Hoàng Sa cách đất liền bao nhiêu km

0 Comments

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30.000 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2.Hoàng Sa cách Cù Lao Bé [Lý Sơn, Quảng Ngãi] 222 km; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 350 km theo hướng Đông.Trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa - hòn đảo được lấy tên đặt cho cả quần đảo này, là một trong những hòn đảo lớn nhất trong quần đảo. Đảo hình chữ nhật, thon hai đầu guống như một quả xoài, có nhiều cây cối hơn các đảo khác. Nơi đây cũng có sinh hoạt nhộn nhịp nhát so với các đảo còn lại, như các trại quân, sở khí tượng, nhà kho, miếu Bà và một số ngôi mộ vô danh của binh lính ra canh đảo.Đặc biệt, trên đảo Hoàng Sa từng có tấm bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Française- Royaume d"Annam - Archipel des Paracels - 1816 - Île de Pattle - 1938 [Cộng hòa Pháp - Vương triều An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - đảo Hoàng Sa 1938].

Bạn đang xem: Quần đảo trường sa cách đất liền bao nhiêu km

Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo lớn nhỏ. Trong các đảo lớn, nhỏ được chia làm các nhóm chính:- Nhóm đảo An Vĩnh: Tên gọi An Vĩnh được lấy theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước - nơi buổi đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào. Nhóm đảo An Vĩnh có các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của quần đảo Hoàng Sa, là Phú Lâm và Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam....Các đảo nhóm An Vĩnh cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như Đảo Cây, Đảo Trung, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Đá, Đảo Linh Côn, Đảo Phú Lâm.

Đảo Phú Lâm, Trung Quốc Chiếm đóng trái phép- Nhóm đảo Lưỡi Liềm còn có tên gọi là nhóm Trăng Khuyết vì có hình cánh cung. Nhóm này nằm phía Tây quần đảo, cách nhóm An Vĩnh vào khoảng 20 hải lý. Nhóm này gồm các đảo chính; Đảo Hoàng Sa, đảo Đá bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Duy Mộng, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn.

Đảo Tri Tôn *Quần đảo Trường Sa gồm bao nhiêu đảo?  [huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà]

Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo hoàng Sa 200 hải lý về phía Nam, cách Vũng Tàu khoảng 340 hải lý, cách Cam Ranh [Khách Hòa] khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam [Trung Quốc] khoảng gần 600 hải lý. Quần đảo Hoàng Sa gồm nhiều đảo nổi và mỏm ngầm nằm không sâu dưới mặt biển, có khi ở dạng nửa chìm, nửa nổi tùy theo thủy triều lên hoặc xuống.Với khoảng trên 100 đảo, đá, bãi cạn nằm rải rác trong khu vực khoảng từ 6 độ 5 phút đến 13 độ vĩ độ Bắc và từ 111 độ 3 phút đến 117,02 phút độ Đông, trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2.Tổng diện tích của tất cả đảo, đá, cồn, bãi của quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2, nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa [10 km2], nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp nhiều lần quần đảo Hoàng Sa.Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Trường Sa gồm 135 đảo lớn, nhỏ.Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.Trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa.

Xem thêm: Trinh Phạm Là Ai 9 Năm - Trinh Phạm Cao Bao Nhiêu

1. Nhóm đảo Song Tử gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, bãi Đá Bắc, bãi Đá Nam, bãi cạn Đinh Ba, bãi cạn Núi Cầu. Hai hòn đảo [Song Tử Đông và Song Tử Tây] nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang [Ninh Thuận]. Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón, vòng quanh hai đảo này về phía đông và nam chừng 5 hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây. Song Tử Đông có hình dáng hơi tròn, diện tích 12,7 ha, dài 900 m, rộng 250 m, cao độ 3 m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối. Song Tử Tây hình lưỡi liềm, nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700 m, rộng 300 m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp ra-đa thời Việt Nam Cộng hòa.

Đảo Song Tử Tây

Chùa Song Tử Tây

Đảo Chìm Đá Nam 2. Nhóm đảo Thị Tứ nằm ở phía Nam nhóm đảo Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá [Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Xu Bi, Vĩnh Hảo]. Đảo Thị Tứ hình bầu dục, rộng 550 m, dài 700 m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có các loại cây: mù u, bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Quanh đảo có nhiều bãi đá ngầm và rong biển. 

Đảo Thị Tứ - Philipin chiếm đóng của Việt Nam3. Nhóm đảo Loại Ta nằm ở phía đông nhóm đảo Thị Tứ, gồm đảo Loại Ta và cồn san hô Lan Can [hay An Nhơn] đá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta Bắc, bãi Loại Ta Nam, đảo Dừa và đá Cá Nhám. Đảo hình tròn, đường kính 300 m, cao khoảng 2 m, trên đảo có nhiều cây lớn. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên phong cảnh đẹp, có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước.4. Nhóm đảo Nam Yết nằm ở phía nam nhóm đảo Loại Ta, gồm đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Ba Bình, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ. Nam Yết là hòn đảo cao nhất của quần đảo, lớn thứ hai sau đảo Ba Bình, ở phía Nam của nhóm đảo, hình chữ C, dài khoảng 700 m, rộng 250 m, cao khoảng gần 5m. Trên đảo có nhiều loại cây và nhiều giống cây cỏ có gai vùng nhiệt đới. Quanh đảo có vòng san hô và bãi đá ngầm. Đảo Sơn Ca có hình giống chữ C, dài 391 m, rộng 156 m, cao 3 m. Đảo Ba Bình được xem là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thấp hơn đảo Nam Yết một chút. Nhìn chung nhóm đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt. Phía Tây Nam nhóm Nam Yết có đá Chữ Thập, đây là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25 km, rộng tối đa 6 km. 

Đảo Sơn Ca - Trường Sa, Việt nam

Đảo Nam Yết, Trường Sa, Việt Nam5. Nhóm đảo Sinh Tồn nằm ở phía nam nhóm đảo Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn và đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà.

Đảo Sinh Tồn

Đảo Cô Lin6. Nhóm đảo Trường Sa nằm ở phía nam và tây nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm đảo Đá Lát, Trường Sa, đảo Đá Đông đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh [Hòn Sập] và đá Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ. Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía bắc. Nhóm đảo không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm, có dược tính, các loại rau sam, muống biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt, song lại có mùi tanh của san hô. 

Đảo Trường Sa lớn7. Nhóm đảo An Bang nằm phía nam nhóm đảo Trường Sa, gồm có đảo An Bang, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bãi Thuyền Chài, bãi Trăng Khuyết, bãi Kiệu Ngựa, và đá Ba Kè, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, đá Hoa Lau. An Bang là đảo duy nhất giống như một cái túi, đáy nằm ở phía đông và miệng thắt lại ở phía tây. Đảo tương đối nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m lúc nước ròng.

Video liên quan

Chủ Đề