chọn lựa, đánh giá, cảm xúc, và độc đáo. Khoa học truyền thống không làm điều này và vì thế phải bị loại bỏ.

TIỀN SỬ CỦA TÂM LÝ HỌC LỰC LƯỢNG THỨ BA

Giống như trong tâm lý học hiện đại, tâm lý học lực lượng thứ ba không phải cái gì hoàn toàn mới mẻ. Nó có thể đã bắt nguồn từ các triết học lãng mạn và hiện sinh, và các triết học này có thể có nguồn gốc từ thời các triết gia Hy Lạp đầu tiên. Trong chương 7, chúng ta đã thấy các nhà triết học lãng mạn [như Rousseau] nhấn mạnh rằng con người không chỉ là những cái máy như những nhà duy nghiệm mô tả, và không chỉ là những hữu thể luận lý, duy lý, như những nhà duy lý mô tả. Cũng ở chương 7, chúng ta thấy các nhà hiện sinh [như Kierkegaard và Nietzsche] nhấn mạnh tầm quan trọng của ý nghĩa trong hiện hữu con người và khả năng con người chọn ý nghĩa ấy; điều này cũng đi ngược với các triết học của thuyết duy nghiệm và duy lý. Theo Kierkegaard, chủ thể là chân lý. Nghĩa là, chính niềm tin của một người hướng dẫn người ấy và quyết định bản chất hiện hữu của người ấy. Chân lý không phải cái gì ở bên ngoài con người và chờ con người khám phá ra bằng các quy trình tư duy hợp lý; nó ở trong mỗi người và được tạo ra bởi mỗi người.

Tâm lý học lực lượng thứ ba kết hợp hai triết học lãng mạn và hiện sinh, và sự kết hợp này được gọi là tâm lý học nhân văn. Tâm lý học lực lượng thứ ba và Tâm lý học nhân văn cũng là một, nhưng ngày nay tâm lý học nhân văn đã trở thành tên gọi phổ biến hơn. Tuy nhiên khi sử dụng thuật ngữ này, cần tránh lẫn lộn từ nhân văn với các từ nhân loại và nhân bản:

Sự lẫn lộn thường xuyên giữa các từ nhân loại, nhân đạo, và nhân văn cho thấy nhiều người không thực sự hiểu ý nghĩa của từ nhân văn. Nhân văn không chỉ là có liên quan tới con người. Chơi, lao động, xây dựng, du lịch, tổ chức, tất cả đều là các hoạt động nhân loại. Nhưng tự chúng không phải là nhân văn. Cũng vậy, khi các hoạt động này được thực hiện vì lý do bác ái hay từ thiện, chúng được nâng lên bình diện nhân đạo, có thể có tầm quan trọng lớn, nhưng vẫn không phải là nhân văn. Để một cố gắng hay quan điểm được gọi đúng là nhân văn, nó phải bao hàm và tập trung vào một ý niệm nhất định về con người - một ý niệm nhìn nhận địa vị của con người như một nhân vị, không thể giản lược vào các nguyên tố đơn giản hơn, và giá trị độc đáo của họ như là một hữu thể có tiềm năng phán đoán và hành động tự lập.

Điểm chính của tâm lý học nhân văn là nó tập trung vào tính biệt loại của con người, vào cái phân biệt con người với các loài khác. Nó khác các loại tâm lý học khác bởi vì nó coi con người không chỉ như là một sinh vật được biến đổi bởi văn hóa và kinh nghiệm, nhưng như là một nhân vị, một thực thể biểu tượng có khả năng suy tư về hiện hữu mình, và có khả năng cho hiện hữu mình một ý nghĩa, một hướng đi. [Kinget, 1975, p. v].

Mặc dù đúng là thuyết hiện sinh là một thành phần chính của tâm lý học nhân văn, vẫn có các khác biệt quan trọng giữa tâm lý học nhân văn và hiện sinh. Sau khi bàn về hiện tượng luận, là kỹ thuật được sử dụng bởi cả các nhà tâm lý học hiện sinh và tâm lý học nhân văn, chúng ta sẽ duyệt qua tâm lý học hiện sinh và rồi tâm lý học nhân văn, sau đó sẽ kết luận chương này bằng một so sánh giữa hai tâm lý học này.


HIỆN TƯỢNG LUẬN
TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
SO SÁNH TÂM LÝ HỌC HIỆN SINH VỚI TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
TỪ VỰNG

Created by AM Word2CHM

HIỆN TƯỢNG LUẬN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 17. TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN [LỰC LƯỢNG THỨ BA]

Trong sách này, chúng ta đã nói đến nhiều phương pháp luận khác nhau trong đó có hiện tượng luận. Chung chung, hiện tượng luận chỉ về bất cứ phương pháp nào tập trung vào kinh nghiệm nhận thức như nó diễn ra, mà không tìm cách giản lược kinh nghiệm vào các thành phần cấu tạo của nó. Như thế, người ta có thể nghiên cứu về ý thức mà không phải một nhà hiện tượng luận, như trường hợp Wundt và Titchener tìm cách giản lược kinh nghiệm ý thức vào các nguyên tố cơ bản của nó. Ngoài sự phân biệt này, hiện tượng luận có thể còn có nhiều hình thức khác nhau. Hiện tượng luận của Johann Goethe và Ernst Mach tập trung vào các cảm quan phức tạp bao gồm các hậu ảnh hay dư ảnh và ảo giác. Hiện tượng luận của Franz Brentano và các đồng nghiệp của ông thì tập trung vào các hành vi tâm lý như phán đoán, nhớ lại, trông đợi, hoài nghi, sợ hãi, hi vọng, hay yêu mến. Như ta đã thấy ở chương 9, trong kiểu hiện tượng luận của Brentano, ý hướng tính là ý niệm vô cùng quan trọng. Brentano tin rằng mọi hành vi tinh thần đều chỉ về một cái gì khác ở ngoài nó - ví dụ, "Tôi thấy một cái cây", "Tôi thích mẹ tôi" hay "Đó là một chiếc bánh ngon." Nội dung của một hành vi tinh thần có thể là có thực hay tưởng tượng, nhưng chính hành vi, theo Brentano, luôn luôn chỉ về [hướng về] một cái gì đó. Theo Brentano, các hiện tượng tinh thần bao gồm một hành vi hay chức năng và một hình ảnh của đối tượng mà hành vi hướng tới. Ở chương 14 chúng ta thấy hiện tượng luận của Brentano đã ảnh hưởng đến các nhà tâm lý học hình thức. Sau đây, chúng ta sẽ xem hiện tượng luận đã ảnh hưởng thế nào trên sự phát triển của thuyết hiện sinh ngày nay, chủ yếu qua ảnh hưởng của nó đối với Edmund Husserl.

Mục tiêu của Edmund Husserl [1859-1938] là dùng kiểu hiện tượng luận của Brentano để tạo ra một cơ sở khách quan và nghiêm ngặt cho việc nghiên cứu triết học và khoa học. Giống như Brentano, Husserl tin rằng hiện tượng luận có thể được dùng để tạo một nhịp cầu giữa thế giới vật lý bên ngoài và thế giới chủ quan bên trong. Điều quan trọng hàng đầu đối với Husserl là phải loại bỏ mọi thiên kiến khỏi hiện tượng luận. Nghĩa là Husserl tin vào việc thuật lại chính xác điều gì xảy ra trong ý thức, chứ không phải điều gì phải xảy ra theo một niềm tin, một lý thuyết hay một kiểu mẫu nhất định.

Tuy nhiên, như ta đã thấy ở chương 9, Husserl tin hiện tượng luận có thể vượt lên trên một phân tích về ý hướng tính. Nghiên cứu về ý tướng tính cho thấy tinh thần và thế giới vật lý tương tác với nhau như thế nào, và nghiên cứu này là điều nòng cốt đối với các khoa học vật lý. Nhưng ngoài sự phân tích ý hướng tính, Husserl đề nghị một loại hiện tượng luận tập trung vào các hoạt động của tinh thần độc lập với thế giới vật lý. Husserl gọi kiểu hiện tượng luận thứ hai này là hiện tượng luận thuần túy, và mục đích của nó là khám phá bản chất của kinh nghiệm ý thức. Trong khi kiểu hiện tượng luận về ý hướng tính liên quan tới con người hướng ra bên ngoài, kiểu hiện tượng luận thuần túy liên quan tới con người hướng vào bên trong. Mục tiêu của hiện tượng luận thứ hai này là liệt kê chính xác mọi hành vi và quy trình tinh thần nhờ đó chúng ta tương tác với các sự vật hay sự kiện môi trường.

Hiện tượng luận thuần túy của Husserl mau chóng được mở rộng thành thuyết hiện sinh ngày nay. Trong khi Husserl chủ yếu quan tâm tới nhận thức luận và bản chất của hiện tượng tinh thần, các nhà hiện sinh quan tâm tới bản chất của hiện hữu con người. Trong triết học, hữu thể luận là môn học về hiện hữu, hay ý nghĩa của hiện hữu. Các nhà hiện sinh quan tâm tới hai câu hỏi hữu thể học: [1] Bản chất của hiện hữu con người là gì, và là người có nghĩa là gì? [2] Là một cá nhân nghĩa là gì và cái gì làm cho một người là một cá nhân nhất định như họ đang là? Như thế, các nhà hiện sinh quan tâm đến hiện hữu con người nói chung và nói riêng. Các nhà hiện sinh dùng hiện tượng luận để nghiên cứu hoặc các kinh nghiệm quan trọng mà người ta có chung với nhau hay là các kinh nghiệm mà mỗi cá nhân có được khi họ sống đời sống của họ - các kinh nghiệm như sợ hãi, tự do, yêu, ghét, trách nhiệm, có lỗi, ngạc nhiên, hi vọng, và thất vọng.

Hiện tượng luận của Husserl được biến đổi thành tâm lý học hiện sinh chủ yếu nhờ học trò của ông là Martin Heidegger, mà chúng ta sẽ đề cập đến sau đây.

TÂM LÝ HỌC HIỆN SINH

Mặc dù có thể lần trở về nguồn gốc của triết học hiện là sinh với các nhà triết học Hy Lạp đầu tiên như Socrates, người từng thúc đẩy người ta tự biết mình và nói "một cuộc sống không suy tư thì không đáng sống," nhưng truyền thống vẫn quen đánh dấu khởi đầu của triết học hiện sinh với các tác phẩm của Kierkegaard và Nietzsche. Cùng với Kierkegaard và Nietzsche, người ta cũng thường kể đến tiểu thuyết gia người Nga Fyordor Dostoevsky như là thuộc số những nhà hiện sinh đầu tiên. Tuy nhiên, người thường xuyên được kể tên nhất như người khởi xướng thuyết hiện sinh hiện đại là Martin Heidegger.

Martin Heidegger

Martin Heidegger [1889-1976] sinh ngày 26 tháng 9, là học trò rồi sau làm phụ tá cho Husserl, và ông đã đề tặng Husserl tác phẩm nổi tiếng của ông Hữu Thể và Thời Gian [1927]. Tác phẩm của Heidegger thường được coi là cầu nối giữa triết học hiện sinh và tâm lý học hiện sinh. Nhiều và thậm chí đa số các thuật ngữ xuất hiện trong các tác phẩm của các nhà tâm lý học hiện sinh ngày nay có thể được coi là bắt nguồn từ các tác phẩm của Heidegger. Giống như Husserl, Heidegger là một nhà hiện tượng luận; nhưng khác với Husserl, Heidegger dùng hiện tượng luận để xem xét toàn thể hiện hữu con người.

Dasein

Heidegger dùng thuật ngữ Dasein để cho thấy rằng con người và thế giới không thể tách rời nhau. Dịch sát nghĩa, Dasein có nghĩa là "hữu thể" [sein] "ở đó" [Da], và Heidegger thường mô tả tương quan giữa con người và thế giới như là "hiện-hữu-trong-thế-giới", bằng cách dùng các dấu gạch nối để nhấn mạnh sự tương quan giữa con người và thế giới. Một cách ấn tượng hơn để diễn tả mối quan hệ này là nói rằng không có thế giới thì con người sẽ không hiện hữu và không có con người thì thế giới sẽ không hiện hữu. Tinh thần con người soi sáng cho thế giới vật lý và nhờ đó làm cho nó hiện hữu. Thực vậy, theo Bugental, mọi tri thức bất luận thuộc loại nào đều dựa trên kinh nghiệm của con người.

Theo Boss, một nhà tâm lý học hiện sinh đương thời, "Con người làm cho thế giới lộ hiện ra. Con người là vùng ánh sáng trong đó tất cả những gì phải hiện hữu có thể thực sự chiếu sáng, nổi lên, và xuất hiện như là các hiện tượng, nghĩa là, như là cái tự tỏ mình ra." Cái mà chúng ta cho phép "chiếu sáng ra" là thực tại, và vì những người khác nhau cho phép các kinh nghiệm khác nhau chiếu sáng ra, nên mỗi người sống trong một thế giới khác nhau.

Nhưng ý niệm của Heidegger về Dasein còn phức tạp hơn. "Có" là hiện hữu, và hiện hữu là một quá trình năng động. Hiện hữu như một người là hiện hữu không giống bất cứ cái gì khác. Trong quá trình hiện hữu, con người chọn lựa, đánh giá, chấp nhận, bác bỏ, và mở rộng. Con người không ở trạng thái tĩnh; họ luôn luôn trở thành một cái gì khác với cái họ đang là. Hiện hữu là trở thành khác; hiện hữu là thay đổi. Một cá nhân chọn hiện hữu như thế nào là một vấn đề cá nhân, nhưng đối với mọi người, hiện hữu là một quá trình hoạt động. Da, ở đó, trong Dasein, chỉ về chỗ trong không gian và thời gian mà hiện hữu xảy ra; nhưng bất kể nó xảy ra ở đâu và khi nào, hiện hữu luôn luôn là một hiện tượng phức tạp, năng động, và độc đáo của con người. Khác với bất kỳ cái gì khác trong vũ trụ, con người chọn bản tính hiện hữu của chính họ.

Chính thực và không chính thực

Điều rất quan trọng đối với Heidegger là con người có thể suy nghĩ về sự kiện hiện hữu của họ là hữu hạn. Theo Heidegger, một điều tiên quyết để sống một đời sống chính thực là ý thức sự kiện "tôi một ngày nào đó phải chết." Với sự ý thức ấy, con người có thể dấn mình thể hiện tự do của mình để tạo ra một hiện hữu có ý nghĩa, một hiện hữu cho phép có sự tăng trưởng con người hầu như liên tục, hay sự biến đổi.

Vì sự ý thức rằng con người phải chết tạo ra lo âu, nên người ta thường từ chối nhìn nhận sự kiện này và vì thế nó ngăn cản họ không hiểu được đầy đủ về mình và các khả thể của mình. Theo Heidegger, điều này tạo ra một đời sống không chính thực. Một đời sống chính thực được sống với sự hào hứng hay thậm chí cấp bách bởi vì người ta nhận ra hiện hữu của mình có giới hạn. Với thời gian họ có, họ phải khai thác các khả thể của họ và trở thành tất cả những gì họ có thể trở thành. Một đời sống không chính thực thì không có sự cấp bách như thế vì người ta không chấp nhận sự tất yếu của cái chết. Người ta giả vờ, và giả vờ thì không chính thực. Các cách sống không chính thực khác gồm việc sống một đời sống theo truyền thống, quy ước, theo những gì xã hội đặt ra và để tâm đến các sinh hoạt hiện tại mà không quan tâm gì đến tương lai. Người không chính thực thì từ bỏ tự do của mình và để người khác chọn lựa đời sống cho mình.

Cảm thức bất thực và âu lo

Heidegger tin rằng nếu chúng ta không thể hiện tự do cá nhân của mình, chúng ta cảm thấy mình không chính thức. Vì đa số người ta không thể hiện hoàn toàn tự do của họ, họ cảm nghiệm ít là một tội lỗi nào đó. Tất cả những gì con người có thể làm để giảm thiểu cảm thức bất thực là cố gắng sống một đời sống chính thực - nghĩa là, nhận ra và sống theo khả năng tự chọn lựa hiện hữu của mình.

Vì chấp nhận sự kiện cho rằng đến một lúc nào đó trong tương lai chúng ta sẽ không là gì cả điều đó tạo ra âu lo, nên sự chấp nhận này đòi hỏi con người phải can đảm. Heidegger tin rằng tự chọn hiện hữu của mình thay vì sống theo các áp đặt của xã hội, văn hóa, hay của ai khác, cũng đòi hỏi can đảm. Và nói chung, sống một đời sống trung thực bằng cách chấp nhận mọi điều kiện của hiện hữu và có những chọn lựa cá nhân có nghĩa là người ta phải cảm thấy âu lo. Theo Heidegger, âu lo là một phần tất yếu của một đời sống trung thực.

Một lý do khác khiến cho việc thể hiện tự do tạo ra âu lo là nó làm cho người ta phải chịu trách nhiệm về các hậu quả của các chọn lựa của mình. Con người tự do không thể đổ lỗi cho Thượng Đế, hoàn cảnh, di truyền, hay bất cứ điều gì khác về những gì xảy ra cho mình. Người ta phải chịu trách nhiệm về đời sống của chính mình. Tự do và trách nhiệm đi đôi với nhau.

Sự ném ra

Tuy nhiên, Heidegger cũng coi tự do con người có một giới hạn. Ông nói chúng ta bị ném ra đó, Da, bởi các hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Sự ném ra này quyết định việc chúng ta là nam hay nữ, cao hay thấp, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, người Mỹ hay người Nga, lúc chúng ta được sinh ra trong lịch sử, v.v.. Sự ném ra này quyết định các điều kiện trong đó chúng ta thể hiện tự do của mình. Theo Heidegger, mọi người là tự do, nhưng các điều kiện trong đó sự tự do được thể hiện thì khác nhau. Sự ném ra tạo bối cảnh cho hiện hữu của một người. Cái mà Heidegger gọi là sự ném ra cũng được gọi là sự kiện tính, để nói rằng các sự kiện xác định một cuộc đời.

Ludwig Binswanger

Ludwig Binswanger [1881-1966] tốt nghiệp y khoa tại Đại học Zurich năm 1907, sau đó học tâm bệnh học với Eugen Bleuler và tâm phân học với Carl Jung. Binswanger là nhà tâm phân học thuộc trường phái Freud đầu tiên ở Thụy Sĩ, và suốt đời ông luôn là bạn thân của Freud. Dưới ảnh hưởng của Heidegger, Binswanger ứng dụng hiện tượng luận vào tâm bệnh học, và sau này ông trở thành một nhà tâm phân học hiện sinh. Mục tiêu của Binswanger là tích hợp các tác phẩm của Husserl và Heidegger vào với lý thuyết tâm phân học. Lấy ý niệm Dasein của Heidegger, Binswanger gọi phương pháp tâm lý trị liệu của mình là Daseinanalysis [phân tích hưu-thể-tạ-thế].

Các cách hiện hữu

Binswanger bàn về ba cách hiện hữu khác nhau được các cá nhân gán cho ý nghĩa qua ý thức của họ. Chúng là Umwelt, "quanh thế giới," thế giới các sự vật và sự kiện; Mitwelt, "với thế giới", các tương tác với người khác; và Eigenwelt, "thế giới riêng" kinh nghiệm riêng tư, Ludwig Binswonger nội tâm, và chủ quan của một người. Để hiểu một người cần phải hiểu cả ba loại hiện hữu này của người ấy.

Một trong các ý niệm quan trọng nhất của Binswanger là khái niệm Weltanschauung, hay thế giới quan. Đại khái, thế giới quan là cách thức cá nhân nhìn và chấp nhận thế giới như thế nào. Các thế giới quan có thể cởi mở hay đóng kín, tích cực hay tiêu cực, đơn giản hay phức tạp, hay bất cứ đặc tính nào. Bất luận thế nào, chính qua thế giới quan mà cá nhân sống đời sống của mình, và vì vậy thế giới quan chạm tới mọi cái mà người ta làm.

Binswanger nêu các ví dụ về một số thế giới quan chật hẹp ông gặp nơi các bệnh nhân của ông. Một bệnh nhân có một thế giới quan được xây dựng xung quanh nhu cầu có sự liên tục. Bất cứ sự cắt đứt liên tục nào - một hố ngăn cách, xé rách, hay phân cách - đều tạo âu lo lớn. Một lần chị ngất xỉu khi chiếc đế giày của chị văng ra. Sự phân ly với mẹ chị cũng tạo âu lo vì nó phá vỡ sự liên tục trong mối quan hệ. Bám chặt vào mẹ có nghĩa là bám chặt vào thế giới; mất mẹ có nghĩa là rơi xuống vực thẳm ghê sợ của hư vô.

Một bệnh nhân khác từng là một chủ doanh nghiệp, nay trở thành thờ ơ, chậm chạp, và không để ý đến một điều gì. Thế giới quan của ông khi là chủ doanh nghiệp là một thế giới quan dựa trên sức ép, sự đe doạ, và sự hỗn độn chung của thế giới. Cách hiện-hữu-trong-thế-giới của ông là xô đẩy chống lại các sự việc và bị xô đẩy vào đó. Ông quan niệm các người đồng loại như đáng khinh bỉ, và là mối đe doạ cho ông. Khi ông cố gắng kiểm soát sự âu lo của ông bằng cách xa tránh thế giới, các cố gắng của ông làm ông mệt mỏi. [Hall & Lindzey, 1978, tr. 325].

Nếu một thế giới quan không hiệu quả, theo nghĩa nó tạo ra quá nhiều âu lo, sợ hãi hay cảm giác có tội, thì nhiệm vụ của nhà trị liệu là giúp khách hàng thấy rằng còn có các cách khác để nhìn và chấp nhận thế giới, người khác, và bản thân mình.

Nền tảng của hiện hữu

Binswanger đồng ý với Heidegger rằng sự ném ra ngoài đặt một giới hạn cho tự do con người. Theo Binswanger, các hoàn cảnh một người được ném vào quyết định nền tảng của hiện hữu của người ấy, được định nghĩa như là các điều kiện trong đó người ấy thể hiện tự do cá nhân của họ. Tuy nhiên, bất kể các hoàn cảnh là thế nào, cá nhân vẫn khao khát vượt qua chúng - nghĩa là không để trở thành nạn nhân của chúng. Mọi người đều tìm cách hiện-hữu vượt-qua-thế-giới. Hiện-hữu-vượt-qua-thế-giới, theo Binswanger, không có nghĩa là cuộc sống ở thế giới bên kia, hay bất cứ cái gì siêu nhiên, nhưng là cách mà người ta cố gắng biến đổi các hoàn cảnh bằng việc thể hiện tự do của họ.

Tầm quan trọng của ý nghĩa trong đời sống

Người ta có thể bị ném ra các hoàn cảnh tiêu cực như cảnh nghèo khó, loạn luân, hãm hiếp, hay chiến tranh, nhưng không nhất thiết họ phải ngã gục vì những kinh nghiệm ấy. Đa số nhà hiện sinh chấp nhận tuyên bố của Nietzsche, "cái gì không giết hại được tôi thì làm tôi mạnh hơn." [Frankl, 1946, tr. 103]. Sức mạnh này phát xuất từ việc tìm ra ý nghĩa ngay cả trong một kinh nghiệm tiêu cực và lớn lên từ ý nghĩa ấy. Frankl mô tả các kinh nghiệm của ông trong một trại tập trung của Đức Quốc Xã. Một trong các nhận định quan trọng của ông là các tù nhân nào mà dù trong các hoàn cảnh ghê sợ nhất vẫn tìm thấy trong cuộc đời, một cái gì để họ có thể sống, thì các tù nhân ấy vẫn tiếp tục sống được. Thường các tù nhân nào không tìm thấy ý nghĩa thì sẽ chết:

Chúng tôi đã từng sống trong các trại tập trung, chúng tôi có thể nhớ về những người đi sang các lều để an ủi khích lệ người khác, chia sẻ miếng bánh cuối cùng của họ. Họ có thể chỉ là số ít, nhưng họ đủ cho thấy bằng chứng là người ta có thể lấy đi mọi sự của một người trừ một điều: sự tự do cuối cùng trong các sự tự do con người - chọn thái độ trong bất cứ hoàn cảnh nào, chọn cách sống riêng của mình. [Frankl, 1946, tr. 86].

Bằng chọn lựa, chúng ta thay đổi các ý nghĩa và giá trị của những gì chúng ta kinh nghiệm. Mặc dù các hoàn cảnh vật chất có thể giống nhau cho mọi người, nhưng cách thức mà các hoàn cảnh ấy được đón nhận, cắt nghĩa, đánh giá, biểu thị, và phản ứng thì khác nhau tùy theo chọn lựa của từng người. Bằng cách thể hiện tự do của mình, chúng ta tăng trưởng như những con người đích thực; và vì việc thể hiện tự do là một quy trình không bao giờ chấm dứt, quy trình tăng trưởng cũng không bao giờ hoàn tất. Trở thành hiện hữu là tính chất của đời sống đích thực, và đời sống đích thực được diễn tả bởi sự âu lo. Không trở thành hiện hữu, hay ở trong trạng thái ù lì bất động, là đặc tính của đời sống không trung thực, vì một người như thế không cố gắng thể hiện đầy đủ các thuộc tính con người của mình.

Rollo May

Rollo May [sinh 1909] là người đưa thuyết hiện sinh Heidegger vào tâm lý học Mỹ qua việc xuất bản các tác phẩm Hiện Hữu: Một Chiều Kích Mới trong Tâm Bệnh Học và Tâm Lý Học [1958] [viết chung với Angel & Ellenberger] và Tâm Lý Học Hiện sinh [1961]. Vì tác phẩm của Binswanger chỉ mới được dịch sang tiếng Anh, May là người có công hàng đầu trong việc kết hợp triết học hiện sinh châu Âu [chủ yếu là của Heidegger] vào tâm lý học Mỹ.

Rollo May sinh tại Ada, bang Ohio, tốt nghiệp cử nhân văn chương ở Oberlin College năm 1930, một bằng cử nhân thần học ở Chủng viện Union Theological Seminary năm 1938, và một bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng ở Đại học Columbia năm 1949. Trước khi nhận bằng tiến sĩ, May bị nhiễm lao phổi và suýt chết. Trong thời gian suy sụp tinh thần, ông đọc các quan điểm của Kierkegaard và Freud về âu lo; khi trở về Columbia, ông trình luận án tiến sĩ của ông với đề tài "Ý Nghĩa của Âu Lo". Luận án này được ông cải biên thành sách Ý Nghĩa của Âu Lo [1950].

Giống như nhiều nhà tư tưởng hiện sinh khác, May chịu ảnh hưởng sâu đậm của Kierkegaard, người đã bác bỏ niềm tin của Hegel cho rằng đời sống của cá nhân chỉ có ý nghĩa trong tương quan với toàn thể sự vật, mà Hegel gọi là Tuyệt Đối Thể. Kierkegaard cho rằng đời sống của mỗi cá nhân là một thực tại riêng biệt với ý nghĩa do cá nhân ấy tự quyết định. Hơn nữa, theo Kierkegaard, chân lý là chủ quan. Nghĩa là, các niềm tin của một người quyết định thực tại của người ấy.

Tính nghịch lý của con người

Trong Tâm Lý Học và Tính Nghịch Lý của Con Người [1967], May cho thấy con người vừa là đối tượng vừa là chủ thể của kinh nghiệm. Chúng ta là đối tượng theo nghĩa chúng ta hiện hữu một cách thể vật lý, vì vậy các sự vật xảy ra cho chúng ta. Xét như là đối tượng, chúng ta không phân biệt với các sự vật khác được nghiên cứu bởi các khoa học tự nhiên. Con người dưới khía cạnh đối tượng được nghiên cứu bởi các phương pháp khoa học truyền thống với giả thiết rằng hành vi con người bị các nguyên nhân chi phối giống như mọi hành vi của các sự vật vật lý. Nhưng con người không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể. Nghĩa là chúng ta không chỉ có kinh nghiệm, chúng ta còn cắt nghĩa, đánh giá, và chọn lựa liên quan đến kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta tạo ý nghĩa cho kinh nghiệm. Khía cạnh lưỡng diện này của bản tính con người, mà May gọi là tính nghịch lý của con người, làm cho con người là độc đáo trong vũ trụ. Bằng từ nghịch lý, May không ám chỉ một vấn đề nan giải; đúng hơn, ông muốn nói đến sự nghịch lý của bản tính con người. Nghịch lý này tạo ra sự căng thẳng, có thể là nguồn của "sự sáng tạo năng động và nhân văn. Tôi tin rằng chính từ việc tích cực đối diện với các crăng thẳng trong các nghịch lý này mà con người tạo dựng nên các nền văn hóa và văn minh." [May, 1967, tr. iii].

Âu lo bình thường và âu lo tâm bệnh

Cùng với các nhà hiện sinh khác, May tin rằng sự kiện quan trọng nhất về con người là họ tự do. Tuy nhiên, như ta đã thấy, tự do không tạo ra một đời sống êm đềm. Tự do mang theo nó trách nhiệm, sự bấp bênh, và vì thế có âu lo. Con người lành mạnh [trung thực] thể hiện tự do để đón nhận hoàn toàn đời sống và đạt sự sung mãn các tiềm năng của họ. Thể hiện tự do có nghĩa là vượt qua những gì đã có trước, không để ý tới các mong đợi [vai trò] mà người khác áp đặt cho mình, và vì vậy thường hành động ngược lại với truyền thống, phong tục, hay các quy ước xã hội. Tất cả những điều này gây ra âu lo, nhưng đó là sự âu lo bình thường, lành mạnh, vì nó dẫn đến sự tăng trưởng con người [trở thành hiện hữu]. Âu lo tâm bệnh không giúp tăng trưởng con người vì nó bắt nguồn từ nỗi sợ tự do. Con người có âu lo tâm bệnh sống đời sống của họ mong sao họ có thể giảm bớt hay loại bỏ được tự do cá nhân. Con người này sống theo truyền thống, tín điều tôn giáo, các mong đợi của người khác, hay bất cứ điều gì làm giảm nhu cầu chọn lựa tự do của họ. Kierkegaard gọi tình trạng của người tâm bệnh là sự đóng kín. Người tâm bệnh đóng kín mình với chính mình cũng như với người khác; họ trở thành vong thân đối với cái ngã thực của họ. Sự vong thân xảy ra khi người ta chấp nhận làm của mình những giá trị do xã hội áp đặt thay vì do chính họ đạt tới. Vong thân không chỉ dẫn đến mặc cảm không chính thực nhưng cũng dẫn đến sự vô cảm và thất vọng.

Theo Kierkegaard, May và đa số nhà hiện sinh cho rằng chúng ta có thể hoặc thể hiện tự do và cảm nghiệm sự âu lo, hay không thể hiện tự do và có mặc cảm không chính thực. Rõ ràng làm người không phải dễ, vì sự xung đột này giữa âu lo với mặc cảm không chính thực là một chủ đề luôn dai dẳng trong hiện hữu con người: "Mỗi con người đều cảm thấy nhu cầu đấu tranh để đạt tới sự ý thức lớn hơn về mình, sự trưởng thành, tự do và trách nhiệm, nhu cầu ấy luôn xung đột với khuynh hướng muốn duy trì tình trạng trẻ con và bám víu vào sự che chở của cha mẹ hay các người giám hộ [May, 1953, tr. 193].

Nhiều khái niệm chúng ta gặp trong tâm lý học hiện sinh sẽ xuất hiện trở lại khi chúng ta bàn về tâm lý học nhân văn dưới đây.

Created by AM Word2CHM

TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 17. TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN [LỰC LƯỢNG THỨ BA]

Abraham Maslow

Một số người cho rằng Alfred Adler mới chính là người phải được coi là nhà tâm lý học nhân văn đầu tiên. Đó là vì ông định nghĩa lối sống lành mạnh là lối sống phản ánh một lượng lớn các mối quan tâm xã hội, và với ý niệm của ông về ngã sáng tạo ông nhấn mạnh rằng người ta trở thành con người thế nào chủ yếu là do sự chọn lựa cá nhân. Chắc chắn lý thuyết của Adler có rất nhiều điểm chung với các lý thuyết sau này gọi là nhân văn. Tuy nhiên, thường xuyên hơn, người ta nhìn nhận Abraham Maslow [1908-1970] là người có công làm cho tâm lý học nhân văn trở thành một ngành tâm lý học chính thức.

Maslow sinh ngày 1 tháng 4 năm 1908 tại Brooklyn, New York. Ông là con trưởng trong 7 anh em mà cha mẹ là những - người Do Thái di cư từ Nga sang Hoa Kỳ. Không gần gũi lắm với cha mẹ và là đứa bé Do Thái duy nhất trong xóm, ông rất cô đơn và nhút nhát và tìm sự ẩn náu nơi sách vở và các cuộc tìm tòi tri thức. Ông là một học sinh xuất sắc ở Boys High School tại Brooklyn và tiếp tục lên học tại City College ở New York. Trong khi học ở City College, ông cũng chiều theo ý của cha ông muốn ông trở thành luật sư, nên đã theo học trường luật. Nhưng chán học luật, một đêm ông bỏ cả sách vở ở lớp và ra đi. Sau một thời gian, ông vào học tại Đại học Wisconsin và tại đây ông đậu cử nhân năm 1930, thạc sĩ năm 1931, và tiến sĩ năm 1934. Khi là nghiên cứu sinh ở Wisconsin, Maslow trở thành sinh viên tiến sĩ đầu tiên của nhà tâm lý học thực nghiệm nổi tiếng Harry Harlow. Luận án tiến sĩ của Maslow viết về đề tại sự thiết lập quyền thống trị trong một quần thể khỉ. Ông nhận thấy quyền thống trị là do một sự "tín nhiệm bên trong" hơn là sức mạnh thể lý, và sự nhận xét này đã ảnh hưởng tới lý thuyết sau này của ông. Maslow cũng nhận thấy rằng hành vi tính dục trong quần thể khỉ cũng liên quan đến quyền thống trị và sự tùng phục, và ông tự hỏi liệu hoạt động tính dục của con người có giống như thế không, và ông sẽ tìm hiểu về khả thể này.

Năm 1951 ông chấp nhận chức trưởng khoa tâm lý học ở Đại học Brandeis ở Waltham, Massachusetts, và chính tại đây Maslow trở thành nhân vật hàng đầu của phong trào tâm lý học lực lượng thứ ba.

Chủ yếu nhờ các cố gắng của Maslow, Tạp Chí Tâm Lý Học Nhân Văn ra đời năm 1961; Hội các nhà Tâm Lý Học Nhân Văn Hoa Kỳ ra đời năm 1962; và một ngành của Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ, gọi là Ngành Tâm Lý Học Nhân văn được sáng lập năm 1971.

Các Đề cương của Tâm lý học Nhân văn

Các nhà tâm lý học hoạt động trong mẫu tâm lý học nhân văn có các niềm tin cơ bản sau:

1. Không có nhiều điều giá trị có thể học hỏi được từ việc nghiên cứu loài vật.

2. Thực tại chủ quan là hướng dẫn hàng đầu cho việc nghiên cứu hành vi con người.

3. Nghiên cứu các cá nhân mang lại nhiều thông tin hơn nghiên cứu những điểm chung của các tập thể.

4. Cần có cố gắng đặc biệt để khám phá những điều làm mở mang hay làm giàu cho kinh nghiệm con người.

5. Nghiên cứu phải tìm các thông tin giúp giải quyết các vấn đề con người.

6. Mục tiêu của tâm lý học phải là hình thành một mô tả đầy đủ về ý nghĩa của hiện hữu con người là gì. Mô tả này phải bao gồm tầm quan trọng của ngôn ngữ, quy trình đánh giá, phạm vi đầy đủ các cảm xúc, và cách thức mà con người tìm kiếm và đạt đến ý nghĩa cuộc đời của họ.

Thứ bậc các nhu cầu của con người

Theo Maslow, các nhu cầu con người được sắp đặt theo một thứ bậc. Các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc, chúng càng cơ bản và càng giống với các nhu cầu của loài vật. Các nhu cầu càng cao trong thứ bậc, chúng càng đặc trưng cho con người.

Các nhu cầu được sắp đặt sao cho khi người ta thỏa mãn một nhu cầu thấp hơn, người ta có thể xử lý một nhu cầu cao hơn. Khi các nhu cầu sinh lý của một người [ăn uống, tính dục] được thỏa mãn, người ta có thể xử lý các nhu cầu về sự an toàn [ví dụ: bảo vệ khỏi các yếu tố vật chất, đau đớn, và các nguy hiểm bất ngờ]; khi nhu cầu về an toàn được thỏa mãn hợp lý, người ta có thể tự do xử lý nhu cầu thuộc về và yêu thương [ví dụ: nhu cầu yêu và được yêu, chia sẻ cuộc đời mình với một người khác thích hợp]; khi nhu cầu thuộc về và yêu thương được thỏa mãn, người ta được tự do để nghĩ đến các nhu cầu về sự quý trọng [ví dụ: có một sự cống hiến được nhìn nhận cho lợi ích của đồng loại]; nếu nhu cầu về sự quý trọng được thỏa mãn, người ta có thể đạt tới sự tự thể hiện mình. Đề nghị của Maslow về thứ bậc các nhu cầu có thể tóm tắt trong biểu đồ bên:

Tự thể hiện mình

Maslow hiểu sự tự thể hiện mình có nghĩa là đạt đầy đủ tiềm năng con người:

Các nhạc sĩ phải làm nhạc, các họa sĩ phải vẽ, các thi sĩ phải viết nếu họ muốn cảm thấy hài lòng với chính mình. Con người có thể là gì thì họ phải là như thế. Họ phải là đúng với bản tính họ. Nhu cầu này chúng ta có thể gọi là nhu cầu tự thể hiện mình.

Khái niệm về sự tự thể hiện mình đã bắt nguồn ít là từ thời Aristotle, nhưng Aristotle hiểu sự tự thể hiện mình là khuynh hướng bẩm sinh biểu hiện các tính chất hay yếu tính của một loài. Ví dụ: một quả sồi có khuynh hướng bẩm sinh trở thành một cây sồi và bộc lộ các tính chất của cây sồi. Jung đã đưa lại ý niệm tự thể hiện vào tâm lý học hiện đại, và nghĩa mà ông gán cho ý niệm này thì khác hẳn với nghĩa ban đầu của Aristotle. Với khái niệm tự thể hiện, cả Jung, Maslow, và Rogers [sẽ bàn tới sau] có ý nói tới sự thể hiện tiềm năng của một cá nhân, không phải tiềm năng của loài như lối hiểu của Aristotle.

Vì không ai có thể đạt tới đầy đủ tiềm năng của mình, nên Maslow cho rằng người tự thể hiện mình là người đã thỏa mãn thích đáng bậc thang các nhu cầu. Và ông đã có một bảng liệt kê các tính chất của những người được coi là đã tự thể hiện mình như ở đoạn dưới đây.

Các tính chất của những người tự thể hiện mình

Maslow cho rằng đã quá lâu tâm lý học chỉ nghiên cứu các loài vật và các cá nhân rối loạn tâm thần. Để bắt đầu sửa sai tình hình, ông nghiên cứu một số người mà ông coi là tự thể hiện mình. Trong số những người này có Albert Einstein, Albert Schweitzer, Sigmund Freud, Jane Addams, William James, và Abraham Lincoln. Maslow kết luận rằng những người tự thể hiện có các đặc tính sau:

1. Họ nhận thức thực tại chính xác và đầy đủ.

2. Họ rất biết chấp nhận mình và người khác.

3. Họ tỏ ra có sự tự nhiên và tự phát.

4. Họ có nhu cầu tư riêng.

5. Họ có khuynh hướng độc lập với môi trường và văn hóa của họ.

6. Họ có sự đánh giá liên tục đổi mới.

7. Họ định kỳ có các kinh nghiệm thần bí hay tột đỉnh.

8. Họ quan tâm tới mọi người thay vì chỉ quan tâm tới bạn bè hay người thân của họ.

9. Họ thường chỉ có ít bạn thân.

10. Họ có một tinh thần đạo đức mạnh nhưng không nhất thiết chấp nhận đạo đức truyền thống.

11. Họ có óc khôi hài rất phát triển nhưng không mang tính thù nghịch.

12. Họ có óc sáng tạo.

Tuy Maslow kết luận rằng loại người này là những con người xuất chúng, ông cũng cho thấy không phải họ không có khuyết điểm.

Carl Rogers

Carl Rogers [1902-1987] sinh ngày 8 tháng 1 tại Oak Park [một ngoại ô Chicago], bang Illinois, và là con thứ tư trong gia đình sáu anh chị em. Ông gần gũi với mẹ hơn với cha, một kỹ sư công trình và vắng nhà thường xuyên. Ở vùng Oak Park, ông đi học cùng trường với Ernest Hemingway và các con của kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Wright. Rogers mô tả gia đình ông như là rất gắn bó với tôn giáo và rất sùng đạo. Các quan hệ với bạn bè bên ngoài không được gia đình khuyến khích.

Không lạ gì Rogers tỏ ra rất cô đơn ở trường học, và giống như Maslow, ông tìm trú ẩn trong sách vở, đọc bất cứ cái gì ông vớ được kể cả các sách bách khoa và từ điển. Năm 12 tuổi gia đình ông dời đến một nông trại cách Chicago 25 dặm về phía Tây. Mục đích của việc đổi nhà là tạo một bầu khí trong lành và đạo đức hơn cho gia đình. Vì cha ông đòi hỏi nông trại được điều hành một cách khoa học, Rogers đã phát triển một sự quan tâm sâu xa đối với khoa học, bằng cách đọc bất cứ tài liệu nào ông có thể kiếm được về thí nghiệm nông nghiệp. Rogers vẫn duy trì sự ham thích khoa học này suốt đời ông, tuy ông làm việc trong một lãnh vực chủ quan hơn của tâm lý học.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Rogers vào Đại học Wisconsin năm 1919 và theo ngành canh nông. Đến năm 1924 ông đổi sang học lịch sử, và đậu cử nhân năm 1924. Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ông cưới Helen Elliott, mối tình đầu của ông, và họ sinh được hai người con. Một thời gian sau ông đến Đại học Columbia và tại đây ông đậu thạc sĩ lâm sàng năm 1928 và tiến sĩ năm 1931. Luận án tiến sĩ của ông viết về việc đo lường sự điều chỉnh nhân cách nơi trẻ em.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Rogers đến làm việc cho Ban Nghiên Cứu Trẻ Em của Hội Ngăn Ngừa Bạo Lực Đối Với Trẻ Em ở Rochester, New York. Tại đây ông đã có nhiều kinh nghiệm để dẫn ông tới việc triển khai kiểu tâm lý trị liệu của riêng ông. Ví dụ, hội ông đang làm việc phần lớn gồm các nhà trị liệu theo truyền thống tâm phân học, họ coi công việc của họ như là đạt được "cái nhìn thấu tận chiều sâu" [insight] vào tận nguyên nhân của vấn đề rồi chia sẻ trực giác ấy với khách hàng. Lúc đầu, Rogers cũng đi theo đường lối này. Trong một ca điều trị, ông kết luận rằng việc một người mẹ từ chối đứa con của bà là do hành vi phạm pháp của đứa con, nhưng ông đã thất bại khi muốn chia sẻ trực giác này với người mẹ. Rogers mô tả những gì xảy ra sau đó:

Cuối cùng tôi đầu hàng. Tôi bảo chị ta rằng có vẻ cả hai chúng tôi đều đã cố gắng nhiều, nhưng thất bại... Chị đồng ý. Thế là chúng tôi kết thúc cuộc phỏng vấn, bắt tay nhau, và chị bước ra cửa văn phòng. Bỗng chị quay trở vào và nói, "Ở đây ông có nhận tư vấn cho người lớn không?" Khi tôi trả lời có, chị bảo, "Vậy, tôi muốn ông giúp." Chị quay lại chiếc ghế chị vừa bỏ, và bắt đầu kể lể về tất cả sự thất vọng của cuộc hôn nhân của chị, những rắc rối trong quan hệ vợ chồng, cảm tưởng thất bại và hoang mang, những điều chị kể hoàn toàn khác với trường hợp khô khan chị mới kể trước đó. Thế là bắt đầu có sự chữa trị.

Sự cố này là một trong nhiều sự cố đã giúp tôi kinh nghiệm sự kiện mà sau này tôi mới nhận ra, đó là chính khách hàng biết điều gì gây tổn thương, phải đi theo hướng nào, vấn đề nào là quyết định, những kinh nghiệm nào đã bị chôn vùi trong lòng. Lúc ấy tôi bắt đầu nhận ra rằng trừ khi tôi muốn phô trương kiến thức và sự thông minh của mình, tốt hơn tôi phải dựa vào khách hàng để tìm hướng đi trong quá trình điều trị.

Chính trong thời gian Rogers làm việc cho Ban Nghiên Cứu Trẻ Em, ông đã viết cuốn sách đầu tiên của ông, Điều Trị Lâm Sàng cho Trẻ Em Có Vấn Đề [1939], và nhờ cuốn sách này ông nhận được một chức vụ giảng dạy tại Đại Học Bang Ohio. Tại Đại Học Bang Ohio, Rogers thông truyền các ý tưởng của ông liên quan tới quá trình trị liệu tâm lý trong cuốn sách nay trở thành nổi tiếng, Tư Vấn và Tâm Lý Trị Liệu: Các ý Niệm Mới về Thực Hành [1942]. Người ta chung chung tin rằng cuốn sách này mô tả một chọn lựa quan trọng khác thay thế cho tâm phân học. Phương pháp của Rogers được coi là cách mạng bởi vì nó loại bỏ nhu cầu chẩn đoán, tìm kiếm nguyên nhân của rối loạn, và bất cứ kiểu đặt tên nào cho các rối loạn. Ông cũng từ chối gọi các cá nhân bị rối loạn là "bệnh nhân" như thói quen của các nhà tâm phân học; đối với Rogers, những người tìm sự giúp đỡ là các "khách hàng."

Lý thuyết của Rogers về nhân cách

Theo yêu cầu của nhiều người, Rogers đã triển khai một lý thuyết về nhân cách để cắt nghĩa các hiện tượng ông đã quan sát trong tiến trình điều trị. Các yếu tố cơ bản của lý thuyết của ông được trình bày lần đầu tiên trong bài diễn thuyết ông đọc khi nhận chức chủ tịch hội APA [1947] và sau này được mở rộng trong cuốn Trị Liệu Dựa vào Khách Hàng [1951].

Giống như Maslow, Rogers giả thiết có một động cơ bẩm sinh nơi con người hướng tới sự tự thể hiện mình, và nếu người ta lấy khuynh hướng tự thể hiện này làm tiêu chuẩn sống, có nhiều khả năng họ sẽ thể hiện đời sống một cách sung mãn và cuối cùng đạt hết tiềm năng của họ. Ta gọi những người như thế là những người sống theo quá trình đánh giá hữu cơ. Sử dụng quy trình này, người ta đạt tới và duy trì được các kinh nghiệm phù hợp với khuynh hướng tự thể hiện nhưng ngăn chặn và tránh được các kinh nghiệm không phù hợp với khuynh hướng ấy. Những người như thế được thúc đẩy bởi các tình cảm chân chính của họ và sống một đời sống trung thực theo kiểu nói của các nhà hiện sinh - nghĩa là một đời sống được thúc đẩy bởi các tình cảm nội tâm chân chính chứ không phải bởi tập tục, niềm tin, truyền thống, giá trị, hay các quy ước do người khác áp đặt.

Tiếc thay, theo Rogers, nhiều người không sống theo các tình cảm sâu xa nhất của nội tâm họ. Một vấn đề phát sinh là vì tuổi thơ chúng ta có nhu cầu được nhìn nhận tích cực. Sự nhìn nhận tích cực bao gồm việc đón nhận các thứ như tình yêu, sự âu yếm, thiện cảm, và sự chấp nhận của những người có liên quan đến đời sống của một đứa trẻ. Nếu người ta dành cho đứa trẻ sự nhìn nhận một cách vô điều kiện, thì không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng thường người ta không làm một cách vô điều kiện. Thường các cha mẹ hay những người có liên quan chỉ dành sự kính trọng cho đứa trẻ nếu nó hành động hay suy nghĩ theo một lối nhất định nào đó. Điều này đặt ra các điều kiện về giá trị. Trẻ em sẽ sớm nhận ra rằng để được yêu thương, chúng phải hành động và suy nghĩ phù hợp với các giá trị của những người có liên quan đến cuộc sống của chúng. Dần dần, khi đứa trẻ ngày càng nội tâm hóa các giá trị, các giá trị ấy sẽ trở thành tiêu chuẩn cho đời sống của chúng. Nghĩa là chúng sẽ sống theo các điều kiện về giá trị do người khác áp đặt.

Theo Rogers, chỉ có một cách để tránh áp đặt các điều kiện về giá trị trên người khác, đó là dành cho họ sự nhìn nhận tích cực và vô điều kiện về giá trị. Với sự nhìn nhận tích cực vô điều kiện, người ta được yêu mến và kính trọng vì bản chất thực sự của nhân cách họ, và chỉ những ai kinh nghiệm được sự nhìn nhận tích cực vô điều kiện thì mới có thể trở thành một con người thể hiện sung mãn đời mình.

George Kelly

Lý thuyết của Kelly khó xếp loại; nó có thể được coi là hiện sinh hay cũng có thể được coi là nhân văn. Như ta sẽ thấy, một người sống một đời sống sung mãn, thách đố, hào hứng, hay một cuộc đời giới hạn, an toàn, nhàm chán, chủ yếu là do một sự chọn lựa cá nhân, và điều này cung cấp một yếu tố hiện sinh cho thuyết của ông. Nhưng mặt khác, ông nhấn mạnh việc nghiên cứu con người toàn diện và chống lại các quan niệm về con người theo kiểu trình bày của tâm phân học và thuyết hành vi. Ông hi vọng rằng những người mạnh khỏe sẽ mở rộng trước các kinh nghiệm đa dạng ngày càng nhiều và những người rối loạn tâm thần sẽ có thể chấp nhận thế giới với một cái nhìn cởi mở hơn. Vì vậy chúng ta có thể xếp Kelly vào loại các nhà tâm lý học nhân văn.

George Kelly [1905-1967]sinh ngày 28 tháng 4 tại một nông trại gần Perth, Kansas. Ông là con một trong gia đình, cha ông là một mục sư của giáo hội Presbyterian, và mẹ ông từng là giáo viên. Khi ông sinh ra, cha ông đã bỏ nghề mục sư để về sống với công việc trang trại. Năm 1909, năm ông 4 tuổi, cha ông đưa cả gia đình đến sống tại Colorado, sau đó lại trở về sống ở Kansas và Kelly bắt đầu đi học tại đây. Do tinh thần khai hoang mạo hiểm của gia đình, Kelly phát triển một óc thực dụng mà ông sẽ duy trì suốt đời. Nghĩa là, tiêu chuẩn chính ông dùng để đánh giá một ý tưởng hay một dụng cụ là nó tạo hiệu quả.

Năm Kelly 13 tuổi, ông được gửi đi học trung học tại Wichita, tại đây trong 4 năm, mỗi năm ông đổi một trường. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học 3 năm tại Friends University rồi tại Park College và đậu cử nhân tại đây năm 1926 với các môn chính là vật lý và toán học, nhưng hoàn toàn thất vọng với lớp tâm lý học đầu tiên tại trường. Sau đó ông đến Đại học Kansas và đậu thạc sĩ năm 1928 với môn chính là tâm lý giáo dục và môn phụ là các quan hệ lao động. Trong thời gian học tại Đại học Kansas, Kelly quyết định làm quen với học thuyết của Freud, nhưng không thấy gì ấn tượng trong đó: "Tôi không nhớ đã đọc sách gì của Freud; tôi chỉ nhớ có cảm tưởng không thể tưởng tượng nổi có người có thể viết ra những chuyện vớ vẩn như thế, càng không thể xuất bản nó."

Năm 1930 Kelly ghi danh theo chương trình tốt nghiệp tại Đại học Bang Iowa, và đậu tiến sĩ tại đây năm 1931. Luận án của ông viết về các nhân tố chung trong các khuyết tật về nói và đọc. Kelly bắt đầu sự nghiệp chuyên môn tại Fort Hays Kansas State College, trong thời kỳ Đại Suy Thoái. Thời kỳ này có rất nhiều người rối loạn tâm thần; Kelly rất muốn giúp họ, nhưng sự đào tạo về tâm sinh lý học không đủ để ông làm việc này. Ông quyết định trở thành một nhà tâm bệnh trị liệu. Sự thiếu đào luyện của ông về tâm lý học lâm sàng, cùng với thái độ thực dụng của ông, khiến ông rất thong dong trong việc xử lý các vấn đề cảm xúc, và các quan sát của ông cuối cùng đã dẫn đến lý thuyết độc đáo của ông về nhân cách.

Một thời gian ngắn sau khi đến làm việc ở Fort Hays, Kelly triển khai các trạm lâm sàng di động phục vụ cho hệ thống trường công. Các trạm lâm sàng tạo điều kiện cho Kelly tiếp xúc với nhiều loại vấn đề cảm xúc mà cả học sinh lẫn giáo viên đều gặp. Sau một thời gian ngắn, Kelly đã có một quan sát rất độc đáo. Vì ông không được đào tạo chuyên môn về phương pháp trị liệu đặc thù nào, ông bắt đầu thí nghiệm với nhiều loại phương pháp khác nhau, và ông khám phá ra rằng bất cứ điều gì làm cho khách hàng của ông nhìn khác đi về chính bản thân hay các vấn đề của họ đều cải thiện được tình hình. Một giải thích "thuận lý" hay "đúng" có vẻ không liên quan gì đến hiệu quả của nó:

Tôi bắt đầu chế ra các "trực giác". Tôi cố tình cung cấp các "giải thích rất ngớ ngẩn" cho khách hàng. Một số giải thích hoàn toàn không giống với lý thuyết của Freud, lúc đầu tôi đưa ra một cách dè dặt, rồi sau khi quan sát xem điều gì xảy ra, tôi bạo dạn hơn. Tiêu chuẩn duy nhất của tôi là giải thích đó phải cắt nghĩa các sự kiện chủ chốt theo cái nhìn của khách hàng và nó có những hệ quả đối với việc xử lý tương lai một cách khác với trước kia. [Kelly, 1969, tr. 52].

Trong lời phát biểu trên đây, ta có mấu chốt lập trường của Kelly. Lập trường của ông là: một người có vấn đề tâm thần hay không chủ yếu là tùy theo người ấy quan niệm sự vật thế nào. Năm 1965 Kelly chấp nhận một chức vụ giảng dạy tại Đại học Brandeis, trở thành một đồng nghiệp của Maslow. Kelly mất năm 1967, thọ 62 tuổi.

Thuyết lựa chọn kiến trúc

Kelly nhận thấy rằng mục tiêu chính của nhà khoa học là giảm thiểu sự thiếu chắc chắn; và vì ông tin rằng đây cũng là mục tiêu của mọi con người, nên ông nói mọi người đều giống như các nhà khoa học. Tuy nhiên, trong khi các nhà khoa học làm ra các lý thuyết để tiên đoán các sự kiện tương lai, các người không phải là nhà khoa học tạo ra các hệ thống kiến trúc để tiên đoán tương lai. Nếu lý thuyết khoa học hay hệ thống kiến trúc cá nhân có hiệu quả, nó tiên đoán tương lai một cách thích đáng và vì thế làm giảm bớt sự không chắc chắn. Và cả lý thuyết khoa học lẫn các hệ thống kiến trúc đều được trắc nghiệm bằng quan sát thường nghiệm. Nghĩa là chúng được trắc nghiệm dựa vào thực tại và được xét đi xét lại cho tới khi khả năng tiên đoán các sự kiện hay kinh nghiệm tương lai của chúng là thỏa mãn. Theo Kelly, một kiến trúc là một từ dùng để đặt tên. Hergenhahn nêu ví dụ sau đây:

Khi gặp một người lần đầu tiên, chúng ta có thể xây dựng một kiến trúc về người ấy như là "thân thiện." Nếu sau đó hành vi của người này phù hợp với kiến trúc thân thiện, kiến trúc này sẽ có ích để giúp chúng ta đoán trước hành vi của người ấy. Nếu một người mà chúng ta gặp lần đầu hành động một cách không thân thiện, chúng ta có thể phải xây dựng một kiến trúc khác hay sử dụng một tiêu chuẩn khác về kiến trúc thân thiện-không thân thiện. Điểm quan trọng là các kiến trúc được dùng để đoán trước tương lai, nên nó phải phù hợp với thực tại. Việc đạt được một hệ thống kiến trúc khá gần với thực tại chủ yếu là nhờ phương pháp thử và sai. [1990, tr. 402].

Với ý niệm của ông về lựa chọn kiến trúc, Kelly được xếp vào hàng ngũ các nhà hiện sinh. Kelly cho rằng người ta có tự do chọn lựa các kiến trúc mà họ dùng để tương tác với thế giới. Có nghĩa là người ta có thể nhìn và giải thích các sự kiện bằng vô số các cách khác nhau bởi vì xây dựng kiến trúc là vấn đề cá nhân. Không ai phải là một nạn nhân của hoàn cảnh hay nạn nhân của quá khứ; chúng ta tự do nhìn sự vật như chúng ta thích.

Trị liệu bằng vai trò cố định

Phương pháp trị liệu của Kelly phản ánh sự tin tưởng của ông rằng các vấn đề tâm lý là các vấn đề nhận thức và vì thế công việc của nhà trị liệu là giúp khách hàng nhận thức khác đi. Kelly thường bắt đầu tiến trình trị liệu bằng cách mời khách hàng viết ra bản tự mô tả tính cách của mình. Mô tả này sẽ giúp Kelly có những dữ liệu về việc khách hàng có cái nhìn thế nào về bản thân họ, về thế giới, và về người khác. Tiếp theo, Kelly tạo ra một vai cho khách hàng đóng trong hai tuần. Tính cách của vai này khác hẳn với tính cách theo bản mô tả của chính họ. Khách hàng trở thành một diễn viên, và nhà trị liệu trở thành một diễn viên hỗ trợ. Kelly gọi phương pháp trị liệu khách hàng này là phương pháp trị liệu bằng vai trò cố định. Ông hi vọng phương pháp này có thể giúp khách hàng khám phá ra các cách khác nhau để nhìn đời sống họ.

Trong vai trò diễn viên hỗ trợ, nhà trị liệu phải giúp khách hàng xử lý giờ phút đe doạ họ và cung cấp các kinh nghiệm để đánh giá hệ thống kiến trúc mới của khách hàng. Theo Kelly, những người có vấn đề tâm lý đã mất khả năng tạo tin tưởng, và nhiệm vụ của nhà trị liệu là giúp khách hàng phục hồi khả năng này.

Kelly đã trở thành một lực quan trọng trong giới tâm lý học lâm sàng thời hậu chiến, nhưng các ý tưởng của ông dần dần giảm mất ảnh hưởng tại Mỹ. Nhưng tại Anh, các ý tưởng của Kelly có ảnh hưởng rất lớn, cả sau khi ông qua đời, nhờ các cố gắng của học trò ông là Donald Bannister. Ngày nay, lý thuyết của Kelly lại có ảnh hưởng trở lại ở Mỹ, bây giờ là trong lãnh vực tâm lý học về tổ chức công nghiệp [ví dụ, xem Jankowicz, 1987].

Created by AM Word2CHM

SO SÁNH TÂM LÝ HỌC HIỆN SINH VỚI TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 17. TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN [LỰC LƯỢNG THỨ BA]

Tâm lý học hiện sinh và tâm lý học nhân văn có nhiều điểm giống nhau khiến người ta thường gộp hai thứ thành tâm lý học hiện sinh-nhân văn. Dưới đây là những niềm tin mà tâm lý học hiện sinh và nhân văn có chung với nhau:

1. Con người là ý chí tự do và vì vậy họ chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

2. Phương pháp thích hợp nhất để nghiên cứu con người là hiện tượng luận, là sự nghiên cứu kinh nghiệm chủ quan và toàn vẹn.

3. Để hiểu con người, phải nghiên cứu họ như một toàn thể. Mọi kiểu thuyết yếu tố đều cho một cái nhìn xuyên tạc về bản tính con người.

4. Con người là hữu thể độc đáo, vì vậy không thể dùng các nghiên cứu về loài vật để hiểu con người.

5. Mỗi cá nhân là độc nhất vô nhị vì không hai người nào có cùng một thực tại chủ quan giống nhau.

6. Khoái lạc không phải động cơ chính trong hành vi con người. Thay vì tìm kiếm khoái lạc và tránh đau khổ, con người tìm kiếm các cuộc đời có ý nghĩa qua sự tăng trưởng nhân vị.

7. Sống một đời sống trung thực thì tốt hơn sống một đời sống không trung thực.

Điểm khác biệt chính giữa tâm lý học hiện sinh và tâm lý học nhân văn là ở các giả thiết của chúng về bản tính con người. Các nhà tâm lý học nhân văn giả thiết con người bẩm sinh là tốt, vì vậy, nếu được đặt trong một môi trường lành mạnh, tự nhiên họ sẽ sống hoà hợp với những người khác. Theo các nhà nhân văn, động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hướng tự thể hiện mình, khuynh hướng này bẩm sinh nơi con người và không ngừng thúc đẩy con người hướng tới các hoạt động và các sự kiện giúp họ tự thể hiện mình. Các nhà hiện sinh, ngược lại, quan niệm bản tính con người chủ yếu là trung lập. Theo họ, khả năng bẩm sinh duy nhất mà chúng ta có là tự do chọn lựa bản chất sự hiện hữu của chúng ta đi nữa. Điều này được Sartre diễn tả qua câu nói nổi tiếng của ông, "Hiện hữu có trước yếu tính." Động cơ chính trong cuộc đời theo các nhà hiện sinh, là tạo ra ý nghĩa bằng cách làm các chọn lựa thực sự.

Nói chung, quan niệm của các nhà nhân văn về bản tính con người khiến họ lạc quan đối với con người và tương lai của con người. Ngược lại, các nhà hiện sinh bi quan hơn. Theo họ, con người không có một hệ thống hướng dẫn bẩm sinh, mà chỉ có tự do chọn lựa. Vì chúng ta có tự do chọn lựa, nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, chứ không thể đổ lỗi cho Thượng Đế, cha mẹ, di truyền, hay các hoàn cảnh bên ngoài về sự bất hạnh của chúng ta. Trách nhiệm này thường là một lời nguyền rủa hơn là một sự chúc phúc, và người ta thường chọn không thực hiện tự do của mình, mà chỉ đi theo các giá trị do những người khác đặt định.

ĐÁNH GIÁ

Tâm lý học nhân văn xuất phát như một phong trào phản kháng lại tâm lý học hành vi và tâm phân học. Tâm lý học hành vi coi con người không khác loài vật bao nhiêu. Còn tâm phân học tập trung vào các cá nhân bất bình thường và nhấn mạnh động cơ vô thức và tính dục trong khi không xét đến các cá nhân bình thường và các động lực của họ bao gồm sự tăng trưởng nhân vị và phát triển xã hội. Tâm lý học nhân văn chỉ trích tâm lý học khoa học nói chung vì nó rập khuôn theo các khoa học vật lý và giả thiết thuyết tất định và tìm kiếm các luật trong các loại sự kiện.

Các phê bình

Người ta không ngạc nhiên khi tâm lý học nhân văn bị phê bình. Các phê bình có thể được tập trung vào các điểm sau:

1. Tâm lý học nhân văn đồng hóa tâm lý học hành vi với công trình của Watson và Skinner. Cả hai tác giả này nhấn mạnh các sự kiện môi trường như là nguyên nhân của hành vi con người, đồng thời phủ nhận hay giảm thiểu tầm quan trọng của các sự kiện tinh thần. Tuy nhiên, cũng có các nhà hành vi khác nhấn mạnh các sự kiện tinh thần và mục đích trong các phân tích của họ về hành vi - ví dụ Tolman.

2. Tâm lý học nhân văn không xét đến bản chất tích luỹ của khoa học bằng cách nhấn mạnh rằng tâm lý học khoa học không quan tâm đến các thuộc tính siêu việt của con người.

3. Mô tả về con người như các nhà nhân văn đề nghị thì giống với các mô tả được ưa thích trong quá khứ trong lãnh vực văn học, thi ca, hay tôn giáo. Nó diễn tả một kiểu tư duy ao ước mà không được sự hỗ trợ của các sự kiện mà khoa tâm lý học khách quan đã tích luỹ được.

4. Tâm lý học nhân văn phê bình thuyết hành vi, tâm phân học, và tâm lý học khoa học nói chung, nhưng cả ba loại này đều đã có những cống hiến quan trọng cho sự cải thiện số phận con người, là mục tiêu chính mà tâm lý học nhân văn theo đuổi.

5. Nhiều thuật ngữ và khái niệm mà các nhà tâm lý học nhân văn sử dụng thì quá mơ hồ không thể có một định nghĩa rõ ràng và có thể kiểm chứng. Thậm chí người ta còn có sự lẫn lộn về chính định nghĩa của tâm lý học nhân văn.

Các cống hiến

Công bằng mà nói, phải nhớ rằng các nhà tâm lý học nhân vân thường không phàn nàn rằng tâm lý học hành vi, tâm phân học, và tâm lý học khoa học không có đóng góp gì cho việc hiểu biết con người. Đúng ra, họ cho rằng thuyết hành vi và tâm phân học chỉ trình bày một phần của câu chuyện và có lẽ một số thuộc tính quan trọng của con người không thể nghiên cứu bằng các phương pháp và giả thiết truyền thống của khoa học. Các nhà tâm lý học nhân văn không muốn loại bỏ việc nghiên cứu khoa học, nhưng muốn mở rộng quan niệm của chúng ta về khoa học để có thể ứng dụng việc nghiên cứu khoa học vào việc hiểu biết các thuộc tính cao hơn của con người.

Đóng góp chính của tâm lý học nhân văn cho khoa tâm lý học là việc nó mở rộng lãnh vực của tâm lý học. Trong tâm lý học ngày nay, có một khuynh hướng ngày càng tăng muốn nghiên cứu toàn thể con người. Chúng ta không chỉ muốn tìm hiểu con người học tập, suy nghĩ, và phát triển thế nào về phương diện sinh vật và tri thức, nhưng chúng ta còn muốn biết con người hình thành thế nào các kế hoạch để đạt các mục tiêu tương lai và tại sao người ta cười, khóc, và tạo ý nghĩa trong cuộc đời họ. Theo đánh giá của nhiều người, tâm lý học nhân văn đã thổi một sức sống mới vào tâm lý học.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Tâm lý học lực lượng thứ ba là gì? Các nhà tâm lý học lực lượng thứ ba thấy những giới hạn gì trong hai lực lượng kia?

2. Mô tả hiện tượng luận của Brentano. Ông hiểu ý hướng tính là gì?

3. Husserl hiểu hiện tượng luận thuần túy là gì?

4. Heidegger đã mở rộng hiện tượng luận như thế nào?

5. Mô tả phương pháp Daseinanalysis [Phân tích hữu-thể-tại- thế] của Binswanger.

6. Trong lý thuyết của May, tương quan giữa âu lo và cảm giác tội lỗi là gì? Khác biệt giữa âu lo bình thường và âu lo rối loạn tâm thần là gì?

7. Theo May, nghịch lý của con người là gì?

8. Các đề cương chính của tâm lý học nhân văn là gì?

9. Tóm tắt bậc thang các nhu cầu của Maslow.

10. Theo Rogers, một người không trung thực là gì?

11. Theo Rogers, cách duy nhất để tránh sự không chính thực là gì?

12. Tại sao Kelly chủ trương rằng mọi con người đều giống các nhà khoa học?

13. Mô tả khái niệm của Kelly về sự lựa chọn kiến trúc.

14. Đâu là các điểm tương đồng giữa tâm lý học nhân văn và hiện sinh?

15. Tóm tắt các điểm phê bình về tâm lý học nhân văn.

16. Tâm lý học nhân văn có những cống hiến gì cho tâm lý học?

Created by AM Word2CHM

TỪ VỰNG

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC à Chương 17. TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN [LỰC LƯỢNG THỨ BA]

Anxiety - Âu lo: Cảm giác phát sinh khi người ta đối diện với cái bí ẩn, như khi người ta nghĩ đến cái chết hay khi các chọn lựa của người ta dẫn họ tới các hoàn cảnh mới của đời sống. Theo các nhà hiện sinh, người ta không thể sống một đời sống trung thực mà không cảm nghiệm âu lo.

Authentic life - Đời sống chính thực: Theo các nhà hiện sinh, là loại đời sống do người ta tự do chọn lựa chứ không bị áp đặt bởi các giá trị của người khác.

Conditions of worth - Các điều kiện về giá trị: Theo Rogers, là các điều kiện mà những người có liên quan trong cuộc đời chúng ta đặt ra cho chúng ta và chúng ta phải đáp ứng các điều kiện ấy nếu chúng ta muốn được sự nhìn nhận tích cực của họ.

Constructive alternativism - Sự lựa chọn kiến trúc: Khái niệm của Kelly rằng chúng ta luôn luôn có thể nhìn các hoàn cảnh với vô số cách nhìn khác nhau.

Construct systems - Các hệ thống kiến trúc: Tập hợp các kiến trúc mà chúng ta sử dụng để tiên đoán các sự kiện hay hành vi tương lai của một người.

Dasein -Hữu-thế-tại-thế. Thuật ngữ của Heidegger dùng để nói về hiện-hữu-trong-thế-giới. Thế giới không hiện hữu mà không có con người, và con người không hiện hữu mà không có thế giới. Vì con người hiện hữu trong thế giới, chính trong thế giới họ phải thể hiện ý chí tự do của họ.

Daseinanalysis - Phân tích hiện sinh: Phương pháp tâm lý trị liệu của Binswanger đòi hỏi nhà trị liệu phải hiểu thế giới quan của khách hàng. Daseinanalysis xem xét cách hiện- hữu-trong-thế-giới của một người.

Existential psychology - Tâm lý học hiện sinh: Kiểu tâm lý học hiện đại chịu ảnh hưởng của triết học hiện sinh. Các khái niệm nòng cốt trong tâm lý học hiện sinh gồm tự do, trách nhiệm, âu lo, cảm giác tội lỗi, sự ném ra, và tính trung thực.

Guilt - Cảm thức không chính thực: Cảm giác phát sinh khi một người sống đời sống không trung thực.

Human dilemma - Nghịch lý của con người: Theo May, là nghịch lý do bản tính nhị nguyên của con người vừa như là đối tượng cho sự vật xảy ra vừa như là chủ thể tạo ý nghĩa cho các kinh nghiệm của mình.

Humanistic psychology - Tâm lý học nhân văn: Ngành tâm lý học rất gần với tâm lý học hiện sinh. Tuy nhiên, khác với tâm lý học hiện sinh, tâm lý học nhân văn giả thiết rằng con người tự bản chất là tốt. Nghĩa là, nếu các yếu tố tiêu cực của môi trường không bóp nghẹt sự phát triển con người, con người sẽ sống một đời sống xứng với con người. Tâm lý học nhân văn quan tâm tới việc xem xét các khía cạnh tích cực hơn của bản tính con người mà các thuyết hành vi và tâm phân học đã bỏ qua. [Cũng gọi là tâm lý học lực lượng thứ ba].

Inauthentic life - Đời sống không chính thực: Một đời sống sống theo các giá trị không phải các giá trị do mình tự chọn. Đời sống như thế phát sinh cảm giác tội lỗi.

Intentionality - Ý hướng tính: Quan niệm của Brentano rằng mọi hành vi tinh thần đều nhắm đến một cái gì ở ngoài hành vi.

Need for positive regard - Nhu cầu được nhìn nhận tích cực: Theo Rogers, là nhu cầu nhận được các phản ứng tích cực từ những người có liên quan đến cuộc sống của một người.

Neurotic anxiety - Âu lo tâm bệnh: Sự sợ tự do một cách bất bình thường nơi một người sống đời sống thiếu các chọn lựa cá nhân.

Self-actualisation - Sự tự thể hiện mình: Theo Rogers và Maslow, là khuynh hướng bẩm sinh của con người hướng tới sự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình.

Self-alienation - Vong thân: Theo các nhà hiện sinh, là tình trạng phát sinh khi người ta chấp nhận các giá trị khác với các giá trị mà họ đã đạt tới một cách tự do và cá nhân để làm hướng dẫn cho đời sống.

Subjective reality - Thực tại chủ quan: Ý thức của một người.

Third-force psychology - Tâm lý học lực lượng thứ ba: Xem Humanistic psychology.

World-design - Thế giới quan [Weltanschauung]: Thuật ngữ của Binswanger để nói về khuynh hướng cơ bản của một người đối với thế giới và cuộc đời.

Created by AM Word2CHM

Video liên quan

Chủ Đề