Học viện Tài chính phương thức tuyển sinh 2022

Học viện Tài chính tham gia ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày 24/7. Tại đây, các chuyên gia, giảng viên của học viện đã giải đáp cho các phụ huynh và thí sinh có góc nhìn sâu hơn về cách thức đăng ký, lựa chọn ngành nghề để từ đó đưa ra nguyện vọng phù hợp với bản thân.

Nhằm giúp các thí sinh có mong muốn theo học tại Học viện Tài chính dễ dàng sắp xếp, đăng ký các nguyện vọng trên cổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] từ ngày 22/7, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch - Thường trực Hội đồng tuyển sinh, Trưởng Ban Quản lý đào tạo [Học viện Tài chính].

Các chuyên gia, giảng viên của Học viện Tài chính đã giải đáp cho các phụ huynh và thí sinh rõ hơn về cách thức đăng ký, lựa chọn ngành nghề vào học viện. Ảnh: Đức Việt.

PV: Xin ông cho biết những điểm chính trong phương thức tuyển sinh đại học của Học viện Tài chính năm 2022?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch: Năm nay, Học viện Tài chính tuyển sinh theo 5 phương thức, về cơ bản giống với những năm trước đây. Trong đó, phương thức được nhiều thí sinh quan tâm là xét tuyển học sinh giỏi [HSG] bậc trung học phổ thông [THPT], đăng ký từ ngày 28/5 - 16/6/2022. Ngày 21/7, học viện đã công bố danh sách thí sinh có hồ sơ hợp lệ khi xét bằng phương thức này.

Theo đó, các thí sinh có hồ sơ hợp lệ sẽ đợi thông báo kết quả trúng tuyển trước 17 giờ ngày 17/9/2022 theo quy định của Bộ GD&ĐT, cùng với phương thức xét điểm thi THPT. Còn những thí sinh có hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đủ điều kiện theo đề án của học viện, nhưng cho rằng hồ sơ của mình hợp lệ, có thể gửi đơn phúc khảo theo mẫu về để hội đồng tuyển sinh của học viện rà soát trước 17giờ ngày 28/7/2022.

Năm 2022, Học viện Tài chính tuyển sinh 4.000 chỉ tiêu đại học chính quy

Năm 2022, Học viện Tài chính tuyển sinh 4.000 chỉ tiêu đại học chính quy, trong đó có 1.000 chỉ tiêu Chương trình chất lượng cao, 3.000 chỉ tiêu Chương trình chuẩn. Ngoài ra còn có 120 chỉ tiêu Chương trình liên kế quốc tế với Trường Đại học Greenwich [Vương quốc Anh] mỗi bên cấp một bằng cử nhân [DDP].

PV: Một số thí sinh thắc mắc, trước 21/7, nhiều trường như Đại học Kinh tế quốc dân, Ngoại thương... đã công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét học bạ, hoặc xét tuyển sớm của trường, tuy nhiên Học viện Tài chính vẫn chưa công bố? Như vậy có làm mất cơ hội xét tuyển của các thí sinh không, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch: Ngày 21/7 học viện công bố danh sách các hồ sơ đủ điều kiện xét tuyển diện HSG ở bậc THPT để thí sinh biết và đăng ký xét tuyển vào Học viện Tài chính bằng phương thức này, việc này chỉ làm tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào học viện, vào ngành mà mình yêu thích vừa bằng phương thức xét tuyển HSG, vừa bằng phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT [ít nhất có hai cơ hội xét tuyển vào một ngành]. Học viện sẽ công bố kết quả xét tuyển HSG ở bậc THPT cùng với kết quả xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, dự kiến ngày 17/9.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch

PV: Trường hợp thí sinh có kết quả đủ điều kiện trúng tuyển xét học bạ vào một trường A, nhưng thí sinh vẫn muốn đặt nguyện vọng vào Học viện Tài chính, vậy khi thí sinh này đặt một mã ngành của học viện là nguyện vọng 1, ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển tại trường A là nguyện vọng 2 trên cổng của Bộ GD&ĐT thì nếu không trúng tuyển học viện thì có trúng trường A không, hay cơ hội của thí sinh sẽ bị giảm so với các thí sinh khác để trường A là nguyện vọng 1?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch: Năm 2022, Bộ GD&ĐT hỗ trợ các trường lọc ảo đối với tất cả các phương thức xét tuyển giúp cho thí sinh trúng tuyển vào trường, ngành mà mình yêu thích nhất; tức là trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất đủ điều kiện. Như vậy, giả định thí sinh không trúng tuyển vào Học viện Tài chính, thí sinh sẽ được xét tiếp xuống nguyện vọng 2 và khi đó em sẽ trúng tuyển vào trường A [vì đã đủ điều kiện trúng tuyển vào trường A - trừ điều kiện tốt nghiệp].

Thí sinh nên tận dụng cơ hội do nguyên tắc xét tuyển mang lại, bất luận như thế nào thì thí sinh đã chắc chắn trúng tuyển vào trường A, hãy mạnh dạn đặt nguyện vọng 1 vào Học viện Tài chính, nếu không trúng tuyển thì khi đó mới vào trường A; nếu không đặt nguyện vọng như vậy, có thể hối tiếc nếu thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Học viện Tài chính.

Đăng ký nguyện vọng trên cổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp tối ưu khả năng đỗ Học viện Tài chính

PV: Theo ông, để gia tăng cơ hội đỗ vào Học viện Tài chính, thí sinh nên đăng ký các nguyện vọng như thế nào trên cổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch: Sẽ có hai trường hợp như sau, trường hợp 1: Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT [mã phương thức xét tuyển 301]. Danh sách đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức này đã được Học viện Tài chính công bố ngày 22/7/2022. Khi đó, trên cổng của Bộ GD&ĐT, thí sinh ấy đăng ký nguyện vọng 1 cho ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển nêu trên thì chắc chắn thí sinh sẽ trúng tuyển vào Học viện Tài chính. Lưu ý, tổ hợp môn các em lựa chọn theo mã TT.

Trường hợp 2: Thí sinh đăng ký nhiều phương thức xét tuyển, vừa đăng ký theo phương thức xét tuyển HSG bậc THPT [mã phương thức xét tuyển 302, tổ hợp môn HSG], vừa đăng ký theo phương thức xét điểm thi THPT, đã bao gồm xét tuyển kết hợp điểm thi THPT với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế [mã phương thức xét tuyển 100, tổ hợp môn A00, A01, D01, D07], vừa đăng ký cả phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực [mã phương thức xét tuyển 402, tổ hợp môn DG], thì thí sinh ấy nên đưa toàn bộ nguyện vọng đã đăng ký theo phương thức xét HSG bậc THPT lên trước, rồi đến xét điểm thi THPT và sau cùng là xét điểm thi đánh giá năng lực. Thí sinh chỉ cần trả phí trên cổng của Bộ GD&ĐT cho các nguyện vọng đặt theo phương thức xét có sử dụng điểm thi THPT [ví dụ phương thức 100].

PV: Xin cảm ơn ông!

Các nguyện vọng xét tuyển trên Cổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là bình đẳng nhau

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch cho hay, các nguyện vọng xét tuyển trên Cổng của Bộ GD&ĐT là bình đẳng nhau, nên tại ngành X, trường A, một thí sinh đặt nguyện vọng 1, còn một thí sinh khác đặt nguyện vọng 10 thì hai nguyện vọng của hai thí sinh này được xét bình đẳng như nhau. Do đó, nếu các em đã có kết quả đủ điều kiện trúng tuyển ở một trường khác rồi, nhưng vẫn muốn đăng ký Học viện Tài chính thì các em cứ đăng ký các nguyện vọng vào Học viện Tài chính lên đầu, rồi sau đó đến nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển vào trường kia. Trường hợp lỡ không đỗ Học viện Tài chính các nguyện vọng đã đăng ký thì thí sinh vẫn sẽ đỗ tại nguyện vọng của trường đã có kết quả đủ điều kiện trúng tuyển.

Học viện Tài chính đã công bố phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022.

Thông tin chi tiết mời các bạn kéo xuống bài viết dưới đây nhé.

GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên đơn vị: Học viện Tài Chính
  • Tên tiếng Anh: Academy of Finance [AOF]
  • Mã trường: HTC
  • Loại trường: Công lập
  • Trực thuộc: Bộ Tài chính
  • Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học – Bồi dưỡng ngắn hạn
  • Lĩnh vực: Kinh tế – Tài chính
  • Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 8389 326
  • Email:
  • Website: //hvtc.edu.vn/
  • Fanpage: //www.facebook.com/aof.fanpage

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022

[Dựa theo Thông tin tuyển sinh đại học năm 2022 của Học viện Tài chính cập nhật mới nhất ngày 8/7/2022]

1. Các ngành tuyển sinh

Tổng chỉ tiêu: 4000

Các ngành đào tạo Học viện Tài chính tuyển sinh năm 2022 như sau:

  • Ngành Ngôn ngữ Anh
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7220201
  • Chỉ tiêu: 200
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Kinh tế
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7310101
  • Chỉ tiêu: 240
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng 1
  • Mã đăng ký xét tuyển: 73402011
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Quản lý tài chính công
    • Chuyên ngành Thuế
    • Chuyên ngành Hải quan & Nghiệp vụ
    • Chuyên ngành Ngoại thương
    • Chuyên ngành Tài chính quốc tế
    • Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
  • Chỉ tiêu: 560
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng 2
  • Mã đăng ký xét tuyển: 73402012
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
    • Chuyên ngành Phân tích tài chính
    • Chuyên ngành Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản
  • Chỉ tiêu: 490
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng 3
  • Mã đăng ký xét tuyển: 73402013
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
    • Chuyên ngành Phân tích tài chính
    • Chuyên ngành Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản
  • Chỉ tiêu: 310
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
  • Ngành Kế toán
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340301
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
    • Kiểm toán
    • Chuyên ngành Chuyên ngành Kế toán công
  • Chỉ tiêu: 840
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng [Chuyên ngành Hải quan và Logistics] [Chất lượng cao]
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340201C06
  • Chỉ tiêu: 100
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng [Chuyên ngành Phân tích tài chính] [Chất lượng cao]
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340201C09
  • Chỉ tiêu: 50
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng [Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp] [Chất lượng cao]
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340201C11
  • Chỉ tiêu: 200
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Kế toán [Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp] [Chất lượng cao]
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340301C21
  • Chỉ tiêu: 200
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Kế toán [Chuyên ngành Kiểm toán] [Chất lượng cao]
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340301C22
  • Chỉ tiêu: 150
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Chương trình liên kết đào tạo với ĐH Greenwich [UK] [2 bằng]
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340201DDP1
  • Chỉ tiêu: 30
  • Tổ hợp xét tuyển: A00
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Chương trình liên kết đào tạo với ĐH Greenwich [UK] [2 bằng]
  • Mã đăng ký xét tuyển: 7340201DDP2
  • Chỉ tiêu: 90
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07
  • Ngành Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính
  • Ngành Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán
  • Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Toulon [Pháp]
  • Chỉ tiêu: 200

Chương trình chất lượng cao

Tên ngành/chuyên ngành Mã xét tuyển Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
Tài chính ngân hàng [CLC]
– Chuyên ngành Hải quan và Logistics 7340201C06 A01, D01, D07 200
– Chuyên ngành Phân tích tài chính 7340201C09 A01, D01, D07 100
– Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp 7340201C11 A01, D01, D07 250
Kế toán
– Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp 7340301C21 A01, D01, D07 250
– Chuyên ngành Kiểm toán 7340301C22 A01, D01, D07 200

Chương trình DDP liên kết đào tạo giữa Học viện Tài chính và Đại học Greenwich [UK] mỗi bên cấp 1 bằng cử nhân

Tên ngành/chuyên ngành Mã xét tuyển Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
Tài chính – Ngân hàng 7340201DDP1 A00 30
Tài chính – Ngân hàng 7340201DDP2 A01, D01, D07 90

Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon [Cộng hòa Pháp]

2. Tổ hợp môn xét tuyển

Học viện Tài chính tuyển sinh đại học năm 2022 theo các khối xét tuyển sau:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối D01 [Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]

3. Phương thức xét tuyển

Học viện Tài chính tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT
  • Phương thức 2: Xét học sinh giỏi bậc THPT
  • Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Phương thức 4: Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và kết quả thi tốt nghiệp tHPT năm 2022
  • Phương thức 5: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và kết quả thi đánh giá tư duy do trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022

    Phương thức 1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm

Các bạn xem chi tiết hơn trong bài viết về các đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

    Phương thức 2. Xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT

Điều kiện xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT

  • Tốt nghiệp THPT
  • Hạnh kiểm 3 năm THPT loại tốt
  • Không xét tuyển thí sinh theo học chương trình Giáo dục thường xuyên

Đối tượng xét tuyển

a] Đối tượng được xét tuyển vào tất cả các ngành của Học viện:

  • Thí sinh tham dự kì thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba, KK kì thi chọn HSG quốc gia của một trong các môn Toán, Lý, Hóa, Tin, Anh, Văn hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba, tư cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia có nội dung đề tài dự thi về Toán, Lý, Hóa, Tin, Anh, Văn.
  • Thí sinh có học lực giỏi 3 năm THPT trong đó có kết quả học tập năm lớp 12 mỗi môn theo tổ hợp xét tuyển >= 7.0
  • Thí sinh có học lực giỏi 2 năm THPT trong đó có năm lớp 12 và đạt một trong các yêu cầu dưới đây:

+] Đạt giải nhất, nhì, ba, KK kì thi chọn HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi về 1 trong các môn Toán, Lý, Hóa, Tin, Anh, Văn.

+] Đạt giải nhất, nhì, ba cuộc thi KHKT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi về 1 trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Tin, Anh, Văn

+] Có chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 55 điểm hoặc chứng chỉ Cambridge FCE [chứng chỉ còn hạn sử dụng tới ngày nộp hồ sơ]

+] Có kết quả thi SAT 1050/1600 hoặc điểm ACT từ 22

a] Đối tượng được xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế:

Có học lực giỏi năm lớp 12 và kèm theo 1 trong các điều kiện sau:

  • Có chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 55 điểm hoặc có chứng chỉ Cambridge FCE
  • Có kết quả thi SAT từ 1050/1600 hoặc điểm ACT từ 22
  • Đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích các kì thi chọn HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW một trong các môn Toán, Lý, Hóa, Tin, Anh, Văn
  • Đạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW có nội dung đề tài dự thi 1 trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Tin, Anh, Văn

Cách tính điểm xét học sinh giỏi

ĐXT = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

  • Điểm môn 1 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 1
  • Điểm môn 2 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 2
  • Điểm môn 3 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 3

Hồ sơ xét tuyển học sinh giỏi

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu [tải xuống]
  • Bản sao công chứng học bạ THPT hoặc kết quả học tập trích ngang
  • Bản sao công chứng giấy tờ ưu tiên [nếu có]
  • Bản sao công chứng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế [nếu có]
  • Bản sao công chứng giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung đề tài dự thi cấp tỉnh, cấp Bộ liên quan môn học [nếu có]

    Phương thức 3. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Đối tượng xét tuyển

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 trên toàn quốc

Nguyên tắc xét tuyển

  • Xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi với từng ngành, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký
  • Thí sinh nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển thực hiện theo thứ tự ưu tiên các nguyện vọng, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký
  • Thí sinh bằng điểm sẽ xét ưu tiên điểm môn Toán
  • Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài [đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam] ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, căn cứ theo kết quả học bạ của thí sinh, Giám đốc Học viện xem xét quyết định cho vào học.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển kết quả thi THPT năm 2022

Hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

    Phương thức 4. Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT năm 2022

Đối tượng xét tuyển

  • Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5, TOEFL iBT 55 điểm, Cambridge FCE hoặc SAT từ 1050/1600 hoặc ACT từ 22 điểm
  • Có kết quả điểm thi 2 môn thi Toán + Văn hoặc Toán + Vật lí hoặc Toán + Hóa >= 11.0 điểm

Cách tính điểm xét tuyển

ĐXT = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

  • Điểm môn 1: Điểm Toán
  • Điểm môn 2: Điểm Văn/Vật lí/Hóa học
  • Điểm môn 3: Điểm môn tiếng Anh quy đổi theo chứng chỉ trong bảng dưới đây:
IELTS 5.5 >= 6.0
TOEFL iBT 55 >= 60
SAT 1050/1600 >= 1200/1600
ACT 22 >= 26
Cambridge FCE CAE
Điểm quy đổi 9.5 10.0

Hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu
  • Bản sao công chứng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

    Phương thức 5. Xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy

Đối tượng xét tuyển

  • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐHQGHN >= 100 điểm
  • Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2022 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội >= 25 điểm

Cách tính điểm xét tuyển

  • Với điểm thi của ĐHQGHN: ĐXT = Điểm thi ĐGNL x 30/150 + Điểm ưu tiên [nếu có]
  • Với điểm thi của trường ĐHBKHN: ĐXT = Điểm thi ĐGTD x 30/40 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Hồ sơ đăng ký xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu
  • Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy

4. Đăng ký xét tuyển

a] Thời gian đăng ký xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp tHPT năm 2022: Theo quy định của Bộ GD&ĐT
  • Xét học sinh giỏi bậc THPT: Dự kiến từ ngày 28/5 – 8/6/2022
  • Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022: Từ ngày 13/7 – 18/7/2022.
  • Xét kết quả thi ĐGNL/ĐGTD: Từ ngày 13/7 – 18/7/2022.

b] Lệ phí xét tuyển

  • Xét học sinh giỏi bậc THPT, xét tuyển kết hợp, xét kết quả thi ĐGNL/ĐGTD: 100.000 đồng/hồ sơ

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2021

Xem chi tiết hơn tại: Điểm chuẩn Học viện Tài chính

Tên ngành Điểm chuẩn
2019 2020 2021
Ngôn ngữ Anh 29.82 32.7 35.77
Kinh tế 21.65 24.7 26.35
Quản trị kinh doanh 25.55 25.5 26.7
Tài chính – Ngân hàng [A00, A01, D07] 21.45 25 26.1
Tài chính – Ngân hàng [D01] 22 25 26.45
Kế toán [A00, A01, D07] 23.3 26.2 26.55
Kế toán [D01] 23 26.2 26.95
Hệ thống thông tin quản lý 21.25 24.85 26.1
Kiểm toán [CLC] 31 35.73
Kế toán doanh nghiệp [CLC] 30.57 35.13
Tài chính doanh nghiệp [CLC] 30.17 35.7
Phân tích tài chính [CLC] 31.8 35.63
Hải quan & Logistics [CLC] 31.17 36.22

Video liên quan

Chủ Đề