Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất hay gặp phải khi mang thai. Nguồn ảnh: Internet

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề, gây khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn. Sự co thắt bất thường của các cơ vòng dẫn tới đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe của bà bầu. Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Chướng bụng

Buồn nôn, nôn

Ợ hơi, ợ nóng

Đau bụng âm ỉ, đau quặn từng cơn

Đại tiện bất thường như tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày.

Chán ăn…

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai. Lúc này, nồng độ hormone trong cơ thể của mẹ sẽ thay đổi rất nhiều. Theo các bác sĩ sản khoa phân tích, nồng độ progesterone tăng cao trong giai đoạn đầu tiên mang thai sẽ làm giảm chức năng của nhu động ruột. Từ đây, mẹ sẽ tiêu hóa thức ăn rất chậm và táo bón là hệ lụy hay gặp phải.

Thêm vào đó, khi nồng độ progesterone tăng đồng nghĩa việc liên kết các tế bào giữa dạ dày và thực quản sẽ giảm. Khi đó, mẹ dễ gặp tình trạng đầy bụng, ợ hơi do dịch vị dạ dày đang bị trào ngược lên thực quản.

Thai nhi phát triển là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Đến giai đoạn giữa của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh nhất đồng nghĩa với việc kích thước tử cung cũng tăng theo. Khi đó, tử cung lớn vô tình chèn ép lên các cơ quan khác trong cơ thể gần nhất là ruột già và ruột non. Ruột già bị ép lại, cùng với ruột non bị đẩy lên làm tình trạng rối loạn của mẹ bầu ngày càng trầm trọng hơn.

Cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn trong quá trình mang thai

Giai đoạn 3 tháng đầu tiên là thời gian cơ thể mẹ nhạy cảm nhất đặc biệt là với các loại thực phẩm ăn uống. Nhiều loại sữa bầu có chứa lactose – đây là chất không phải cơ thể nào cũng có thể hấp thu được do đó nhiều mẹ bị tiêu chảy nếu uống sữa có chứa chất này. Ngoài ra, những thức ăn lạ bụng hoặc bị nhiễm khuẩn cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ.

Uống thực phẩm hỗ trợ là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thường phải sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và con. Đây cũng chính là một nguyên nhân sẽ tác động đến hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai. Ví dụ khi thuốc uống bổ máu, bổ sung sắt cơ thể rất hay bị táo bón.

Các giải pháp rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống khoa học và chế độ vận động hợp lý.

Chế độ ăn uống khoa học

Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ dễ hấp thu vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như các loại rau xanh, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, các loại đậu, các loại trái cây như cam, chanh, chuối, đu đủ chín, táo… các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ lúa mì đen, gạo – nếp còn lớp cám, sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa…

Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày (bao gồm nước đun sôi để nguội, nước trái cây và sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa), uống nước ngay cả khi không khát. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga.

Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường.

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai kỳ, phòng tránh rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên chọn những sản phẩm từ sữa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón & hấp thu tốt chất dinh dưỡng.

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng thường gặp của rất nhiều phụ nữ trong thời gian thai kì. Hiện tượng này khiến các mẹ bầu khó chịu và làm thế nào để các cơn đau bụng chấm dứt? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

1. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai

1.1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu là tình trạng phổ biến trong thời gian thai kì.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề, gây khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn. Sự co thắt bất thường của các cơ vòng dẫn tới đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe của bà bầu. Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

  • Chướng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Ợ hơi, ợ nóng
  • Đau bụng âm ỉ, đau quặn từng cơn
  • Đại tiện bất thường như tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Chán ăn…

1.2. Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu – Khi nào nên gặp bác sĩ?

Thông thường các triệu chứng rối loạn tiêu hóa chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi tình trạng kéo dài trên hai tuần và kèm theo các biểu hiện dưới đây bạn nên thăm khám kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

  • Đi cầu ra máu
  • Phân có lẫn chất nhầy, phân rắn lỏng xen kẽ
  • Sút cân nhanh
  • Cơ thể mệt mỏi, mất nước đối với trường hợp tiêu chảy nhiều.
  • Đau hoặc khó khăn khi nuốt

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bà bầu bị rối loạn tiêu hóa. Với các rối loạn tiêu hóa, táo bón là tình trạng thường gặp khi mang thai. Theo thống kê, có đến 11-35% bà bầu bị táo bón đặc biệt trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kì. Cụ thể các nguyên nhân:

2.1. Thay đổi nội tiết tố

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai.

Trong thai kỳ, nồng độ hormone của mẹ bầu có sự thay đổi đáng kể. Lượng progesterone tăng cao, làm giảm hoạt động nhu động ruột khiến thức ăn tiêu hóa chậm dẫn tới tình trạng táo bón.

Nồng độ progesterone tăng cao còn làm giảm vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày, khiến thức ăn và axit dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản, gây nên hiện tượng chướng bụng, ợ hơi, ăn không tiêu.

2.2. Thay đổi thể chất bên trong khi tử cung phát triển

Kích thước tử cung thay đổi trong quá trình mang thai sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng. Lúc này ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lê khiến tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng, nhất là thời điểm ba tháng cuối thai kì.

2.3. Sử dụng thuốc

Trong quãng thời gian mang thai, bà bầu thường được chỉ định uống các loại thuốc để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ nhỏ như thuốc sắt, vitamin. Các loại thuốc sắt có tác dụng tốt và cần thiết cho thai nhi cũng gây nên tác dụng phụ khiến mẹ bầu bị táo bón.

2.4. Nhạy cảm với thức ăn

Do nội tiết tố thay đổi nên cơ thể bà bầu trở nên nhạy cảm với các yếu tố như thực phẩm, đặc biệt thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến bà bầu rối loạn tiêu hóa, biểu hiện cụ thể là tiêu chảy.

Ngoài ra việc không hấp thụ được lactose trong sữa cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.

2.5. Các nguyên nhân khác khiến rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Lượng thức ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng, ít chất xơ cũng gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bà bầu dẫn tới tình trạng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, lười vận động ít tập thể dục cũng là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nặng.

3. Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Cơ thể phụ nữ trong giai đoạn mang thai sức đề kháng suy giảm, vì vậy tình trạng rối loạn tiêu hóa thường nặng hơn so với người bình thường. Điều này đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm tăng cao.

  • Những cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sức khỏe, an toàn của thai nhi.
  • Tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể do rối loạn tiêu hóa ở bà bầu dễ dẫn tới thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Trong trường hợp phải sử dụng kháng sinh nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi cao.

4. Điều trị rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Tùy theo từng triệu chứng các bà bầu có thể thực hiện một số biện pháp để bệnh thuyên giảm.

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì là câu hỏi thường gặp. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bởi chúng có thể gây nên tác dụng phụ, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Chính vì vậy, thai phụ nên đi khám để có phương án điều trị thích hợp.

Do có triệu chứng khác nhau, vì vậy mẹ bầu có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hóa để giảm các biểu hiện bệnh.

4.1. Mẹo điều trị táo bón ở bà bầu

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, bưởi, cam, rau củ quả có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế chất kích thích trà, cà phê
  • Đi bộ hoạt động nhẹ nhàng
  • Ăn nhiều khoai lang giúp nhuận tràng

Một số bài thuốc áp dụng cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng táo bón:

  • Sử dụng dầu dừa trong các món salad, xào nấu hoặc pha với nước ấm để kích thích ruột, làm mềm phân, tăng cường trao đổi chất.
  • Hầm 10g sung tươi với 1 đoạn ruột già lợn, nêm nếm vừa ăn sử dụng trong 5-7 ngày để thấy rõ hiệu quả.
  • Uống một ly trà hòa cúc sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng táo bón do rối loạn tiêu hóa.

4.2. Giải pháp xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy

  • Uống nhiều nước bằng cách sử dụng nước ép trái cây, nước muối đường, Oresol.
  • Ăn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, khoai tây, cà rốt, bánh mì, chuối…
  • Nên thận trọng với những sản phẩm từ sữa

Một số bài thuốc áp dụng:

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Rau sam có tác dụng tốt trong việc giảm triệu chứng của tiêu chảy.

  • Sử dụng 20g búp ổi, 8g củ riềng, 16g củ sả. Thái nhỏ sao vàng sắc lấy nước uống.
  • 100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa sắc nước uống trong ngày.
  • Lá mơ thái nhỏ trộn đều với trứng chiên không dầu hoặc hấp cách thủy. Sử dụng khi nóng.

4.3. Điều trị bà bầu bị hợp ợ hơi, chướng bụng

  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (6-8 bữa/ngày)
  • Luyện tập thói quen ăn chậm nhai kĩ

Một số bài thuốc áp dụng:

  • Uống trà gừng để giảm cảm giác khó chịu, đau bụng, chướng bụng và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng nước chanh nóng giúp hỗ trợ axit cho dạ dày, giúp chữa đầy bụng khó tiêu.

5. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai nên ăn gì kiêng gì?

5.1.Rối loạn tiêu hóa khi mang thai nên ăn gì?

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Bà bầu nên sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa.

  • Tăng cường các loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho, quả bơ… cung cấp chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa và có tác dụng nhuận tràng.
  • Nên sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ hỗ trợ hệ tiêu hóa, hỗ trợ dạ dày khi chướng bụng, đầy hơi.
  • Bổ sung lá tía tô để giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Các loại thịt trắng dễ hấp thu hơn.
  • Sử dụng sữa chua tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

5.2. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai nên kiêng gì?

  • Không ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào.
  • Không ăn đồ hải sản tươi sống như hàu, tôm, mực, đồ ăn sống hoặc tái như nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh…
  • Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng lactose cao nếu không dung nạp được lactose (tùy vào cơ địa).
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, cồn.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá trong giai đoạn đang mang thai vì các chất có trong thuốc lá làm tăng axit dạ dày, gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.

6. Lưu ý khi bị rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bà bầu nên chú ý tình trạng rối loạn tiêu hóa trong quá trình mang thai bởi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Ngoài điều trị các triệu chứng, cách tốt nhất để các bà mẹ không gặp phải tình trạng này chính là xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng đã đưa ra lời khuyên dành cho các bà bầu

Bao gồm:

  • Tránh ăn quá no, quá nhiều trong một bữa
  • Chia nhỏ bữa ăn
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ
  • Tránh nằm sau khi ăn xong
  • Không nên nhai keo cao su và các loại keo cứng
  • Thiết lập chế độ thể dục khoa học, rèn luyện thân thể
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi
  • Cân nhắc việc tập yoga trước khi sinh để học cách thư giãn và hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ vì có tác động xấu tới thai nhi.

Ngay khi có những bất thường, các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm, bà bầu nên tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Trên đây là những thông tin cần biết về rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Hy vọng các mẹ có thể bớt lo lắng khi những cơn đau bụng, táo bón hay tiêu chảy ghé thăm. Hãy trang bị cho mình những kiến thức vững vàng để có một thai kỳ khỏe mạnh.