Hay cho biết những lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập

I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

1. Trong học tập

- Là phương tiện để học tập và rèn luyện kĩ năng Địa lí

- Cung cấp tri thức Địa lí khái quát, dễ nhìn, dễ hiểu

- Qua bản đồ, học sinh nhận biết được hình dạng, quy mô các châu lục, biết đến sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, biết được chiều dài và phạm vi lưu vực sông...

2. Trong đời sống

Bản đồ là phương tiện sử dụng rộng rãi trong đời sống: chỉ đường, xác định vị trí, hướng di chuyển của các cơn bão, trong các ngành kinh tế - sản xuất: trong thủy lợi, trong việc quy hoạch, trong xây dựng các tuyến giao thông, trong quân sự

II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ

- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu: Không thể tìm được đối tượng cần tra cứu nếu sử dụng sai trang bản đồ. Do vậy khi tra cứu cần tìm đúng trang bản đồ chứa nội dung tra cứu.

Ví dụ: để tìm hiểu các tuyến quốc lộ trên cả nước, cần tìm hiểu bản đồ giao thông

Hay cho biết những lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập

- Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của mặt đất, do vậy cần biết tỉ lệ để tính được khoảng cách chính xác trên thực địa. Bản đồ sử dụng các kí hiệu để thể hiện nội dung, tra cứu bản đồ trước tiên phải tìm hiểu bảng chú giải để nắm được ý nghĩa của các kí hiệu.

- Xác định phương hướng trên bản đồ: Quy ước phía trên của tờ bản đồ chỉ hướng Bắc,  xác định phương hướng còn có thể dựa vào hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến (kinh tuyến chỉ hướng Bắc – Nam, vĩ tuyến chỉ hướng Tây – Đông), hoặc dựa vào mũi tên chỉ hướng cụ thể trên trang bản đồ.

2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, Atlat

- Các đối tượng địa lí trên cùng 1 trang bản đồ có mối quan hệ với nhau, nắm được mối quan hệ sẽ giải thích được đặc điểm của các đối tượng trên trang bản đồ đó.

- Giữa các trang bản đồ cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do vậy khi tra cứu bản đồ, ngoài tìm các dấu hiệu liên quan cần phải có sự so sánh với các bản đồ cùng loại của khu vực khác.

- Ví dụ: để giải thích tình hình phân bố mưa của  khu vực, ngoài bản đồ khí hậu còn phải tìm hiểu bản đồ địa hình khu vực đó..

Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống – Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập. 1. Một số vấn đề cần lưu ý

1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.

a)  Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)

b)   Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ

–    Để đọc một bản đồ trước hết cần xem ti lệ của bản đồ, từ đó biết được 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m, bao nhiêu km trên thực địa.

Ví dụ: Ti lệ bản đồ là 1 : 6.000.000 nghĩa là 1 cm trên bàn đồ ứng với 60 km trên thực địa.

–              Ki hiệu cùa bản đồ dùng đế thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chủ giải và kí hiệu hiểu rõ nội dung thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.

c) Xác định phương hướng trên bản đồ

Quảng cáo

–     Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuvến chi hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam ; đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây.

–    Đối với những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì chúng ta cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định các hướng còn lại.

2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat

Đọc bản đồ không phải chỉ là đọc tìm dấu hiệu riêng lẻ cùa bản đồ như : đây là núi gì, sông nào ?… mà cần phải đọc được môi quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ.

Ví dụ : đọc một con sông ở bản đồ địa hình, chúng ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độ dốc. đặc điểm của lòng sông với địa hình ở đó như thế nào ? Nói cách khác là phải biết dựa vào địa hình để giải thích : hướng chảy, độ dốc… của dòng sông.

Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó, chúng ta cần phài tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan như: để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực, ngoài bản đồ khí hậu ta cần phải tìm hiểu bản đồ địa hình có liên quan đến khu vực đó ; hoặc để giải thích sự phân bố một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, chúng ta cần tìm hiểu cả các bản đồ nông nghiệp và ngư nghiệp,— Ngoài ra, khi cần tìm hiểu đặc điếm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó, chúng ta cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác.

Bản đồ là một trong những phương tiện không còn quá xa lạ đối với con người. Nó được sử dụng trong học tập và trong đời sống hằng ngày. Có bản đồ trên tay chúng ta sẽ biết được nhiều điều về đối tượng đang được thể hiện trên đó.Do đó, bản đồ có vai trò quan trọng đối với chúng ta. Vậy làm thế nào để sử dụng nó? Mời các bạn cùng Tech12h đến với bài học “ Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống”.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

1. Trong học tập.

  • Bản đồ là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong các bài kiểm tra.

=> Bản đồ được xem là “cuốn sách thứ 2” trong học tập địa lí.

2. Trong đời sống:

  • Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi:
  • Bảng chỉ đường cụ thể và chi tiết
  • Phục vụ cho các ngành sản xuất (công  nghiệp, nông nghiệp hay giao thông vận tải).
  • Phục vụ cho hoạt động quân sự, xây dựng các phương án tác chiến.

II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

1. Một số vấn đề cầ lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.

a. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).

b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ.

c. Xác đinh phương hướng trên bản đồ.

2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đổ, trong Atlat.

  • Đọc bản đồ phải học được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí ở bản đồ.
  • Sử dụng atlát địa lí đòi hỏi phải so sánh, chồng xếp các bản đồ trong tập atlát với nhau để tìm ra các kiến thức cần nắm.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Hãy cho ví dụ về những ngành có sử dụng bản đồ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa?

Câu 2: Chứng minh rằng bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày?

Câu 3: Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng những bản đồ nào?

Sử Dụng Bản Đồ Trong Học Tập Và Đời Sống

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Tấm bản đồ đầu tiên mô tả chính xác thế giới

I- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

1- Trong học tập:

Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng địa lý tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.

2- Trong đời sống:

  • Bảng chỉ đường.
  • Phục vụ cho các ngành sản xuất.
  • Phục vụ cho quân sự.

II- Sử dụng bản đồ, atlat trong học tập

1- Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ.

a/ Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

b/ Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỷ lệ, ký hiệu của bản đồ.

– Đọc kỹ bảng chú giải.

c/ Xác định được phương hướng trên bản đồ.

2/ Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, atlat.

– Đọc bản đồ không phải chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ mà cần phải đọc được mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ. Có như vậy mới hiểu được đặc điểm, bản chất của đối tượng địa lí.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Giải bài tập 1 trang 16 SGK địa lý 10: Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa.

Trả lời

– Trong học tập, bản đồ là phương tiện để học sinh họ.c tập và rèn luyện kĩ năng địa lí và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.

Ví dụ:

+ Qua bản đồ xác định được vị trí của một điểm, thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển ra sao…

+ Nhận biết được hình dạng và qui mô các châu lục, đo đạc chiều dài sông, biết được sự phân bố các dãy núi và độ cao cùa chúng, thấy được sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp…

Giải bài tập 2 trang 16 SGK địa lý 10: Chứng minh rằng bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rài trong đời sống hằng ngày.

Trả lời

Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày:

  • Trong dự báo thời tiết: xác định vị trí và hướng di chuyển của một cơn bão… cần tới bản đồ.
  • Trong hành trình: Sử dụng bản đồ để tìm đường đi, xác định phương hướng…
  • Ngành sản xuất nào cũng cần tới bản đồ: việc làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông, qui hoạch các tuyến điểm du lịch… đều cần tới bàn đồ.
  • Trong quân sự lại càng cần tới bản đồ để xây dựng phương án tác chiến, lợi dụng địa hình địa vật trong phòng thủ và tấn công…

Giải bài tập 3 trang 16 SGK địa lý 10: Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng những bản đồ nào?

Trả lời

Các đối tượng địa lí có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ, vì vậy để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông ngoài bản đồ thủy văn còn cần các loại bản đồ như: khí hậu, địa hình, sinh vật – thổ nhưỡng.

Giải bài tập 4 SGK địa lý 10 nâng cao: Các ảnh viễn thám được sử dụng ở nước ta như thế nào?

Trả lời

Ở nước ta các ảnh viễn thám được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như: quản lí đất đai, quản lí môi trường, quản lí rừng…

Giải bài tập 5 SGK địa lý 10 nâng cao: Thành quả của hệ thống thông tin địa lí (GIS) đã được ứng dụng trong sản xuất và đời sống như thế nào?

” Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới.”

Trả lời

Thành quả của GIS được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống:

  • Các nhà khoa học về môi trường dùng GIS để theo dõi và quản lí trạng thái môi trường.
  • Các nhà qui hoạch dùng GIS để đưa ra phương án quy hoạch hợp lí, điều chỉnh phương án quy hoạch nhanh chóng.
  • Các nhà kinh doanh dùng GIS để quản lí khách hàng, quản lí hệ thống sản xuất, dịch vụ của mình.
  • Trong giáo dục GIS được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu và học tập, nhất là trong lĩnh vực địa lí.