Thách thức của ngân hàng Techcombank

Tốc độ tăng trưởng của Techcombank trong ngành ngân hàng Việt Nam ở mức cao, trở thành ngân hàng ngoài quốc doanh gia nhập câu lạc bộ "lợi nhuận tỷ đô" của Việt Nam năm 2021.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank] tiếp tục được Tổ chức thẻ Quốc tế Visa vinh danh và trao giải thưởng Ngân hàng Phát hành và Thanh toán có thành tích hoạt động xuất sắc năm 2019. Năm nay, Techcombank nhận tới 7 giải thưởng của Visa. Thành tích này một lần nữa khẳng định dấu ấn vượt trội của Techcombank trong nỗ lực mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiện ích thẻ tốt nhất tại Việt Nam.

Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc của Techcombank, chia sẻ: "Ngay cả trong môi trường thách thức do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, đội ngũ cán bộ nhân viên của Techcombank vẫn luôn duy trì chất lượng dịch vụ và trải nghiệm tin cậy cho khách hàng. Và điều này đã giúp chúng tôi đạt được hiệu quả hoạt động xuất sắc qua nhiều năm liên tục".

Năm 2021, ngân hàng tiếp tục giảm chi phí hoạt động, trong khi tập trung tăng trưởng CASA, nguồn vốn ổn định với chi phí thấp. Tỷ lệ CASA của Techcombank tăng từ 46,1% vào năm 2020 lên 50,5% vào năm 2021, chuẩn bị hướng tới mục tiêu 55% vào năm 2025.

Tổng giám đốc Jens giải thích: "Những chỉ số tiếp tục được cải tiến này, cùng với việc quản lý chi phí hiệu quả của chúng tôi, đã chuyển hóa thành lợi nhuận trước thuế khoảng 23,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 và đạt 10,1 nghìn tỷ đồng vào quý I/2022".

Bảng cân đối mạnh, cùng với hiệu quả hoạt động tích cực, đã giúp Techcombank "hỗ trợ được nhiều hơn cho những khách hàng bị tác động do đại dịch Covid-19", ông Jens nói thêm.

Từng dành phần lớn sự nghiệp của mình trong ngành dịch vụ tài chính ở châu Á, CEO của Techcombank tin rằng, với tỷ suất sinh lợi trên tài sản trung bình ở mức 3,7%, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất khu vực Đông Nam Á.

Nhu cầu của khách hàng luôn là ưu tiên

Ông Jens khẳng định thành công của Techcombank trong những năm gần đây dựa trên chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm để thấu hiểu từng khách hàng, cung cấp cho họ những trải nghiệm và giải pháp được cá nhân hóa theo nhu cầu.

Cốt lõi của chiến lược này là tăng cường khả năng xử lý dữ liệu và ứng dụng kỹ thuật số, từ đó tạo nên bức tranh toàn diện hơn về khách hàng, nâng cao mức độ tương tác của khách hàng thông qua các kênh trực tuyến.

Phá bỏ định kiến về việc những doanh nghiệp truyền thống chậm thích ứng, CEO của Techcombank cho rằng ngân hàng đang nỗ lực xây dựng một hệ thống công nghệ không có sự khác biệt lớn so với bất kỳ công ty fintech nào.

Quá trình chuyển đổi số của Techcombank có cột mốc quan trọng vào tháng 4/2022, khi ngân hàng ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử di động mới [Techcombank App], cho phép khách hàng tiếp cận đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngay trên điện thoại di động.

"Chúng tôi muốn mang lại sự khác biệt cho ứng dụng Techcombank thông qua phân tích dữ liệu, để khi dù bạn là khách hàng mới, chúng tôi vẫn có thể thẩm định bảo lãnh cho bạn", ông Jens chia sẻ. Về lâu dài, ứng dụng Techcombank App sẽ tạo cho khách hàng cảm giác như đang tương tác giữa con người với con người ngân hàng đã lên kế hoạch chuyển hơn 5 triệu khách hàng sang ứng dụng mới vào cuối năm nay.

"Một khi chúng tôi có thể phát triển được trải nghiệm khách hàng liền mạch qua các kênh trực tuyến để mang lại cảm giác giống như đang giao dịch tại một chi nhánh, và chúng tôi mở rộng quy mô lên, sẽ rất khó để các đối thủ cạnh tranh có thể sao chép", ông Jens nhấn mạnh.

Xây dựng, phát triển công nghệ và dữ liệu là cam kết của toàn bộ tổ chức, và vị CEO tuyên bố: "Chúng tôi hướng tới mục tiêu trở thành một doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng đám mây. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng một kho dữ liệu trên đám mây, cho phép chúng tôi ra quyết định tốt hơn và nhanh chóng hơn để phục vụ khách hàng".

Ông Jens cho biết Techcombank đã tuyển dụng khoảng 4.300 nhân viên mới vào năm 2021, trong đó khoảng 700 người thuộc mảng công nghệ, kỹ thuật số và dữ liệu. Ngoài ra, Techcombank cũng đã và đang đưa vào sử dụng để triển khai một loạt các phần mềm, từ đào tạo, quản lý tuân thủ cho đến giao dịch, quản lý quan hệ khách hàng, bảo lãnh phát hành cũng như nhiều chức năng khác.

Số hóa được coi là chiến lược đúng đắn cho các ngân hàng tại Việt Nam, và điều này cũng đã được thể hiện qua những phản hồi mà Techcombank nhận được từ khách hàng. Theo công bố của ngân hàng, chỉ số NPS [tin tưởng và giới thiệu sử dụng thương hiệu Techcombank] cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành, chỉ số mức độ hài lòng của khách hàng đạt 83 điểm trong quý IV/2021, so với mức trung bình của ngành là 69,3.

Techcombank đã dành 500 triệu đô la cho các khoản đầu tư vào công nghệ và dữ liệu đám mây trong 5 năm tới. Ông Jens dự đoán việc triển khai đầu tư sẽ diễn ra với một tốc độ rất nhanh.

Đây cũng sẽ là xu hướng mới trong lĩnh vực ngân hàng. Theo Khảo sát Ngân hàng trên Điện toán đám mây năm 2021 của IDC, mức đầu tư vào hạ tầng đám mây dự kiến sẽ tăng trưởng 16,2% hàng năm từ nay cho đến năm 2024, cao gấp 3,5 lần mức tăng ngân sách công nghệ thông tin của toàn ngành ngân hàng.

Một báo cáo khác về điện toán đám mây trong ngành dịch vụ tài chính của Deloitte cho thấy ngân hàng của năm 2030 sẽ rất khác so với hiện nay, vì ngân hàng sẽ phải chuyển đổi do kỳ vọng của người tiêu dùng, công nghệ mới, cũng như các mô hình kinh doanh thay thế.

Báo cáo này cho biết dữ liệu trên hạ tầng đám mây sẽ là yếu tố bước ngoặt giúp các tổ chức tài chính thúc đẩy cải thiện hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận cho cổ đông, thông qua việc tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và tối ưu hóa tổ chức.

Tăng trưởng bền vững

Techcombank cũng đã thận trọng phòng ngừa trước những xáo trộn do đại dịch gây ra, nhằm đảm bảo các hoạt động của ngân hàng được hỗ trợ bởi nền tảng vốn và thanh khoản tốt.

Theo ông Jens, các chỉ số như tỷ lệ an toàn vốn [CAR], tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, đều hoạt động tốt hơn so với yêu cầu của NHNN.

Ông Jens nhấn mạnh: "Nếu nhìn tổng quát hơn, không khó có thể thấy những nỗ lực của Techcombank không chỉ vì những con số trên bảng cân đối kế toán, mà còn vì tính bền vững của doanh nghiệp".

"Nếu chúng tôi tiếp tục hoạt động như hiện tại, chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại lợi nhuận và hiệu suất vượt trội. Chúng tôi quyết tâm xây dựng một ngân hàng bền vững để có thể tiếp tục mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, "ông cho biết thêm.

Năm 2021, Techcombank công bố mục tiêu đạt giá trị vốn hóa 20 tỷ USD vào năm 2025.

Vị CEO lạc quan cho rằng, ngân hàng sẽ hoàn thành kế hoạch này.

Ông giải thích rằng với quỹ đạo phát triển hiện tại của ngân hàng, Techcombank sẽ đạt khoảng 8 tỷ đô la vốn chủ sở hữu và hơn 2 tỷ đô la lợi nhuận trước thuế vào năm 2025. "Nếu chúng ta tiếp tục nhìn vào hoạt động của các ngân hàng quanh khu vực, khi họ có tốc độ tăng trưởng và lợi tức trên tài sản như Techcombank, giá trị giao dịch của họ ở mức gấp 3-4 lần giá trị sổ sách. Chúng tôi sẽ có thể đạt được những con số cao hơn", ông nói.

Mục tiêu đó đồng hành cùng với khát vọng trở thành một trong 10 ngân hàng tốt nhất khu vực ASEAN của Techcombank. Ông Jens chia sẻ: "Nếu muốn thực hiện được tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống" và có tác động tích cực đến khách hàng cũng như đất nước Việt Nam, chúng ta cần có những ngân hàng rất mạnh. Và đó cũng là mục tiêu của Techcombank".

Bền vững để vượt qua khó khăn

"Các sự kiện toàn cầu đang gây ra một số bất ổn trên thị trường, nhưng điều đó sẽ không thay đổi cách tiếp cận dài hạn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì chúng tôi đang làm tốt - khách hàng, bất động sản và ngân hàng giao dịch. Chúng tôi cũng sẽ đi sâu vào các mảng tăng trưởng mới trong tương lai, chẳng hạn như giao dịch hàng ngày, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược," ông Jens cho biết.

Nhìn rộng hơn, ông kỳ vọng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở khoảng 5-6% vào năm 2022 sẽ vẫn được giữ nguyên.

"Trong những thời điểm như hiện tại, hoạt động cho vay của chúng tôi vẫn như bình thường, danh mục của chúng tôi cũng không bị ảnh hưởng trực tiếp. Còn thị trường Việt Nam nói chung, theo tôi, sẽ không bị tác động lớn bởi diễn biến thế giới hiện tại", ông nói

Bước sang quý II/2022, biên giới quốc tế của Việt Nam đã hoàn toàn mở lại, các hạn chế đối với các hoạt động kinh tế trong nước đã được dỡ bỏ và nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh. Do đó, vị Tổng giám đốc của Techcombank cho rằng "có những lý do để lạc quan".

"Chúng tôi tin rằng những thách thức vừa qua sẽ mang lại cơ hội cho các tổ chức đang nỗ lực kiểm soát rủi ro và xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài bền vững, như Techcombank. Ngân hàng hiện tại lớn mạnh hơn bao giờ hết và có vị thế vững chắc để phục vụ ước mơ và khát vọng của người dân Việt Nam, khi chúng ta đang cùng nhau chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống", Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ.

Thực tế, năm 2020, lần đầu tiên lịch sử hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ghi nhận có tỷ lệ CASA vượt mốc 45%. Khi đó, dự báo chuyên môn cho rằng mức độ này đã đạt đỉnh. Song, kết năm 2021, Techcombank tạo kỷ lục mới với 50,5%.

CUỘC ĐUA CÀNG GAY CẤN, VỊ THẾ CÀNG CAO

Techcombank đã tạo được điều tưởng như “không tưởng” trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam: nguồn vốn rẻ chiếm quá nửa cơ cấu vốn huy động. Chính kỷ lục trên càng thúc đẩy cạnh tranh tranh trên thị trường, tạo mục tiêu cho các ngân hàng thương mại khác.

Từ năm 2016, Techcombank trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện chiến dịch miễn phí giao dịch trực tuyến cho khách hàng cá nhân rồi đến khách hàng doanh nghiệp. Vài năm gần đây, nhiều nhà băng khác đã đi theo, bao gồm các ngân hàng quốc doanh lớn. Nhưng dữ liệu lại cho thấy một diễn biến thú vị.

Năm 2016 đến 2018, Techcombank vẫn dẫn đầu về tỷ lệ CASA, mức tăng trưởng mạnh, từ 22,7% lên 28,7%. Nhưng khi cuộc đua ZeroFee ngày càng nóng, ngày càng nhiều nhà băng khác nhập cuộc chính sách miễn phí nói trên, CASA của thành viên tiên phong này mới thực sự bứt phá!

Trong một lần trả lời nhà đầu tư, đại diện lãnh đạo Techcombank cho rằng chính sách tiên phong miễn phí giao dịch chỉ là cú hích ban đầu - điều mà nhiều ngân hàng thương mại khác hoàn toàn có thể “sao chép” và đi theo. Song bí quyết “không thể sao chép” lại nằm ở yếu tố con người, mô hình vận hành, các giải pháp sáng tạo để tiên phong mang đến lợi ích và trải nghiệm cho khách hàng. Chỉ khi có tổng hòa các yếu tố trên, ngân hàng mới có thể gia tăng CASA một cách bền vững - Tổng giám đốc Techcombank Jens Lottner cho hay.

QUAN TRỌNG LÀ GIẢI PHÁP CHO KHÁCH HÀNG

Năm 2022, lãi suất có xu hướng tăng lên. Những nhà băng có tỷ trọng CASA lớn càng có lợi thế hóa giải áp lực cải thiện lãi biên [NIM], bình ổn lãi suất cho vay. CASA lớn cũng tạo nền tài nguyên rộng lớn cho phát triển các hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong bán chéo, tăng thu dịch vụ và thúc đẩy lợi nhuận.

Những giá trị đó khiến cuộc cạnh tranh thu hút CASA ngày càng quyết liệt. Từ đây, câu hỏi thường xuyên được đặt ra là “Techcombank có thể giữ vị thế đứng đầu về CASA đến khi nào?”

Theo ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp Techcombank, để tăng CASA, điều quan trọng là phải làm sao để khách hàng chọn Techcombank làm ngân hàng giao dịch chính, tức là ngân hàng cần phải thực sự thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng và từ đó, đáp ứng thật tốt.

Phân tích rõ hơn, ông Hà lấy ví dụ với với phân khúc khách hàng thu nhập cao, Techcombank không chỉ đưa ra các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn cung cấp cả hệ thống quản lý tài sản của khách hàng, trong đó bao gồm cả hệ sinh thái đầu tư như bất động sản, trái phiếu chất lượng cao, đồng thời, đưa ra các chương trình cash back hấp dẫn khi chi tiêu thẻ tín dụng,… Theo đó, khách hàng sử dụng càng nhiều sản phẩm, dịch vụ thì càng nhận được mức giá ưu đãi lớn.

Ông Hà cho biết, đây chính là phân khúc khách hàng mà Techcombank có lợi thế, với số dư CASA trung bình của phân khúc này cao hơn tới 50 lần so với nhóm khách hàng thu nhập thấp, và cao hơn 10 lần phân khúc khách hàng thu nhập trung bình.

Cũng theo lãnh đạo Techcombank, dù sản phẩm được thiết kế phù hợp với từng đối tượng, phân khúc, nhưng “kim chỉ nam” đối với tất cả các sản phẩm của Techcombank là đều phải mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt, tiện dụng và an toàn. Theo đó, ngân hàng tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghệ, liên tục cải tiến, đưa thêm nhiều trải nghiệm khách hàng lên kênh số.

“Đây là điểm nói thì rất dễ nhưng khó có ngân hàng nào bắt chước được chúng tôi”, ông Hà nói. Đại diện Techcombank cũng nhấn mạnh: Tỷ lệ CASA nên nhìn theo dài hạn từng năm, thay vì chỉ phân tích ngắn hạn theo từng quý.

Cụ thể hóa thêm lợi thế và yêu cầu đó, cuối năm 2021, Techcombank đưa dự án chiến lược thiết lập hồ dữ liệu [Data Lake] vào vận hành. Một hồ dữ liệu sâu rộng giúp ngân hàng thấu hiểu hơn, nắm sát hơn đặc điểm của từng phân khúc khách hàng, để chiết xuất các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nữa, cá nhân hóa hơn nữa theo nhu cầu/yêu cầu của họ. Và hồ dữ liệu này cũng là cơ sở để ngân hàng tối ưu hơn, tốc độ hơn, an toàn hơn nữa trong vận hành và phục vụ.

“Một điểm rất thú vị là trong năm 2021, không chỉ phân khúc khách hàng cá nhân mà cả phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ và SME đều có sự tăng trưởng CASA ở mức tốt. Số lượng, khối lượng giao dịch online đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt là giao dịch thanh toán chuyển tiền, mua bán ngoại tệ online”, ông Ngô Hoàng Hà cho hay.

Theo dự kiến, từ tháng 3.2022, Techcombank sẽ ra mắt App Mobile mới cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, với nhiều cải tiến và trải nghiệm tốt hơn. Đây là điểm sẽ giúp Techcombank tiếp tục giữ đà tăng trưởng và “thách thức” các nhóm bám đuổi CASA trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề