Hẹ số lương cua chuyên viên chính như thế nào năm 2024

Qua tìm hiểu, ông Tuyển thấy ở ngạch chuyên viên chính có hệ số lương 6,10. Ông Tuyển hỏi, có mức lương hệ số 6,04 không, nếu không thì bố ông phải làm gì để được điều chỉnh lại hệ số 6,10?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp thắc của ông Tuyển như sau:

Theo thông tin ông Lường Thanh Tuyển cung cấp, trước khi nghỉ hưu bố ông Tuyển được nâng 1 bậc lương, hưởng hệ số 6,04. Đây là hệ số lương của bậc 7 trong thang lương 8 bậc, ngạch viên chức loại A2 nhóm 2 [A2.2], Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước [Bảng 3], ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

Theo quy định tại Nghị định này, một trong những đối tượng áp dụng xếp lương ngạch viên chức A2 nhóm 2 [A2.2] Bảng 3 là viên chức giữ chức danh: Chẩn đoán viên chính bệnh động vật hoặc Giám định viên chính thuốc bảo vệ thực vật – thú y.

Nếu bố ông Tuyển giữ 1 trong 2 chức danh nêu trên tại Trạm Thú y huyện, thì thuộc đối tượng xếp lương ngạch viên chức A2 nhóm 2 [A.2] Bảng 3, khi được nâng lương lên bậc 7, hưởng hệ số lương 6,04 là đúng quy định.

Hệ số 6,10 mà ông Tuyển nêu, là hệ số lương bậc 6 trong thang lương 8 bậc, ngạch viên chức loại A2 nhóm 1 [A2.1] Bảng 3, viên chức ngành thú y không phải là đối tượng xếp lương ở nhóm ngạch này.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Bậc lương chuyên viên chính là một trong những bậc lương quan trọng trong hệ thống lương của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy định các bậc lương chuyên viên chính và thời gian nâng bậc lương chuyên viên chính. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, cùng theo dõi nhé!

Chuyên viên chính là ai?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư số 2/2021/TT-BNV: “Chuyên viên chính là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn từ cấp huyện trở lên.”

Xem thêm: Ngoài tiền lương thì đâu là điều khiến nhân viên hạnh phúc trong công việc?

Nhiệm vụ của ngạch chuyên viên chính

Nhiều người không rõ các bậc lương ra sao?

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư số 2/2021/TT-BNV quy định nhiệm vụ của ngạch chuyên viên chính như sau:

  • Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao quản lý;
  • Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức;
  • Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;
  • Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Mã ngạch chuyên viên chính

Một bảng lương có thể có một hoặc nhiều ngạch khác nhau và một ngạch sẽ có một mức lương chuẩn và một số bậc lương thâm niên khác. Do đó, việc nâng bậc lương trong mỗi ngạch thường dựa vào mức độ hoàn thành công việc được phân công và thâm niên giữ bậc. Tuy nhiên, khi chuyển từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn thì phải thực hiện thi nâng ngạch. Để thực hiện thi nâng ngạch, công chức còn phụ thuộc vào chức danh đảm nhiệm hiện tại và đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Mã ngạch chuyên viên chính giúp phân biệt trình độ và vị trí làm việc của mỗi người để chia trả mức tiền lương khác nhau. Căn cứ theo Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-BNV, Thông tư của bộ nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính bao gồm:

MÃ SỐ NGẠCH Chuyên viên cao cấp 01.001 Chuyên viên chính 01.002 Chuyên viên 01.003 Cán sự 01.004 Nhân viên 01.005

Xem thêm: Tìm hiểu mẫu bảng lương nhân viên chuẩn mà doanh nghiệp cần biết

Hệ số các bậc lương chuyên viên chính

Cách tính bậc lương ra sao?

Hệ số là cơ sở quan trọng để tính lương nói riêng và lên thang lương chuyên viên chính nói chung. Hệ số bậc lương có thể thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau, do đó, việc tìm hiểu các quy định chính xác và mới nhất về hệ số bậc lương cho từng cấp bậc là rất cần thiết.

Bậc lương là các mức thăng tiến lương, trong đó mỗi ngạch lương của người lao động sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định. Do đó, bậc lương càng cao thì mức lương thực của mỗi người sẽ càng cao.

Theo quy định tại nghị định số 204/2004 NĐ-CP, chuyên viên chính có 8 bậc lương tương ứng với 8 hệ số lương chuyên viên chính và được xếp vào Công chức loại A2 – nhóm 1 [A2.1].

Cách tính mức lương chuyên viên chính: Lương = Bậc lương chuyên viên chính x Mức lương cơ sở

Theo Nghị quyết của Quốc hội được thông qua vào ngày 11/11/2022, từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Bậc lương chuyên viên chínhHệ số lương của chuyên viên chínhMức lương [Trước 1/7/2023]Mức lương [Từ 1/7/2023]Bậc lương chuyên viên chính bậc 14.406.556.0007.920.000Bậc lương chuyên viên chính bậc 24.747.062.6007.062.600Bậc lương chuyên viên chính bậc 35.087.569.2009.144.000Bậc lương chuyên viên chính bậc 45.428.943.0009.756.000Bậc lương chuyên viên chính bậc 55.768.582.40010.368.000Bậc lương chuyên viên chính bậc 66.109.089.00010.980.000Bậc lương chuyên viên chính bậc 76.449.595.00011.592.000Bậc lương chuyên viên chính bậc 86.7810.102.00012.204.000

Thời gian nâng bậc lương

Thời gian nâng bậc lương chuyên viên chính ra sao?

Nâng ngạch bậc lương chuyên viên chính được quy định cụ thể tại điều 7 chương III Nghị định số 204/NĐ-CP năm 2014 của Chính Phủ và sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 như sau:

Thứ nhất: Căn cứ thực hiện nâng bậc lương dựa trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao và thời gian giữ bậc trong ngạch.

– Nếu cán bộ, công chức hoàn thành các nhiệm vụ được giao, chưa được xếp bậc lương cuối trong ngạch thì sau 3 năm [đủ 36 tháng] giữ bậc lương sẽ được xét nâng lên 1 bậc.

– Nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau:

  • Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 [sáu] tháng so với thời gian quy định;
  • Trường hợp bị kỷ luật hình thức giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng [một năm] so với thời gian quy định.

Xem thêm: Hướng dẫn mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất doanh nghiệp cần biết

Thứ hai: Thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn với các trường hợp

  • Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị [trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này]
  • Công chức có thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và chưa đủ điều kiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1, Điều này.

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, các bạn đã có cái nhìn tổng quan về quy định, cách tính và thời gian nâng bậc lương. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích khác của Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin hữu ích khác cần thiết trong công việc và cuộc sống nhé!

Chuyên viên chính hệ số lương bao nhiêu?

Bậc Lương Chuyên Viên Chính: Quy Định Mới Nhất Năm 2024. Bậc lương chuyên viên chính hiện nay là bao nhiêu? Chuyên viên chính được chia thành 8 bậc với hệ số lương từ 4,4 – 6,78 và mức lương tương ứng từ 7,92 – 12,2 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên chính thuộc công chức loại gì?

Căn cứ quy định tại Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Chuyên viên chính được xếp vào Công chức loại A2, nhóm 1 [A2. 1].

Mã ngạch chuyên viên chính là gì?

“Chuyên viên chính [tiếng Anh Main Experts] là người có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước từ cấp huyện trở lên.” Mã số ngạch của chuyên viên chính là 01.002.

Công chức lương bao nhiêu?

Theo bảng lương này, tiền lương công chức thấp nhất là 2.430.000 đồng/tháng [tương ứng với hệ số 1.35 của công chức loại C] và tiền lương công chức cao nhất là 14.400.000 đồng/tháng [tương ứng hệ số lương 8.00 của công chức loại A3 nhóm 1].

Chủ Đề