Hậu quả của việc sinh viên bỏ học

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận nói về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học khi đang độ tuổi đến trường gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Kể lại ngày tựu trường của em

Nghị luận vấn đề hãy nói không với tệ nạn xã hội

Nghị luận nói về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học khi đang độ tuổi đến trường

'Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.

Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.

Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.

Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.

Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.

Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.

Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái.

Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực.

Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.

Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội, không có chỗ đứng.

Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống, lỡ mất tuổi trẻ. Còn với gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.

Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!

Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé.

Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:

'Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao'

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Nghị luận nói về tác hại của việc học sinh nghỉ học, bỏ học khi đang độ tuổi đến trường. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: Nghị luận về ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn

Tuy nói rằng “Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Nhưng tác hại của việc không học đại học lại có rất nhiều. Có vô số lý do để một người quyết định không thi và theo chương trình đại học. Và cũng có vô vàn những lý do khác để đa số mọi người đều theo con đường này. Cùng Seoul Academy tìm hiểu về những lý do mà nhiều người chọn đi học đại học ngay sau đây!

Không phải tự nhiên mà xã hội hiện nay rất quan trọng tấm bằng Đại học. Có rất nhiều tác hại trong việc không đi vào con đường kiến thức giảng đường, cụ thể:

Tác hại của việc không học đại học đầu tiên phải kể đến đó là giảm cơ hội việc làm. Tấm bằng đại học được coi như là một minh chứng cho việc bạn đã từng trải qua chương trình đào tạo bài bản. Chứng tỏ việc bạn có một nền tảng kiến thức, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc.

Không học đại học là giảm cơ hội việc làm của bạn

Vì thế, nhà tuyển dụng thường dựa vào tấm bằng, bảng điểm để lựa chọn nhân sự. Những người không có bằng đại học sẽ bị thiệt thòi hơn trên thị trường lao động. Bị mất đi lợi thế cạnh tranh, khó tìm được công việc phù hợp với mức thu nhập như mong muốn.

Ai cũng cũng một đam mê riêng, mỗi người đều muốn được làm đúng ngành nghề yêu thích. Trong đó có một số ngành buộc phải hoàn tất chương trình đại học. Như thế mới có đủ kiến thức, trình độ để theo đuổi đam mê. Nếu thiếu nó, các bạn sẽ không thể phát triển và thành công một cách tối ưu nhất.

Hơn nữa, môi trường đại học không chỉ là nơi dạy kiến thức hàn lâm, lý thuyết. Mà nơi đây còn dạy kỹ năng mềm, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm kỹ năng khám phá bản thân. Việc tham gia vào các buổi thuyết giảng, cộng đồng hội nhóm sẽ giúp các bạn trẻ thỏa sức sáng tạo. Phát hiện ra những lợi thế của bản thân thông qua nhiều cách miễn phí, không tốn tiền. Tác hại của việc không học đại học là thiếu mất kỹ năng mềm, kỹ năng sống. Để trau dồi chúng, thường phải mất nhiều chi phí, thời gian mà đôi khi còn không hiệu quả bằng trải nghiệm thực tế.

Mất đi cơ hội khám phá bản thân mình ở một môi trường học tập

Theo nhiều khảo sát, thu nhập của những sinh viên đại học mới ra trường thường cao hơn so với mức khởi điểm của lao động phổ thông. Theo thống kê, mỗi năm thu nhập của lao động trong nước còn tăng trung bình là 12%. Tức sau khi cộng dồn, các bạn có bằng cử nhân vẫn có thu nhập cao hơn nhiều người.

Là một lao động phổ thông, dù rất lành nghề, nhiều kinh nghiệm. Nhưng nếu thiếu bằng đại học, bạn sẽ khó được cân nhắc lên địa vị cao hơn. Bởi người quản lý cần có kiến thức chuyên môn của ngành khác, chứ không hẳn là kỹ thuật. Ngay cả khi đã được đào tạo thêm công nghệ mới, bạn cũng sẽ khó bắt kịp so với lớp trẻ.

Đây là một trong những tác hại của việc không học đại học khá lớn. Nó ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp mãi về sau.

Ai cũng có mơ ước được mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức. Được đi đây đi đó, có cơ hội tận mắt chứng kiến nhiều vấn đề mới lạ. Tìm hiểu được về con người, cuộc sống và cách họ kiếm tiền, sinh hoạt.

Việc không hoàn tất bậc đại học ít nhiều kiềm hãm sự phát triển tầm nhìn của mỗi người. Thiếu đi kiến thức trong thời đại này sẽ là sự hạn chế lớn, chúng ta khó có thể vươn mình ra thế giới.

Đôi khi bạn bị giới hạn trong “thé giới” của mình nếu không được mở rộng kiến thức Đại học

Môi trường đại học được ví là một xã hội thu nhỏ. Nên khi tham gia học tập, bạn sẽ có thể tạo dựng được nhiều bạn bè. Những mối quan hệ này có thể có ích hoặc không về sau. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới quan hệ từ sớm sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc kết giao.

Những người không có cơ hội học đại học thường không biết cách tạo dựng mối quan hệ tốt. Khi ra ngoài xã hội dễ gặp cạm bẫy và nhiều khó khăn hơn. Bởi cuộc sống rất toan tính, dễ gặp kẻ lừa lọc, vụ lợi.

Có thể bạn nghĩ là không sao nhưng một tác hại của việc không học đại học đó là tạo sự mặc cảm, tự ti. Vấn đề này không hoàn toàn xảy ra ở tất cả mọi người nhưng nó vẫn là đa số.

Nhiều người sẽ cảm thấy tự ti và mặc cảm khi đối diện với bạn bè cũ của mình. Thông thường họ đều học đại học và thành đạt sau khi tốt nghiệp. Có người lại mặc cảm trước người yêu, vợ/chồng, người thân, họ hàng có trình độ cao hơn. Tình trạng này là vấn đề thực tế, thường xuyên xảy ra, nếu muốn bỏ đại học hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý này.

Đi kèm với vấn đề mặc cảm, tự ti đến từ lòng tự trọng mỗi người đó là sự thiếu tôn trọng từ những người xung quanh.

Mất đi sự tôn trọng từ mọi người là tác hại của việc không học đại học

Có thể bạn chưa gặp phải, cũng không đối xử như thế với ai. Bạn cảm thấy việc này rất vô lý vì nhiều người không có bằng cử nhân vẫn thành công. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó trong xã hội, rất nhiều người đã và đang phải chịu cảm giác này. Bởi xã hội nhiều người xấu tính và họ không ngại làm tổn thương người khác chỉ vì định kiến xã hội, tư tưởng của số đông.

Có nhiều lý do trong việc bỏ ngang chương trình học đại học. Một trong số đó là do kiến thức quá nhiều, quá khó và quá trình học tập mất nhiều thời gian. Cũng có nhiều trường hợp là mất đi sự hứng thú giữa chừng. Việc cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách ở môi trường đại học sẽ tôi luyện khả năng kiên nhẫn. Tác hại của việc không học đại học là khiến bạn thiếu sự kiên trì, sự bền bỉ cho cuộc sống sau này.

Bản thân không hoàn tất chương trình học, không có được bằng cử nhân sẽ dễ sinh ra lòng đố kỵ. Nhiều người trở nên ghen tị, ganh ghét khi bạn bè, người quen tốt nghiệp đại học. Có được sự thành công trong cuộc sống hay kiếm tiền nhiều hơn với tấm bằng.

Hoặc do thấy thành công của người khác mà đâm ra hối hận với quyết định của bản thân ngày xưa. Dù là cảm giác nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân. Không tốt cho tâm lý và cuộc sống, sự nghiệp hiện tại.

Sinh lòng đố kỵ, ganh ghét người khác là tác hại của việc không học đại học

Tác hại của việc không học đại học cuối cùng mà chúng tôi muốn kể đến đó là vấn đề thế hệ sau. Con cái của bạn sẽ tiếp cận và lĩnh hội rất nhanh mọi thứ. Thông qua internet, các mạng xã hội, nhiều công nghệ mới,…

Khi thiếu những kiến thức vĩ mô, bạn và con mình sẽ khó hiểu được nhau. Không thể sẻ chia những vấn đề trong học tập và cuộc sống. Có thể làm tình cảm gia đình bị xa cách, mất cảm giác người thân.

Đại học tuy không phải con đường duy nhất để thành công nhưng đây lại là con đường dễ nhất. Có một tấm bằng cử nhân sau khi tốt nghiệp đồng nghĩa với việc bạn đang có lợi thế hơn nhiều người. Cầm tấm bằng chứng nhận kiến thức trong tay khi đi xin việc, bạn sẽ có được:

Trường đại học sẽ dạy cho bạn rất nhiều kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, lý thuyết cho đến kỹ năng thực tế. Giúp bạn có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn, cũng vì thế mà có kiến thức sâu rộng. Từ đó có cái nhìn tinh tế, đưa ra lựa chọn chính xác hơn ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Biết cách lên kế hoạch các việc từ nhỏ đến lớn, có sự đầu tư đúng đắn trong nhiều việc.

Học đại học giúp bạn có được kiến thức vững chắc, đưa ra lựa chọn tốt hơn

Với một đất nước coi trọng bằng cấp, tác hại của việc không học đại học đó là mất cơ hội việc làm. Thực tế sự khác biệt trong cơ hội nghề nghiệp của người có và không có bằng cử nhân khá đáng kể.

Hầu hết các công ty đều đòi hỏi bạn có một tấm bằng đại học. Chỉ một số ít công việc, doanh nghiệp chỉ cần bằng tốt nghiệp trung học. Với kiến thức và kinh nghiệm làm việc sẽ có thể tìm việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi thế, thêm tấm bằng đại học, bạn sẽ tự mở rộng giới hạn nghề nghiệp và việc làm cho bản thân.

Thu nhập của lao động tri thức, người làm việc bằng khối óc thường sẽ cao hơn so với người lao động chân tay. Tuy việc này có thể không đúng trong nhiều trường hợp nhưng ít ra sẽ tạo cơ hội cho bạn có thu nhập khá ổn.

Những công việc có lương cao hơn, phần nhiều sẽ đòi hỏi ứng viên phải có bằng đại học, bạn cũng sẽ được hưởng nhiều phúc lợi hơn như lương hưu, các khoản tiết kiệm y tế, tiền sinh hoạt phí và chi phí đi lại.

Thu nhập của người có bằng cử nhân thường cao và công việc ổn định hơn

Bên cạnh đó, bạn cũng có công việc đỡ vất vả hơn hẳn. Không cần lao động ngoài trời hay quá cực nhọc. Và một vấn đề nữa đó là việc tăng lương về lâu về dài trong công ty. Càng trau dồi kiến thức, năng lực của bạn càng cao và càng dễ nâng cao thu nhập. Đây cũng chính là lý do nhiều người sau khi làm việc bắt đầu học tập thêm.

Với tấm bằng đại học, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong công ty. Có thêm những quyền lợi như công tác, học tập, tiếp thu kinh nghiệm thường xuyên. Mở rộng được các mối quan hệ hơn so với những người chưa từng qua môi trường đại học.

Ngoài ra, với lượng kiến thức dồi dào, người có bằng đại học cũng có thể làm thêm công việc khác. Bên cạnh công việc chính, nhiều người cũng có thể vận dụng thêm kiến thức để nâng cao thu nhập. Một số ngành nghề tay trái thường được lựa chọn đó là gia sư, dạy kèm.

Có bằng cấp, công việc tốt sẽ nâng cao vị thế của bạn trong mắt xã hội, mọi người xung quanh. Đây là một lợi ích tài chính gián tiếp, lợi thế mà nhiều người có được khi có bằng cử nhân.

Tác hại của việc không học đại học là mất đi những cơ hội tài chính gián tiếp

Những lợi ích mà chúng tôi kể trên chưa hẳn sẽ đúng hoàn toàn với tất cả mọi người. Lợi thế của tấm bằng đại học còn phụ thuộc vào việc học tập, tiếp thu và trau dồi kiến thức của bạn trên ghế nhà nước. Bằng đại học sẽ giúp ích khi bạn chăm chỉ, có đủ trình độ và thái độ tốt. Ngược lại, nó cũng chẳng tạo lợi thế gì mà còn có thể tương đồng với tác hại của việc không học đại học.

Xem thêm: Nên Học Đại Học Hay Học Nghề? Định Hướng Nghề Nghiệp

Vậy vì sao nhiều người vẫn lựa chọn không học đại học? Liệu không có bằng cử nhân các bạn có thể xin được việc làm tốt hay không? Câu trả lời là, Có. Bạn vẫn có thể xin được việc làm như bình thường. Đặc biệt là những công việc không đòi hỏi về bằng cấp đại học. Tuy nhiên, nghề nghiệp sẽ bị hạn chế, không nhiều như với trình độ cao hơn. Mức lương cũng sẽ không cao bằng những việc cần bằng cử nhân.

Nhà tuyển dụng vẫn sẽ lựa chọn khi nhận thấy được tiềm năng phát triển của bạn. Bởi bằng cấp chỉ là một trong những phương tiện giúp mở rộng cơ hội việc làm và có được mức lương hấp dẫn hơn. Ngoài ra cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ tốt.

Không có bằng đại học vẫn có thể tìm được công việc tốt nếu bạn có kinh nghiệm, chuyên môn và thái độ tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ngành nghề chỉ cần trình độ trung học. Cũng có nhiều trung tâm dạy nghề uy tín, chuyên nghiệp. Giúp bạn có đủ kiến thức với mức chi phí thấp hơn rất nhiều. Phù hợp với những bạn hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện theo chương trình đại học. Sau đó, có thể chọn vừa học vừa làm để nâng cao trình độ, tốt hơn cho sự nghiệp tương lai.

Với những tác hại của việc không học đại học, hy vọng các bạn trẻ có thể suy ngẫm tốt hơn. Để lựa chọn ra con đường học tập phù hợp với đam mê. Vững bước trên con đường sự nghiệp của bản thân trong tương lai, bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề