Hay phân tích các bước dạy múa cho trẻ mẫu giáo

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

  ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 Kính gửi: Hội đồng khoa học ngành Giáo dục & Đào tạo thành phố
Tên tôi là:

Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác [hoặc nơi thường trú], số điện thoại; Email Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ [%] đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Trịnh Thị Thêm 21/12/1968 Trường MN Bắc Lệnh
Số ĐT: 0982877508
Giáo viên CĐSP mẫu giáo 100%

 
Là tác giả đề nghị xét công nhận Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng múa cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi lớp A1 trường mầm non Bắc Lệnh - TP Lào Cai”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trịnh Thị Thêm - Trường MN Bắc Lệnh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15/10/2016
4. Mô tả nội dung/bản chất sáng kiến:
4.1. Về nội dung của sáng kiến:
Bản sáng kiến kinh nghiệm đã đề cập đến tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết của kĩ năng múa cho trẻ ở mầm non Bắc Lệnh. Căn cứ thực trạng về môi trường giáo dục của nhà trường, bản sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ dần dần hoàn thiện bản thân và lĩnh hội được cái đẹp và cái chưa đẹp, lĩnh hội được màu sắc, kích thước, trang phục góc độ. Múa là phương tiện không thể thiếu được, góp phần và hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực cho trẻ ở trường mầm non Bắc Lệnh - thành phố Lào Cai được tốt hơn. Cụ thể:
4.1.1. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về phương pháp múa.
            Để nâng cao kỹ năng múa cho trẻ được tốt thì bản thân trước tiên  nắm chắc phương pháp, phải không ngừng tìm tòi, học hỏi tham khảo sách vở, chuyên san, dự giờ đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời xem băng hình tiết dạy mẫu, các chương trình được phát sóng trên truyền hình như chương trình Đồ rê mí, ca nhạc thiếu nhi, hành trình văn hoá. Để có phong cách nghệ thuật tôi không ngừng học tập rèn luyện bản thân qua lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để có phong cách nghệ thuật tự nhiên.
       4.1.2. Lựa chọn các hình thức và xây dựng các động tác múa phù hợp.
Với những bài hát có hình tượng nghệ thuật đẹp, có giai điệu tình cảm tha thiết, tôi lựa chọn hình thức múa với bước đi uyển chuyển, động tác múa nhịp nhàng mềm mại. Những bài hát sôi động tôi có thể cho trẻ tập những bài thể dục nhịp điệu hay các động tác aerobics khoẻ khoắn.
Việc lựa chọn loại hình múa và xây dựng các hình thức, động tác múa phù hợp với tính chất âm nhạc sẽ giúp cho quá trình lĩnh hội các kỹ năng múa của trẻ sẽ thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.     
4.1.3.Chính xác hoá các động tác múa
Múa theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác múa, tôi thường tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện thử. Sau đó tôi chính xác lại bằng cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích ngắn gọn giúp trẻ nắm vững kỹ năng múa. Với bài hát mới tôi cho trẻ suy nghĩ một vài động tác theo ý của mình và cho một đến hai trẻ thực hiện thử. Sau đó tôi cùng trẻ nhận xét, đánh giá xem động tác đó có phù hợp với lời hát và tính chất nhạc không. Nếu phù hợp tôi có thể lựa chọn động tác đó của trẻ cùng với những động tác tôi định hướng để tổng hợp thành một hệ thống các động tác liên hoàn theo bài hát.
4.1.4. Tạo sự hứng thú cho trẻ trong quá trình múa
          Để quá trình vận động không bị đơn điệu, gây mệt mỏi và sự chán nản cho trẻ, tôi tổ chức cho trẻ thực hiện vận động dưới nhiều hình thức thi đua có lồng yếu tố vui chơi.
Ngoài ra việc sử dụng hợp lý các trang phục đạo cụ cũng làm tăng sự hứng thú, phát huy tính tích cực vận động của trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình vận động và để giúp trẻ hứng thú hơn .
a]  Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi .
          Với những bài múa, thể dục nhịp điệu tôi cũng sử dụng một số trang phục, đạo cụ phù hợp với lời bài hát, hình tượng âm nhạc trong bài như lựa chọn trang phục, các vòng tay, dây hoa, vải lụa, bông tay, nơ... Muốn trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, gây được hứng thú đối với trẻ thì trang phục quả là yếu tố cần thiết nhờ có trang phục đẹp lộng lẫy, mà trẻ ham mê xem cô và bạn biểu diễn, trẻ cảm nhận được âm nhạc bằng các động tác đung đưa, nhún nhảy, nghiêng người cùng cô, hào hứng sôi nổi tiếp thu giờ học.
      b]  Gây hứng thú qua lời nói của giáo viên.
       Việc sử dụng lời nói với trẻ là rất quan trọng trong việc dạy múa . Đặc biệt là dùng lời để dẫn dắt, để giới thiệu về nội dung bài múa sắc thái âm điệu, nhịp điệu, cảm nhận được tính chất âm nhạc, thì giáo viên phải giới thiệu bài làm sao mang lại hứng thú cho trẻ. Bằng những lời nói nhẹ nhàng dí dỏm có ngữ điệu, có hình ảnh, thể hiện được sắc thái biểu cảm khi cần thiết. Lời nói cuốn hút liên kết lôgic theo chủ đề từ đầu đến cuối tiết học. Đồng thời sử dụng phong cách tự nhiên động viên khuyến khích trẻ đã giúp trẻ vui sướng hào hứng tham gia.
4.1.5. Tổ chức nâng cao kỹ năng múa cho trẻ thông qua các hoạt động khác.
+ Trong giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động chiều, tôi cũng dành thời gian để rèn và nâng cao cho trẻ kỹ năng múa, hay ôn luyện kỹ năng múa cho trẻ đã đựơc học trong giờ học hoặc có thể cùng trẻ xây dựng một số động tác phục vụ cho các bài hát mới. Nói tóm lại thông qua mọi hoạt động đã giúp trẻ củng cố ôn luyện và nâng cao các kỹ năng múa cần thiết.
+ Kết hợp với giáo viên cùng lớp.
Chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau xây đựng kế hoạch cụ thể, thực hiện các biện pháp, hình thức tố chức và thống nhất lựa chọn các hình thức, động tác múa sao cho phù hợp với từng loại bài, quan sát ghi chép những thông tin đối với những trẻ còn chưa đạt yêu cầu về hình thức vận động nào, để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
+ Kết hợp với phụ huynh: Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc nói chung và kĩ năng múa nói riêng trong lứa tuổi mầm non. Để từ đó phụ huynh có thể mua băng đĩa có các bài múa cho trẻ xem. Với những bài hát có những tính chất, giai điệu khác nhau mà trẻ đã được nghe, được xem thì khi đến trường cô dạy trẻ múa theo nhạc sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú, trẻ sẽ múa đúng và tự nhiên hơn.
       + Thông qua ngày hội ngày lễ.
Có thể khẳng định rằng ''Ngày hội ngày lễ'' là cơ hội rất tốt để rèn kỹ năng múa cho trẻ, là một hoạt động có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và dó chính là nội dung của việc giáo dục thể chất thẩm mỹ cho trẻ, đây cũng là những cơ hội để trẻ thể hiện khả năng múa của mình qua các tiết mục múa, aerôbics, các bài thể dục nhịp điệu với những động tác đòi hỏi có tính nghệ thuật. Việc biểu diễn các tiết mục này trong các ngày lễ, hội giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ niềm vui, những cảm xúc mạnh mẽ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc và góp phần năng cao kỹ năng múa của trẻ .
4.1.6. Phát triển năng khiếu múa theo nhạc của trẻ.
        Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt với các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, do đó khả năng vận động múa theo nhạc của từng trẻ cũng khác nhau có một số trẻ có năng khiếu vận động múa theo nhạc. Tôi thường chọn các cháu để tập luyện các tiết mục múa, thể dục nhịp điệu, earôbics...để biểu diễn trong các hội thi, hội diễn và trong các ngày hội, ngày lễ, còn những trẻ khác sẽ là những thành viên cùng tham gia.
4.1.7. Biện pháp nêu gương.
                               Đây là hình thức rất quan trọng đối với trẻ. Được tuyên dương khen ngợi trẻ tích cực hoạt động theo hướng tích cực, trẻ cũng có thể ghi nhớ một số động tác múa, trẻ cũng có thể thực hiện đúng, đẹp, khuyến khích được các trẻ khác thực hiện. Nhắc nhở trẻ học còn yếu nhẹ nhàng, tránh được những tiêu cực, nhụt chí, đối với những trẻ học tốt. Đặc biệt là tuyên dương động viên trẻ kịp thời là động lực thúc đẩy trẻ tích cực và tự tin tham gia vào hoạt động.
4.2.  Tính mới, tính sáng tạo, điểm khác biệt của sáng kiến
       - Lựa chọn các hình thức và xây dựng các động tác múa phù hợp.
         - Chính xác hoá các động tác múa
4.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng múa cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi lớp A1 trường mầm non Bắc Lệnh - Thành Phố Lào Cai” của tôi được áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi lớp A1 trường mầm non Bắc Lệnh đạt hiệu quả, giúp cho trẻ khi múa thể hiện đúng nội dung của bài hát, cảm nhận được giai điệu góp phần phát triển cảm xúc sáng tạo ở trẻ.
          5. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
          - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Tích cực tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về phương pháp múa.
        + Lựa chọn hình thức vận động và thiết kế các động tác vận động phù hợp.
        + Phối kết hợp với giáo viên cùng lớp và cha mẹ trẻ.
        + Cô giáo phải tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ múa theo nhạc.
        + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tổ chức hoạt động.
        + Tạo và duy trì sự hứng thú của trẻ trong quá trình múa theo nhạc.
        + Cần quan tâm phát hiện và bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu múa theo nhạc
          - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
+ Hiệu quả kinh tế: Không
+ Hiệu quả xã hội: Việc nâng cao kỹ năng múa cho trẻ sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, làm giàu đẹp đời sống tinh thần như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ. Đồng thời giúp trẻ dần dần hoàn thiện bản thân và lĩnh hội được cái đẹp và cái chưa đẹp, lĩnh hội được màu sắc, kích thước, trang phục góc độ và còn góp phần, hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực cho trẻ.     
+ Hiệu quả trong chuyên môn, trong công tác quản lí: Bản thân nắm chắc được kiến thức kĩ năng nghệ thuật múa, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và rèn luyện khả năng múa theo nhạc cho bản thân. Ngoài ra còn giúp cho mối quan hệ giữa cô và trẻ gắn bó hơn, hoạt động giữa cô giáo và trẻ phối hợp nhịp nhàng hơn, trẻ yêu lớp, yêu cô giáo, bạn bè và thích đến lớp hơn.
 

Tổng số Trước khi áp dụng đề tài
 
Sau khi áp dụng đề tài
Đạt Tỉ lệ
[%]
Chưa đạt Tỉ lệ
[%]
Đạt Tỉ lệ
[%]
Chưa đạt Tỉ lệ
[%]
42 32 76 10 24 42 100 0 0
  • Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
Stt Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
1 Đặng Thị Huệ 28/02/1985 Trường MN Bắc Lệnh Giáo viên lớp 5 tuổi A1- trường mầm non Bắc Lệnh Trung cấp sư phạm mầm non Phối kết hợp cùng tôi áp dụng các biện pháp nâng cao kĩ năng múa cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A1, trường MN Bắc Lệnh

 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                                                 Bắc Lệnh, ngày 17 tháng 5 năm 2017
                                                                                 Người nộp đơn

                                                                                                                                                                         Trịnh Thị Thêm

Chủ Đề