Học Luật kinh tế có làm công chứng viên được không

Sau khi đã cầm trên tay tấm bằng Cử nhân Luật, nếu có nguyện vọng trở thành công chứng viên, một người cần trang bị những gì? Luật công chứng năm 2014 có những quy định trả lời cụ thể vấn đề này.

Tham gia khóa đào tạo hành nghề tại Học viện Tư pháp

Trước hết, để trở thành công chứng viên, một người bắt buộc phải là công dân Việt Nam, được đào tạo và có bằng cử nhân luật; có đủ sức khỏe và tư cách đạo đức tốt.

Sau khi có bằng cử nhân luật, người đó phải tham gia khóa đào tạo nghề công chứng trong 12 tháng tại Học viện Tư pháp. Sau khóa đào tạo chuyên môn, Học viện Tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho người học.

Việc tham gia khóa đào tạo hành nghề công chứng không bị áp dụng cho tất cả các trường hợp. Cụ thể, theo Điều 10 Luật Công chứng 2014, những đối tượng sau sẽ được miễn đào tạo hành nghề công chứng:

- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên pháp luật cao cấp.

Các trường hợp được miễn đào tạo hành nghề công chứng vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại Học viện Tư pháp trong 03 tháng và tập sự hành nghề.

Điều kiện để trở thành công chứng viên [Ảnh minh họa]

Tập sự hành nghề

Người đã hoàn thành khóa đào tạo hành nghề công chứng hoặc khóa học bồi dưỡng hành nghề công chứng đăng ký việc tập sự hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nhận tập sự.

Trường hợp không tìm được tổ chức hành nghề công chứng để tập sự hoặc gặp khó khăn trong việc tự liên lạc, người tập sự có thể liên hệ với Sở Tư pháp đại phương nơi mình muốn tập sự để được bố trí phù hợp [Khoản 1, Điều 11 Luật Công chứng 2014].

Thời gian thực tập hành nghề công chứng là 12 tháng đối với những người tốt nghiệp khóa đào tạo hành nghề công chứng, 03 tháng đối với người tốt nghiệp khóa bồi dưỡng nghề công chứng. Người có nguyện vọng được quyền thay đổi nơi tập sự nhưng phải đảm bảo tổng thời gian tập sự tối thiểu tại mỗi tổ chức hành nghề là 03 tháng [Khoản 2, Điều 3, Thông tư 04/2015/TT-BTP].

Kiểm tra kết quả tập sự

Việc đăng ký kiểm tra kết quả tập sự có thể được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự khi có kỳ kiểm tra do Bộ Tư pháp tổ chức hoặc ngay khi người tâp sự nộp báo cáo kết quả tập sự. Một năm, Bộ Tư pháp tổ chức 02 kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Trong trường hợp không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trước, người tập sự được phép đăng ký kiểm tra lại trong đợt sau nhưng tổng số lần kiểm tra tối đa chỉ 03 lần [Điều 16, Điều 17, Thông tư 04/2015/TT-BTP].

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Bổ nhiệm công chứng viên

Khi đạt tiêu chuẩn hành nghề và đã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, có giấy chứng nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng, người có nguyện vọng đủ điều kiện nộp hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 12 của Luật Công chứng 2014.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên. Đây là thời điểm xác định một người chính thức trở thành công chứng viên.

Xem thêm:

Luật Công chứng: 8 điểm đáng chú ý nhất năm 2018

Con đường trở thành một luật sư ở Việt Nam

LuatVietnam

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.

Vậy, để trở thành công chứng viên, người có nhu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì ?

Căn cứ theo Điều 8 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 [gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014], Luật quy định như sau:

Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”

Từ quy định trên, có thể thấy Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

Cử nhân là thuật ngữ để chỉ những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đại học của mỗi quốc gia. Thông thường, mỗi cá nhân phải mất một khoảng thời gian học tập theo chương trình đào tạo của mỗi trường thì mới có thể trở thành cử nhân đại học.

Thời gian học tập này thường sẽ kéo dài khoảng bốn năm. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo của một số trường có thể kéo dài hơn bốn năm.

Bằng cử nhân là một loại bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bằng cử nhân được cấp cho những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo để được cấp bằng cử nhân phụ thuộc vào từng lĩnh vực, trình độ của sinh viên theo học.

Vậy, bằng cử nhân Luật được hiểu là bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được cấp cho các sinh viện Luật đã tốt nghiệp đại học ngành Luật. Với thời gian đào tạo dài khoảng bốn năm. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo của một số trường có thể kéo dài hơn bốn năm.

Theo Luật Công chứng thì một trong những tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên là phải có thời gian công tác pháp luật. Thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật. Thời gian công tác pháp luật được hiểu là tổng thời gian mà cá nhân đảm nhận các chức vụ có liên quan đến Luật [Công chứng, Tư vấn Luật, Tố tụng, Viện Kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế,…].

Đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng

+ Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Luật công chứng năm 2014 bao gồm: người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài trong 12 tháng sau khi có bằng cử nhân luật đối với những trường hợp không được miễn đào tạo nghề công chứng kể trên. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Luật công chứng năm 2014 thì: “Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự”.

Sau khi tham gia quá trình tập sự hành nghề công chứng, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là người được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Do đó, để hành nghề công chứng viên cần có một sức khỏe tốt trong qua trình làm việc để bảo đảm trung thực, khách quan và chính xác trong qua trình làm việc.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các tiêu chuẩn của công chứng viên.

Luật Hoàng Anh

Đánh giá bài viết :

Luật kinh tế là một trong những ngành nghề không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, Ngành Luật kinh tế luôn gắn liền với sứ mệnh định hướng và kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng và bền vững.

Đối với những thí sinh đang nuôi ý định lựa chọn đăng ký ngành học này, thì ắt hẳn sẽ phân vân có nên học ngành Luật kinh tế hay không? Tốt nghiệp Văn bằng 2 Luật, Tại chức Luật ngành Luật kinh tế ra làm gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc này.

Vì sao nên học ngành Luật kinh tế?

Chính sự nhạy bén và am tường kiến thức của các chuyên gia về Luật kinh tế sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững, và an toàn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi hơn. Vì thế, Ngành Luật kinh tế được xem là một ngành đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, chỉ ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, thì Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, cần 2.000 công chứng viên, khoảng 3.000 chấp hành viên, và khoảng 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại.

Như vậy, những cử nhân Luật kinh tế có trình độ cao trong lĩnh vực luật pháp – kinh doanh – thương mại – sở hữu kỹ năng chuyên sâu đàm phán, khả năng tư vấn, giải quyết những vấn đề pháp lý, đảm đương tốt việc nghiên cứu đặt ra trong thực tiễn kinh doanh sẽ trở thành đối tượng săn đón của các nhà tuyển dụng.

Tốt nghiệp Đại học ngành Luật kinh tế ra làm công việc gì?

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp cùng quá trình giao thương kinh tế trong thời hội nhập, sẽ tạo ra những thách thức lớn trong kinh doanh về các mặt liên quan đến pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế. Bởi vậy, nhu cầu nhân lực ở ngành Luật kinh tế sẽ có nhiều tiềm năng ổn định trong xã hội.

Các tân cử nhân tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, sẽ dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cụ thể cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Làm chuyên gia tư vấn pháp lý, đánh giá, phân tích, giải quyết những vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, đúng chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh t;
  • Làm chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
  • Làm chuyên viên tư vấn pháp luật, hành pháp, chuyên viên lập pháp và tư pháp;
  • Làm công tác nghiên cứu – giảng dạy về pháp luật kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề