Hích vào sườn là gì

Từ đồng âm là gì? Từ nhiều nghĩa là gì? Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ra sao? Rất nhiều học sinh còn lúng túng, hay nhầm lẫn, chưa biết cách phân biệt được hai loại từ này.

Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để hiểu rõ hơn, biết cách phân biệt cũng như luyện giải các dạng bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để học thật tốt môn Tiếng Việt lớp 5. Qua đó, các em sẽ nắm thật chắc kiến thức, luyện tập thật tốt các bài tập trong bài viết:

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

  • 1. Khái niệm
  • 2. So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
  • 3. Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
  • 4. Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
    • Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
    • Bài tập về từ đồng âm
    • Bài tập về từ nhiều nghĩa

1. Khái niệm

* Từ đồng âm: là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đồng âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau [mặc dù là gần giống nhau].

VD: Hòn đá - đá bóng.

* Từ đồng nghĩa: là một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm [về sự vật, hiện tượng ] có trong thực tế.

VD: Với từ Ăn:

+ Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống [nghĩa gốc].

+ Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới

2. So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

* Giống nhau:

- Đều có hình thức âm thanh giống nhau [đọc và viết].

* Khác nhau:

- Từ đồng âm là từ cùng âm thanh những nghĩa khác nhau

Ví dụ:

+ Cô ấy được điểm chín [chín: chỉ một con số].

+ Cánh đồng bát ngát lúa chín [chín: lúa đến lúc thu hoạch].

+ Cha mẹ tham khảo toàn bộ link video tại đây:

- Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển

Ví dụ:

+ Cánh đồng bát ngát lúa chín [nghĩa gốc].

+ Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói [chín: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn].

3. Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

- Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.

- Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển.

4. Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bài 1: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

A. Bạc

1. Cái nhẫn bằng bạc. [ tên một kim loại quý]

2. Đồng bạc trắng hoa xoè. [tiền]

3. Cờ bạc là bác thằng bần. [trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh]

4.Ông Ba tóc đã bạc. [màu trắng]

5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. [thay lòng đổi dạ]

6. Cái quạt máy này phải thay bạc. [một bộ phận của cái quạt]

Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.

B. đàn

a. Cây đàn ghi ta. [một loại đàn]

b. Vừa đàn vừa hát. [động tác đánh đàn]

c. Lập đàn tế lễ. [Làm cao hơn so với mặt đất]

d. Bước lên diễn đàn. [sân khấu]

đ. Đàn chim tránh rét bay về. [số lượng]

e. Đàn thóc ra phơi [san đều trên mặt phẳng]

[Hiện tượng nhiều nghĩa:a - b; c - d]

Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau:

a. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. [Các thiên thể trong vũ trụ]

b. Sao lá đơn này thành ba bản. [Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính]

c. Sao tẩm chè. [Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô]

d. Sao ngồi lâu thế. [Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân]

Đồng lúa mượt mà sao ![Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục]

Bài 3. Hãy chỉ ra nghĩa của tiếng "Thắng" trong các trường hợp sau:

a. Thắng cảnh tuyệt vời. [đẹp]

b. Thắng nghèo nàn lạc hậu. [vượt qua]

c. Chiến thắng vĩ đại. [kết quả đạt được]

d. Thắng bộ áo mới để đi chơi. [mặc]

Bài 4: Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

a. Chỉ ra nghĩa của từ "chiều" và "chiều chiều" trong từng câu. [Thời gian và nỗi lòng]

b. Dựa vào nghĩa của tiếng "chiều" ở mỗi trường hợp tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng. [sớm sớm], bề

Bài 5. Xếp từ "xuân" ở trong số câu sau trong truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du theo từng nhóm nghĩa và nói rõ nghĩa của từ " xuân " trong nhóm đó.

a. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. [tuổi]

b. Ngày xuân con én đưa thoi. [Mùa xuân ]

c. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. [Mùa xuân]

d. Cõi xuân tuổi hạc càng cao. [tuổi]

e. Ngày xuân em hãy còn dài. [cuộc đời]

Bài 6: a. Hãy cho biết nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in nghiêng sau: Bàn tay ta làm nên tất cả [sức lao động ]

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. [ sỏi đỏ: khó khăn trở ngại, cơm: thành quả lao động ]

b, Em hiểu nghĩa của các từ" canh gà, la đà " như thế nào?

Gió đưa cành trúc la đà [đưa đi đưa lại nhẹ nhàng uyển chuyển]

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Sương. [tiếng gà gáy sang canh báo hiệu trời sáng]

Bài tập về từ đồng âm

Bài 1:Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a] Đậu tương - Đất lành chim đậu Thi đậu.

b] Bò kéo xe 2 bò gạo cua bò.

c] Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

a]

  • Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu
  • Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim
  • Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn

b]

  • bò kéo xe: bò chỉ con bò
  • 2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường [đấu, long, nắm...]
  • cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân

c]

  • sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá
  • chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy
  • chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác
  • chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng

Bài 2: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.

Đáp án:

Học sinh tham khảo các câu sau:

- chiếu:

  • Bố em đang lắp chiếc máy chiếu trước sân cho cả nhà cùng xem phim.
  • Mẹ em đang lựa chọn một chiếc chiếu thật đẹp để trải trước sân.

- kén:

  • Bà nội cẩn thận xếp từng chiếc kén tằm vào rổ.
  • Dì Tuyết là người rất kén chọn, mãi mà vẫn chưa mua được chiếc váy ưng ý.

- mọc:

  • Mấy hạt giống bà vừa gieo hôm qua, nay đã mọc mầm lên rồi.
  • Thấy chú Ba nhiệt tình mời mọc mãi, bà Tư cũng đồng ý sang chơi.

Bài 3:

Với mỗi từ, hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, đậu, bò, kho, chín.

Đáp án:

  • Giá: Đói bụng, thằng Hùng cứ ước giá mà có một đĩa giá xào ở đây thì ngon biết mấy.
  • Đậu: Mẹ nấu cho anh một bát xôi đậu đỏ để cầu mong anh may mắn thi đỗ vào trường yêu thích.
  • Bò: Em bé cố sức bò về phía chú bò làm bằng bông dì Tư tặng.
  • Kho: Đang kho dở nồi cá, mẹ bỗng đi vội ra phía nhà kho để lấy thêm củi.
  • Chín: Ngoài vườn, bé đếm được có chín quả xoài đã chín vàng ươm.

Bài tập về từ nhiều nghĩa

Bài 1:Dùng các từ dưới đây để đặt câu [một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển]: nhà, đi, ngọt.

Đáp án:

- Nhà:

  • Nghĩa gốc: Chú Tư đang tính cuối năm nay sẽ xây nhà mới.
  • Nghĩa chuyển: Mời các chú vào nhà chơi, để em đi gọi nhà em ra trò chuyện với các chú ạ.

- Đi:

  • Nghĩa gốc: Sáng nay, Hùng đi học sớm hơn mọi ngày.
  • Nghĩa chuyển: Thầy Bùi đã đi lúc sáng nay rồi.

- Ngọt:

  • Nghĩa gốc: Bụi mía năm nay ăn rất ngọt.
  • Nghĩa chuyển: Nhát dao cắt qua miếng đậu hũ rất ngọt.

Bài 2:

Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a] Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b] Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Đáp án:

  • Nghĩa gốc: miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, xương sườn, hích vào sườm, hở sườn
  • Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn, sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch

Bài 3:Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

a] Vàng:

  • Giá vàng trong nước tăng đột biến
  • Tấm lòng vàng
  • Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường

b] Bay:

  • Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
  • Đàn cò đang bay trên trời
  • Đạn bay vèo vèo
  • Chiếc áo đã bay màu

Đáp án

a] Vàng:

  • Giá vàng trong nước tăng đột biến [từ gốc]
  • Tấm lòng vàng từ nhiều nghĩa
  • Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường từ đồng âm

b] Bay:

  • Bác thợ nề đang cầm bay trát tường từ đồng âm
  • Đàn cò đang bay trên trời [từ gốc]
  • Đạn bay vèo vèo từ nhiều nghĩa
  • Chiếc áo đã bay màu từ nhiều nghĩa

Bài 4:Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu:

a] Cân [là DT, ĐT, TT]

b] Xuân [là DT, TT]

Đáp án:

a]

  • Cân là DT: Mẹ em vừa mua 1 cái cân.
  • Cân là ĐT: Mẹ đang cân xem bé nặng bao nhiêu kí.
  • Cân là TT: Thằng Hùng khoe rằng du sức cân cả đội.

b]

  • Xuân là DT: Năm nay, mùa xuân về sớm hơn mọi năm
  • Xuân là ĐT: Mặc váy, chải tóc, thoa son, bà Bích cảm thấy mình cũng xuân hơn.
  • Xuân là TT: Cô Lan chưa vội lấy chồng, vì cô thấy mình đang hãy còn xuân.

Bài 5:

Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a] Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b] Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

Đáp án:

a] Xếp thanh các nhóm như sau:

  • Nhóm 1: đánh trống, đánh giày, đánh trứng, đánh đàn, đánh răng, đánh cá
  • Nhóm 2: đánh tiếng, đánh bức điện, đánh bẫy

b] Giải nghĩa:

  • Nhóm 1: từ đánh chỉ hành động tác động lực vật lí trực tiếp lên đồ vật, sự vật, con vật
  • Nhóm 2: từ đánh chỉ việc sử dụng một loạt hành động, lời nói, suy tính để đạt được mục đích ban đầu

Bài tập luyện từ và câu lớp 5 Từ nhiều nghĩa bao gồm lý thuyết và các bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng rèn luyện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5. Tài liệu còn để các em học sinh vận dụng kỹ năng tự luyện các dạng bài tập Tiếng Việt.

Từ nhiều nghĩa lớp 5

  • 1. Lý thuyết Từ nhiều nghĩa lớp 5
  • 2. Bài tập vận dụngTừ nhiều nghĩa

1. Lý thuyết Từ nhiều nghĩa lớp 5

* Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm [về sự vật, hiện tượng] có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.

VD2: Với từ "Ăn'':

- Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống [nghĩa gốc].

- Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

- Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.

- Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

- Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

- Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

- Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

=> Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa.

* Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

* Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau [nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ], được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

- Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

VD: - Tôi đi sang nhà hàng xóm.

Đi: [Người] tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen [hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác]. Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen [di chuyển từ nơi này đến nơi khác]. Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng [nghĩa chuyển]

* Lưu ý: Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị.

VD: - Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước.

- Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.

- Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa.

VD:

- Tổ quốc: Đất nước mình. - Bài học: Bài HS phải học.

- Bãi biển: Bãi cát ở vùng biển. - Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.

- Kết bạn: Làm bạn với nhau.

2. Bài tập vận dụngTừ nhiều nghĩa

Dưới đây là các bài tập Luyện từ và câu lớp 5 về từ nhiều nghĩa có đáp án cho từng câu hỏi để các em học sinh tiện theo dõi.

Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu [một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển]: nhà, đi, ngọt.

Đáp án

Nhà

  • Ngôi nhà của Lan đẹp quá
  • Anh xã nhà tôi làm việc ở Viettel

Đi

  • Bé Loan đang tập đi
  • Gia đình tôi chuẩn bị đi du lịch

Ngọt

  • Quả na này vừa ngọt vừa thơm
  • Cô giáo em có giọng nói ngọt ngào

Bài 2: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a] Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b] Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Đáp án

a]- Nghĩa gốc: Miệng cười...,miệng rộng... [bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn và nói. Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người: há miệng chờ sung [ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm]; trả nợ miệng [nợ về việc ăn uống]

- Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi [Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ]; nhà 5 miệng ăn [5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống]

b] - Nghĩa gốc: xương sườn, hích vào sườn [Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức]

- Nghĩa chuyển: sườn nhà, sườn xe đạp [bộ phận chính làm nòng, làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật]; hở sườn, sườn địch [chỗ trọng yếu, quan trọng]

Bài 3: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

a] Vàng:

- Giá vàng trong nước tăng đột biến

- Tấm lòng vàng

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường

b] Bay:

- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.

- Đàn cò đang bay trên trời

- Đạn bay vèo vèo

- Chiếc áo đã bay màu

Đáp án

a] Giá vàng: Từ nhiều nghĩa [nghĩa gốc]

Tấm lòng vàng: Từ nhiều nghĩa [nghĩa chuyển]

Lá vàng: Từ đồng âm

b] - Cầm bay trát tường: Từ đồng âm

- Đàn cò bay: từ nhiều nghĩa [nghĩa gốc]

- Đạn bay: từ nhiều nghĩa [nghĩa chuyển]

- Bay màu: từ nhiều nghĩa [nghĩa chuyển]

Bài 4: Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu:

a] Cân [là DT, ĐT, TT]

b] Xuân [là DT, TT]

Đáp án

a] Cân [là DT, ĐT, TT]

  • Bác Đào mới mua một chiếc cân đĩa
  • Bác Hoa cân thịt lợn
  • Hai lớp 4A và 4B có thành tích cân sức cân tài

b] Xuân [là DT, TT]

  • Mùa xuân đang đến
  • Mẹ em đang trong thời kì xuân sắc

Bài 5: Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a] Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b] Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

Đáp án

- Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn [làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy]

- Nhóm 2: đánh giày, đánh răng [làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát]

- Nhóm 3: đánh tiếng, đánh bức điện [làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi]

- Nhóm 4: đánh trứng, đánh phèn [làm cho một vật [hoặc chất] thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng]

- Nhóm 5: Đánh cá, đánh bẫy [làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt]

Bài 6. Nối mỗi cụm từ có tiếng trông ở bên trái với nghĩa thích hợp của cụm từ ở bên phải:

a] Trông lên đỉnh núi

[1] hướng đến ai với hi vọng được giúp đỡ

b] Cử người trông thi

[2] nhìn bằng mắt

c] Nhà trông ra hướng đông

[3] để ý coi sóc, bảo vệ

d] Trông vào sự giúp đỡ của bạn bè

[4] hướng mặt về phía nào đó

Đáp án

a - 2

b - 3

c - 4

d - 1

Bài 7. Đặt 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau:

a] Nơi để ở

..

b] Gia đình

..

c] Người làm nghề

..

d] Chỉ vợ [hoặc chồng] của người nói

..

Đáp án

a] Nơi để ở

Ngôi nhà này được bố tôi xây cách đây 25 năm

b] Gia đình

Nhà tôi có 4 thành viên

c] Người làm nghề

Nhà văn luôn có cảm hứng sáng tác bất cứ nơi đâu.

d] Chỉ vợ [hoặc chồng] của người nói

Bà xã nhà tôi là giáo viên

Bài 8: Tìm nghĩa gốc của từ mũi và các nghĩa chuyển của nó chỉ bộ phận của dụng cụ hay vũ khí.

Nghĩa gốc của từ mũi :..

Nghĩa chuyển:

Đáp án

Nghĩa gốc của từ mũi : bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống dùng để thở, ngửi.

Nghĩa chuyển: mũi thuyền, mũi kim , mũi giày, mũi kéo , mũi cà mau ....

Bài 9:

a. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lá trong các câu sau:

Lá cờ tung bay trước gió.

Mỗi con người có hai lá phổi.

Về mùa thu, cây rụng lá.

Ông viết một lá đơn dài để đề nghị giải quyết.

b. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ quả trong các câu sau:

Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao.

Quả cau nho nhỏ.

Trăng tròn như quả bóng.

Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.

Quả hồng như thể quả tim giữa đời.

Bài 10: Đặt câu cho mỗi nghĩa sau đây của từ đầu một câu tương ứng.

Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não.

Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật.

Vị trí trước hết của một khoảng không gian.

Thời điểm trước hết của một khoảng thời gian.

Bài 11: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt câu:

Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao. [VD: cự li chạy 100 m]

Tìm kiếm. [VD: chạy tiền]

Trốn tránh. [VD: chạy giặc]

Vận hành, hoạt động. [VD: máy chạy] Vận chuyển. [VD: chạy thóc vào kho]

Bài 12. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau:

a] Đông chỉ một hướng, ngược với hướng tây:

b] Đông chỉ một mùa trong năm:

c] Đông chỉ số lượng nhiều:

Bài 13: Đặt câu với các nghĩa sau của từ chân:

Bộ phận cơ thể người hay động vật, tiếp xúc với mặt đất để đi lại.

Bộ phận của vật tiếp xúc với mặt đất.

Cầu thủ bóng đá.

Người trong tổ chức, tập thể nào đó.

Bài 14: Xác định các nghĩa của quả trong những cách dùng sau đây:

Cây hồng rất sai quả. Mỗi người có một quả tim. Quả đất quay xung quanh mặt trời.

Bài 15: Tìm các từ ngữ và đặt câu.

Tả âm thanh của gió.

Tả âm thanh tiếng mưa.

Tả âm thanh tiếng hát.

Bài 17. Khoanh tròn vào chữ cái trước từ có tiếng bảo mang nghĩa: giữ, chịu trách nhiệm

a. Bảo kiếm

b. Bảo toàn

c. Bảo ngọc

d. Gia bảo

Bài 18.Từ nào dưới đây có tiếng bảo không có nghĩa là giữ, chịu trách nhiệm.

A. bảo vệ

B. bảo hành

C. bảo kiếm

D. bảo quản

Trên đây VnDoc sưu tầm các dạng Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5 cho các em học sinh tham khảo. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5, ôn thi vào lớp 6 mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề