Hạnh phúc đích thực là gì hoa mặt trời năm 2024

Em đến đây, bằng đôi mắt hồn nhiên

Nhìn màu xanh của pháp thân hiển hiện

Dù thế giới tan tành

Nụ cười bông hoa cũng không bao giờ còn tan biến

Chúng ta đã được gì hôm qua

Và sẽ mất gì sáng nay ?

Em đến đây

Theo ngón tay tôi

Nhìn thẳng vào thế gian điểm tô bằng ảo tượng

Hoa mặt trời mọc rồi

Muôn hoa khác đều quay về quy ngưỡng.

"Hạt giống của sự khổ đau trong bạn có thể rất mạnh mẽ, nhưng đừng đợi tới khi không còn đau khổ nữa bạn mới cho phép mình hạnh phúc".

Hạnh phúc là một sự lựa chọn mà mỗi người phải tự quyết định, cho dù phải đấu tranh nhiều thế nào.

Trên hành tinh này, tất cả chúng ta đều phải liên tục đối mặt với các thách thức và tranh đấu. Vì vậy, chờ đợi cho đến khi tất cả các vấn đề kết thúc mới cho phép bản thân hạnh phúc là một sai lầm.

Hạnh phúc đích thực là gì hoa mặt trời năm 2024

Hạnh Phúc là những điều bình dị và đơn giản nhất trong cuộc sống chúng ta.

2. Hạnh phúc là được sống trong phút giây hiện tại

"Khoảnh khắc hiện tại luôn chứa đầy niềm vui và hạnh phúc. Nếu thực sự quan tâm, bạn mới có thể cảm nhận được nó".

Để tìm thấy hạnh phúc, chúng ta phải buông bỏ quá khứ và ngừng lo lắng về tương lai. Hiện tại là thứ duy nhất chúng ta có thể kiểm soát.

Vì thế, bạn hãy chú ý đến giây phút hiện tại để tận dụng, tận hưởng nó trọn vẹn nhất. Bằng cách đó, bạn sẽ tìm thấy sự bình an trong từng khoảng khắc và trải nghiệm hạnh phúc thực sự.

3. Hạnh phúc thực sự tìm thấy trong sự bình an

"Nhiều người nghĩ rằng sự phấn khởi là hạnh phúc... Nhưng trong lúc vui mừng đó, bạn có thực sự bình an không? Hạnh phúc thực sự dựa trên sự bình an".

Đôi khi, chúng ta vui mừng vì thành tích vừa đạt được. Tuy nhiên, đó chỉ là những giây phút ngắn ngủi, vội đến rồi vội đi. Khi sự phấn khích biến mất, sẽ chẳng còn niềm vui.

Hạnh phúc thực sự không nằm trong niềm vui tạm thời. Nó là sự bình an mà ta có được hàng ngày.

4. Hạnh phúc là khi được sẻ chia

"Nguồn yêu thương nằm sâu trong mỗi chúng ta và chúng ta có thể giúp người khác nhận ra rất nhiều niềm hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ có thể xoa dịu đau khổ của người khác và đem lại niềm vui cho họ. Đó mới đích thực là hạnh phúc".

Hạnh phúc thực sự không phải những điều bạn giữ cho riêng mình. Khi bạn vui, bạn cần chia sẻ niềm vui với những người xung quanh. Những việc nhỏ bạn làm, những điều bạn nói có thể gây ảnh hưởng tác động lớn đến cuộc sống của người khác.

5. Hạnh phúc là một kiểu tư duy

"Tôi hứa với bản thân, tôi sẽ tận hưởng mọi phút giây mà tôi được sống mỗi ngày".

Hạnh phúc là cách bạn chào đón mỗi ngày mới. Để tìm thấy hạnh phúc, bạn cần chuẩn bị tâm trí để tìm thấy niềm vui trong từng khoảnh khắc. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy học cách bỏ qua những điều đang khiến bạn lo lắng và hạnh phúc bằng cách tập trung vào những điều tốt đẹp xung quanh bạn.

6. Hạnh phúc là buông bỏ những điều không cần thiết

"Hãy buông bỏ những thứ không còn có ích với bạn và bạn sẽ có được hạnh phúc".

Chúng ta đang giữ quá nhiều thứ mà chúng ta không cần. Nếu bạn có thể vứt bỏ mọi điều không cần thiết trong cuộc sống, bạn có thể sống trọn vẹn với những thứ thực sự quan trọng và chắc chắn bạn sẽ hạnh phúc hơn bây giờ.

“…Lo lắng và sợ hãi về tương lai chỉ làm hư tương lai của mình, còn tiếc nuối và mặc cảm về quá khứ sẽ biến quá khứ thành nhà tù và mình không có khả năng sống trong hiện tại nữa. Đó là sự đáng tiếc….”

Tác giả:

Vâỵ làm thế nào có thể nhận diện được những điều kiện để hạnh phúc có mặt rất nhiều trong ta và chung quanh ta, thưa Thiền sư?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

Nhiều người trong chúng ta tin rằng hạnh phúc chưa thể có được trong hiện tại và cần phải có nhiều điều kiện hơn nữa thì ta mới thực sự hạnh phúc. Đó là lý do tại sao chung ta cứ tiếp tục chạy theo những đối tượng mà mình mong cầu. Làm như vậy thì chúng ta khổ. Bụt khuyên chúng ta trở về giây phút hiện tại để tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có sẵn cho ta ngay trong giây phút hiện tại. Trong nhiều kinh, Đức Thế tôn đã dạy rằng quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới; chỉ có duy nhất một giây phút mà ta có thể thực sự sống, đó là giây phút hiện tại. Bụt chỉ có dạy cho chúng ta một giáo pháp mà tôi cho là rất quan trọng, đó là giáo pháp Hiện pháp lạc trú. Theo giáo pháp này, chúng ta đã có đầy đủ, nếu không muốn nói là quá dư thừa, những điều kiện để có hạnh phúc ngay trong hiện tại. Chúng ta không cần đi tìm kiếm hạnh phúc ở tương lai. Nếu chúng ta biết đem tâm trở về với thân và thiết lập thân tâm hợp nhất trong giây phút hiện tại thì chúng ta sẽ nhận ra tằng chúng ta đã có quá đủ những điều kiện để hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.

Một ngày nọ, có một thương gia đến thăm Bụt. Đi cùng với ông còn có vài trăm thương gia khác. Hôm đó, Bụt đã thuyết giảng cho họ nghe về giá pháp Hiện pháp lạc trú. Bụt biết rất rõ rằng các vị thương gia này đang lo nghĩ quá nhiều về những thành tựu trong tương lai. Họ không có thời gian cho chính mình và cho những người mà họ thương yêu. Vì vậy mà Bụt đã dạy rằng: “Này các vị, các vị đừng tìm kiếm hạnh phúc ở trong tương lai. Hạnh phúc đang có sẵn cho quý vị ngay bây giờ và ở đây”. Hiện tại rất đẹp, quá khứ đã đi qua, tương lai thì nếu sống sâu sắ mình có thể tiếp nhận trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo, hoa nở……, những nhiệm mầu của sự sống. Ly nước trong là nhiệm mầu, mình có thể an trú trong hiện tại để tiếp xúc với nước không? Hiện pháp lạc trú là một nghệ thuật sống có hạnh phúc. Nếu hạnh phúc trong hiện tại thì chắc chắn tương lai sẽ hạnh phúc, còn nếu không có hạnh phúc trong hiện tại thì tương lai cũng không thể có hạnh phúc. Nếu lo rửa bát cho mau để cầm ly trà cho hạnh phúc, thì khi cầm ly trà cũng lại hối hả đến tương lai mà bỏ quên mất ly trà. Vấn đề là thực tập để sống sâu sắc giây phút hiện tại. Ta có đạo Phật mà không dùng được tuệ giác của đạo Phật, nghĩa là đạo Phật của ta chưa thành công.

Tác giả:

Phương pháp hiện tại lạc trú của Đức Phật mà Thiền sư vừa nói đến là an trú trong hiện tại, không nghĩ về quá khứ, không nghĩ đến tương lai. Vậy thì làm thế nào để rút ra những bài học giá trị từ quá khứ hay lên những kế hoạch, đường hướng cho tương lai, một việc mà hầu hết mọi người phải làm hàng ngày?

Thiền sư Thích Nhật Hạnh:

Hiện pháp lạc trú tức là sống sâu sắc đời sống của mình trong mỗi phút giây. Nguyên tắc là đừng đánh mất mình trong sự tiếc thương hay hối hận về quá khứ, chứ không phải là không được học hỏi từ quá khứ. Mình có thể an trú trong hiện tại và coi quá khứ là đối tượng nghiên cứu của mình. Trong khi thiết lập thân tâm trong hiện tại, mình đem quá khứ về hiện tại để học tập thì mình se học hỏi được nhiều từ quá khứ. Đối với tương lai cũng vậy, đừng đánh mất mình trong sự lo lắng và sợ hãi về tương lai, còn mình có quyền thiết kế tương lai của mình. Mình an trú trong hiện tại và mình đem tương lai về hiện tại để nghiên cứu và hoạch định. Nói cách khác, sống sâu sắc trong hiện tại một cách đúng đắn nghĩa là ta đang làm tất cả những gì mình có thể làm cho tương lai rồi. Lo lắng và sợ hãi về tương lai chỉ làm hư tương lai của mình, còn tiếc nuối và mặc cảm về quá khứ sẽ biến quá khứ thành nhà tù và mình không có khả năng sống trong hiện tại nữa. Đó là sự đáng tiếc!

Tác giả:

Có một thực tế là hàng ngày, con người ta luôn phải quay cuồng trong dòng chảy hối hả của nỗi lo gạo tiền, cơm áo. Tâm con người như con khỉ chuyền cành, lúc nào cũng náo động, căng thẳng cho nên việc đem tâm trở về với thân và thiết lập thân tâm hợp nhất trong giây phút hiện tại quả là quá khó khăn, thưa Thiền sư!

Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

Không hề khó khăn, thậm chí rất đơn giản, bắt đầu bằng việc theo dõi hơi thở của mình. Ta thở vào và theo sát hơi thở xuống dưới bụng. Trong khi thở, ta nhủ thầm “Con đã về”. Rồi ta theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối trọn vẹn, thoải mái, đồng thời nhủ thầm “Con đã về”. Đã về tức là đã về với sự sống trong giây phút hiện tại, đã tới tức là gặp sự sống rồi, không cần vội vã, bôn ba, tìm kiếm gì nữa. Quê hương của mình là sự sống nằm trong giây phút hiện tại. Chỉ giây phút hiện tại mới có thật, trong khi đó quá khứ và tương lai chỉ là những bóng ma. Những bóng ma này có thể gây những tác dụng như tiếc nuối, khổ đau, lo lắng và sợ hãi. Chỉ bằng một động thái đơn giản như thế, tâm ta lập tức sẽ trở về với thân, tiếp xúc với một sự mầu nhiệm tuyệt vời là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc. Đó là hơi thở có ý thức, hơi thở chánh niệm.

Trong kinh “Quán niệm hơi thở”, Bụt đã chỉ dạy cho chúng ta những bài tập cụ thể để tạo dựng niềm vui, hạnh phúc, an lạc. Đó là một giáo pháp rất rõ ràng và sâu sắc. Nếu chúng ta biết cách tạo ra năng lượng niệm và định thì chúng có thể tiếp với vô vàn hạnh phúc đang có mặt với ta ở đây, ngay bây giờ. Chẳng hạn như chúng ta tiếp xúc với hai mắt: “Tôi đang thở vào và đang có ý thức về hai mắt của tôi”. Khi ta thực tập như vậy thì tuệ giác sẽ nảy sinh. Chỉ trong hai, ba giây là ta cso thể nhận thấy rằng: đôi mắt của mình vẫn còn sáng. Một thiên đường của mầu sắc, hình ảnh đang hiện ra trước mặt. Đối với những người bị khiếm thị, thiên đường ấy, chưa một lần họ nhìn thấy. Vì vậy mà đôi mắt là một trong những điều kiện căn bản để có hạnh phúc. Ta chỉ cần thở vào để thắp sáng ý thức rằng, mình đang có một đôi mắt sáng. Ta cũng có thể thực tập tiếp xúc với trái tim mình: “Tôi đang thơe vào và ý thức về trái tim của tôi”. Khi chúng ta sử dụng năng lượng chánh niệm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: trái tim mình đang đập bình thường trong khi biết bao người bị hở van tim, rối loạn động mạch vành. Họ có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào. Nếu cứ tiếp tục thực tập như vậy, ta sẽ tiếp tục được với vô vàn hạnh phúc đang có mặt trong ta, quanh ta. Đó là tập chánh niệm nghĩa là đem tâm trở về với thân và an trú trong giây phút hiện tại. Nếu mình hoàn toàn có mặt trong giây phút này, mình có thể nhìn sâu hơn để bước một bước chân ý thức trên hành tinh đẹp đẽ này hay thở vào một hơi thở ý thức là ta đang sống trong cõi Niết Bàn, tịnh độ. Và khi ta ở trong cõi thiên đàng thanh tịnh đó rồi thì tiền tài, địa vị hay những dục lạc khác. Bình an, niềm vui, hạnh phúc có thể đạt tới ngay. Và sự thực tập này đủ đơn giản cho tất cả mọi người.

Tác giả:

Thiền sư vừa nhắc đến hai chữ chánh niệm. Xin ngài giải thích rõ, chánh niệm là gì?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

Chánh niệm là một trong tám phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tình giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Nói một cách dễ hiểu, chánh niệm là sự biết rõ được những gì đang có mặt, đang xảy ra trong ta và xung quanh ta, bây giờ và ở đây. Trong Phật giáo nguyên thuỷ, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả; là cột trụ, là cốt tuỷ trong đạo Phật. Dù tu theo bất cứ pháp môn nào, điều tiên quyết là phải thực tập cho mình chánh niệm.

English version:

Don’t look for happiness in the future

"…Worry and fear about the future only spoils my future, and regret and guilt about the past will turn the past into a prison and I won't be able to live in the present anymore. It is a pity…"

Author:

So how can we identify the conditions for happiness abundantly present in and around us, Zen Master?

Zen Master Thich Nhat Hanh:

Many of us believe that happiness is not possible in the present and that more conditions are needed to be truly happy. That is why we keep chasing after the objects we desire. If we do that, we will suffer. The Buddha advises us to return to the present moment to get in touch with the mysteries of life that are available to us in the present moment. In many sutras, the Buddha taught that the past has passed, the future has not yet come; There is only one moment in which we can truly live, and that is the present moment. The Buddha taught us only one teaching that I think is very important: the teaching of the Dharma of the Abode. According to this teaching, we already have enough, if not excess, of the conditions for happiness right now. We do not need to go looking for happiness in the future. If we know how to bring the mind back to the body and establish a unified body and mind in the present moment, we will realize that we already have more than enough conditions to be happy here and now. One day, a merchant came to visit the Buddha. Accompanying him were several hundred other merchants. That day, the Buddha preached to them about the value of the Dharma of Exhibiting bliss. The Buddha knew that these merchants were worrying too much about future achievements. They do not have time for themselves or for those they love.

The Buddha said: "Gentlemen, do not seek happiness in the future. Happiness is available to you right now and here." The present is lovely, and the past has passed. In the future, if we live deeply, we can accept the blue sky, white clouds, singing birds, pine trees, blooming flowers..., the mysteries of life. The glass of clear water is a miracle. Can we stay in the present to contact the water? Present Dharma refuge is an art of living happily. If you are happy in the present, you will undoubtedly be happy in the future, but if you are not happy in the present, you will not be happy. If you worry about washing the dishes quickly to hold a cup of tea for happiness, then when you hold a cup of tea, you will rush to the future and forget the cup of tea. The point is to practice living deeply in the present moment. If we have Buddhism but cannot use the wisdom of Buddhism, it means that our Buddhism has not been successful.

Author:

The Buddha's method of abiding in the present moment that the Zen master just talked about is staying in the present, not thinking about the past, not thinking about the future. So how do you draw valuable lessons from the past or make plans and directions for the future, something that most people have to do every day?Zen Master Thich Nhat Hanh:

Presenting the Dharma of bliss means living your life deeply in every moment. The principle is not to lose yourself in mourning or to regret the past, rather than not learning from the past. We can dwell in the present and make the past the object of our study. While establishing body and mind in the present, we bring the past to the present to study, and we will learn a lot from the past. The same goes for the future, do not lose yourself in anxiety and fear about the future, and you have the right to design your future. I dwell in the present, and I bring the future to the present to study and plan. In other words, living deeply in the present in the right way means doing all we can for the future. Worrying and fearing the future only spoil our future, while regret and guilt about the past will turn the past into prison, and we will not be able to live in the present anymore. That is a pity!

Author:

It is a fact that every day, people are constantly reeling in the hustle and bustle of worries about money and clothes. The human mind is like a monkey swinging branches, it is constantly agitated, so it is too difficult to bring the mind back to the body and establish a unified body and mind in the present moment!

Zen Master Thich Nhat Hanh:

It is not difficult, even straightforward, to start with watching your breath. We breathe in and follow the breath down to the abdomen. While breathing, I say to myself, "You're back." Then we follow the out-breath from the beginning to the end entirely, comfortably, and simultaneously say to ourselves, "I'm back". Having returned means having returned to live in the present moment. Having arrived means meeting life already; no need to rush, wander, or search for anything else. My homeland is life in the present moment. Only the present moment is real, while the past and future are just ghosts. These ghosts can cause effects such as regret, pain, anxiety, and fear. Just by such a simple move, our mind will immediately return to the body, in contact with the beautiful miracle that we are alive in the present moment, the moment of happiness. That is conscious breathing, mindful breathing. In the "Contemplation of the Breath" sutra, the Buddha taught us specific exercises to create joy, happiness, and peace. It is an obvious and profound teaching. If we know how to generate the energies of mindfulness and concentration, they can complement the immense happiness with us here, right now. For example, we make eye contact: "I am breathing in and am aware of my eyes". When we practice like this, wisdom will arise. We can see that our eyes are still bright in just two or three seconds. A paradise of colours and images appears in front of you. For those who are blind, that paradise they have never seen. So eyes are one of the primary conditions for happiness. We need to breathe in to light up the awareness that we have bright eyes. We can also practice contacting our heart: "I am breathing in and aware of my heart." When we use the energy of mindfulness, we will discover that: our heart is generally beating. At the same time, so many people have heart valve regurgitation and coronary artery disorder. They can have a stroke at any time. If we continue to practice like this, we will continue to have a lot of happiness present in and around us. That is the practice of mindfulness, which means bringing the mind back to the body and staying in the present moment. If we are fully present, we can look deeper to take a conscious step on this beautiful planet or breathe in a conscious breath that we are living in Nirvana, the pure land.

Furthermore, when we are in that pure paradise, money, position or other sensual pleasures. Peace, joy, and happiness can be achieved immediately. Moreover, this practice is simple enough for everyone.

Author:

The Zen master just mentioned two words mindfulness. Could you please explain what mindfulness is?

Zen Master Thich Nhat Hanh:

Mindfulness is one of the eight essential parts of the Noble Eightfold Path: awareness, not forgetting mindfulness, knowing all dharmas completely, and knowing clearly what arises in every moment of the present, now and here. In a nutshell, mindfulness is the awareness of what is happening in and around us, in the here and now. In Theravada Buddhism, mindfulness is the heart of meditation practice, an indispensable source of contemplative energy for a meditator; it is the pillar, the core of Buddhism. No matter what method you follow, the first thing you need to do is practice mindfulness.