Hình thức đầu tiên của giai cấp công nhân là gì

Đáp án B

Lúc đầu, do nhận thức của công nhân còn hạn chế nhiều công nhân đã tưởng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ. Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của công nhân.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Giai cấp công nhân được xem là lực lượng không thể thiếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải, vật chất… Vậy hiểu rõ hơn về giai cấp công nhân thế nào?

  • Giai cấp công nhân là gì?
  • Sự ra đời của giai cấp công nhân thế giới
  • Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, phát triển thế nào?
  • Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  • Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là gì?

Giai cấp công nhân là gì?

Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống.  

Giai cấp công nhân hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao.

Đây là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải, vật chất đồng thời cải tạo các quan hệ xã hội.

Giai cấp công nhân là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Do đó, lợi ích cơ bản của giai cấp này cũng đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản.

Có thể thấy, giai cấp công nhân có những đặc điểm cơ bản như: là giai cấp lao động bằng phương thức công nghiệp, có tinh thần cách mạng triệt để và là đại biếu cho lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất tiên tiến…

Sự ra đời của giai cấp công nhân thế giới

Giai cấp công nhân được xem là con đẻ của nền đại công nghiệp.

Giai cấp công nhân trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp về cơ bản đã thay thế nền sản xuất thủ công.

Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho nhà tư bản, hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Họ là giai cấp bị phụ thuộc trong sản xuất và là giai cấp bị bóc lột giá trị thặng dư trong phân phối.

Sự phát triển của thời đại công nghiệp đã tập hợp giai cấp công nhân lại thành một tập đoàn rộng lớn, trở thành giai cấp vô sản hiện đại. Do vậy, giai cấp công nhân ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lớn lên cùng sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, phát triển thế nào?

Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào năm nửa cuối thế kỷ XIX. Sự mở rộng quy mô khai thác thuộc địa, phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho đội ngũ công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo hình thành nên một giai cấp.

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, do ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân Việt Nam đã có bước chuyển biến sâu sắc.

Giai cấp công nhân từng bước giác ngộ về địa vị, vai trò của mình trong xã hội, trong cách mạng Việt Nam. Và sự ra đời của Công hội đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929 cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam [03/02/1930] là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới về chất của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác.

Giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng vươn lên, phát triển về mọi mặt, từng bước giác ngộ, hiện thực hoá sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.

Giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng, luôn là trung tâm của các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Đặc biệt, công nhân Việt Nam đã xây dựng một tổ chức công đoàn có hệ thống từ trung ương tới cơ sở, đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động ….

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì giai cấp công nhân được xem là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất. Đây còn là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; đi lên xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Vì không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân buộc bán sức lao động cho nhà tư bản để sống. Do đó, họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư họ tạo ra trong thời gian lao động.

Chính vì địa vị kinh tế xã hội của mình đã giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử, chính là khả năng đoàn kết toàn bộ giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải trải qua hai bước.

Thứ nhất, giai cấp công nhân biến thành giai cấp thống trị, giành lấy chính quyền nhà nước vào tay mình.

Thứ hai, giai cấp công nhân dùng sự thống trị của mình từng bước giành lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước từ đó tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình trong suốt những năm qua, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng.

Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là gì?

Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.

Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản, góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để và được xem là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.

Giai cấp công nhân còn là giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin vừa phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vừa dẫn dắt giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người.

HieuLuat vừa giải đáp thông tin cho giai cấp công nhân là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

17/08/2020 7,125

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là bãi công.

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Mục lục bài viết

  • 1. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
  • 2. Tiêu chí xác định giai cấp công nhân
  • 3. Sự tiến bộ của giai cấp công nhân thời nay so với thế kỷ XIX
  • 3.1. Về nguồn gốc xuất thân từ đô thị của giai cấp công nhân hiện nay
  • 3.2. Cơ cấu đa dạng của giai cấp công nhân hiện đại cũng làm nảy sinh những nhu cầu bổ sung nhận thức mới

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam

Giai cấp công nhân [GCCN] Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh...

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa. Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929.

Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân Việt Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình thành các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp. Cuối năm 1920, người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Công hội Ba Son ở Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

Trong các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với đội ngũ chiếm khoảng 14% dân số và 27% lực lượng lao động xã hội, hằng năm, giai cấp công nhân đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% NSNN. Trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, công nhân, viên chức, lao động đi đầu và thành công trong lao động sản xuất kinh doanh…

2. Tiêu chí xác định giai cấp công nhân

Tiêu chí xác định giai cấp công nhân là phương thức và cách thứ lao động:Công nhân là những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và tính xã hội hóa ngày càng cao.

+ Giai cấp công nhân có xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa.

+ Giai cấp công nhân dần dần làm chủ tư liệu sản xuất đặc biệt, đó là tri thức và công nghệ hiện đại.

+ Hao phí lao động trí tuệ của công nhân là nguồn gốc chủ yếu tạo thành giá trị thặng dư.

+ Trình độ xã hội hóa trong lao động của công nhân biểu hiện ở xu thế toàn cầu hóa...

- Trong chủ nghĩa tư bản [CNTB]:

+ Giai cấp công nhân là những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư.

+ Giai cấp công nhân là lực lượng chính trị cơ bản, có lợi ích đối kháng với giai cấp tư sản.

- Trong chủ nghĩa xã hội [CNXH]:

+ Giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội

+ Cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.

- Giai cấp công nhân ngày nay

+ Giai cấp công nhân dần dần làm chủ tư liệu sản xuất đặc biệt, đó là tri thức và công nghệ hiện đại.

+ Hao phí lao động trí tuệ của công nhân là nguồn gốc chủ yếu tạo thành giá trị thặng dư.

+ Trình độ xã hội hóa trong lao động của công nhân biểu hiện ở xu thế toàn cầu hóa...

+ Giai cấp công nhân có xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa.

3. Sự tiến bộ của giai cấp công nhân thời nay so với thế kỷ XIX

3.1. Về nguồn gốc xuất thân từ đô thị của giai cấp công nhân hiện nay

Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm thuê, bị bóc lột và xuất thân chủ yếu từ nông dân và nông thôn. Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, xu thếđô thị hóa và đông đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của giai cấp công nhân.

Trong những thập niên gần đây, quá trình đô thị hóa trên thế giới có sự khác biệt khi so với vài thế kỷ trước đây và đang diễn ra với tốc độ cao.

Từ giữa thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những thành phố lớn trên sa mạc như LasVegas cùng nhiều đô thị ở Trung Đông… Chúng hầu như được xây dựng và phát triển dựa trên nguyên lý mới: khắc phục sự khắc nghiệt của tự nhiên, nhân tạo hóa các điều kiện sống bằng khoa học và công nghệ hiện đại. Đây là một quá trình gắn liền với phát triển văn minh và công nghệ. Đó là những thành phố được dịch vụ bởi công nghệ hiện đại. Nó cần đến công nghệ mới, công nghiệp và công nhân.

Ở các nước đang phát triển và phát triển ở trình độ cao, từ những năm 60 thế kỷ XX trở lại đây,nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa có một bộ phận lớn và ngày càng tăng, được tuyển mộ từ nhóm cư dân đô thị.Cơ cấu xuất thân của công nhân cũng đa dạng hơn: họ xuất thân từ gia đình công nhân truyền thống, từ gia đình trí thức - công chức, tiểu thương, dịch vụ… Lối sống đô thị khá gần gũi với tác phong lao động công nghiệp cũng giúp cho người lao động bớt bỡ ngỡ khi tham gia vào phương thức sản xuất công nghiệp.

Đô thị hóa làm xuất hiện ngày một đông đảo hơn đội ngũ lao động làm thuê, vốn có mặt từ thời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, gồm “bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê...”. Song hiện nay họ đông đúc hơn, đa dạng hơn. Đó là nhóm lao động dịch vụ xã hội với hàng nghìn nghề khác nhau. Xét về cơ cấu xã hội, các nhà nghiên cứu đều thấy sự tăng lên của những nhóm lao động dịch vụ mới. Họ là những người kết hợp cả lao động chân tay và lao động trí óc. Trong các quốc gia phát triển đã có sự xuất hiện một cơ cấu xã hội mới với vai trò mới của trí thức, công nhân tri thức. Piter Druke cho biết: “Người làm việc cả bằng tay lẫn bằng kiến thức lý thuyết đã tạo thành nhóm tăng nhanh nhất trong lực lượng lao động Mỹ từ 1980. [Thí dụ các kỹ thuật viên máy tính, kỹ thuật viên X quang, nhà vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa..,”. Cũng bởi vậy, ở nhiều nước phát triển hiện nay, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đã không còn cơ sở xã hội như thế kỷ XIX và thay vào đó là liên minh giữa những người lao động mà chủ yếu là hai nhóm ngành lao động đông đảo ở đô thị là sản xuất công nghiệp và dịch vụ bằng phương thức công nghiệp.

Đô thị là nơi mà đấu tranh giai cấp hiện đại bộc lộ tính điển hình của nó.Ph.Ăng ghen từng viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh của mình và đấu tranh để thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn lao động, phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời…”

Phân hóa sâu sắc của xã hội đô thị hiện nay cũng khiến cho các điểm nóng xã hội, các cuộc đấu tranh chính trị hiện đại xuất hiện thường xuyên hơn tại các đô thị - đấu trường của chính trị hiện đại. Cuốn sách Thế kỷ của những cuộc cách mạng 1789 - 1848 [xuất bản năm 1962 và tái bản 2005] của nhà sử học Eric Hobsbawm nói về vấn đề đó. Tác giả đã nhận định “Phát triển đô thị trong giai đoạn giai đoạn 1789 - 1848 là một quá trình chia tách giai cấp khổng lồ, đã đẩy những người lao động nghèo vào các vũng lầy khổng lồ của tình trạng khốn cùng bên ngoài các trung tâm của chính phủ, của các doanh nghiệp và của các khu dân cư của giai cấp tư sản”… Mô tả này tương tự như quan sát và phân tích của Ph.Ăng ghen về mặt tối của các đô thị công nghiệp trong “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”. Và hiện nay thì, Liên hợp quốc nhận định: “Quản lý đô thị đã trở thành một trong những thách thức phát triển quan trọng nhất trong thế kỷ XXI” .

Theo đó, cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội hiện nay, sát cánh cùng giai cấp công nhân là các tầng lớp cư dân đô thị và các nhóm lao động dịch vụ. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân không thể không quan tâm tới lực lượng xã hội to lớn này trong các đô thị.

3.2. Cơ cấu đa dạng của giai cấp công nhân hiện đại cũng làm nảy sinh những nhu cầu bổ sung nhận thức mới

Trình độ mới của sản xuất và dịch vụ cùng với cách tổ chức xã hội hiện đại cũng làm cho cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại đa dạng tới mức nội hàm của nó liên tục phải điều chỉnh theo hướng mở rộng: theo lĩnh vực [công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ] theo trình độ công nghệ [bộ phận công nhân áo xanh - công nhân của công nghiệp truyền thống; áo trắng - công nhân có trình độ đại học cao đẳng chủ yếu làm công việc điều hành quản lý sản xuất; áo vàng - công nhân của các ngành công nghệ mới, áo tím - công nhân dịch vụ - lao động đơn giản như gác cầu thang, vệ sinh đô thị…]; Phân loại công nhân theo sở hữu [có cổ phần, có tư liệu sản xuất và trực tiếp lao động tại nhà để sống và, không có cổ phần]. Phân loại công nhân theo chế độ chính trị [công nhân ở các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ở các nước G7, ở các nước đang phát triển]...

Cũng vì vậy, đã có hàng chục khái niệm để chỉ giai cấp công nhân và có nhiều điểm khác biệt về nội hàm khi so sánh các khái niệm ấy với nhau. Sự mở rộng nội hàm ấy đã khiến cho, chỉ còn đặc điểm lao động và bị bóc lột sức lao động [được dùng từ thời C.Mác] là có thể chấp nhận được. Còn các tiêu chí - phẩm chất khác như gắn liền với máy móc công nghiệp, lao động mang tính xã hội hóa, có tính tổ chức, kỷ luật và triệt để cách mạng, có tinh thần quốc tế và bản sắc dân tộc… trong nhiều trường hợp cụ thể, là tương đối khó nhận diện.

Vấn đề đặt ra là ở chỗ trí thức là người lao động, song có thực sự nên coi họ là bộ phận của giai cấp công nhân hiện nay hay không? Có nơi [như Trung Quốc] cho luôn trí thức vào tầng lớp giai cấp công nhân “cho tiện”, song khái niệm giai cấp công nhân hiện đại cũng thật khó bao chứa những nhóm lao động này, nếu không muốn nói tới nguy cơ là làm tan loãng - xóa nhòa giai cấp công nhân.

Vấn đề khác là, một giai cấp mà có nhiều nhóm, đội ngũ, tầng lớp với các bộ phận có trình độ giác ngộ khác nhau như vậy, thì sự thống nhất - đoàn kết về ý chí và tổ chức sẽ diễn ra như thế nào? Đã có tình trạng người lao động công nghiệp mà không tự coi mình là giai cấp công nhân! Họ coi mình là “giai cấp trung lưu”, vừa làm thuê lại vừa “hữu sản” thông qua chế độ cổ phần… Đã có tình trạng “đa nguyên công đoàn” ở nhiều nước và Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] đã thừa nhận như một quyền của người lao động - quyền “tự do nghiệp đoàn”.

Sự yếu ớt về chính trị và tổ chức của các đảng cộng sản, sự chia rẽ, phân liệt giữa các đảng cộng sản và đảng công nhân hiện nay cùng những vấn đề đặt ra từ lợi ích quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, liệu có thể là những trở lực từ bên trong để ngăn cản khẩu hiệu “Công nhân toàn thế giới đoàn kết lại” để chống giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản hay không? Chính những vấn đề khách quan trên đã đặt ra nhu cầu bổ sung nhận thức mới về giai cấp công nhân, một giai cấp luôn phát triển cùng với sự phát triển của công nghiệp và cách mạng khoa học và công nghệ.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến bài viếtHãy gọi ngay:1900.6162để đượcLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.

Video liên quan

Chủ Đề