Hội gióng được diễn ra hàng năm ở đâu

Nhân dịp Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2022) và hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), lễ hội năm nay được tổ chức trong 5 ngày với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao đa dạng như Lễ hội Hoa giấy Phù Đổng lần thứ Nhất; Tế thánh tại Đền Thượng; Ngoại đàn tại sân Đền Thượng; Lễ rước khám đường; Thi đấu giải cầu lông, bóng chuyền; Hát quan họ tại Ao rối; Lễ rước nước truyền thống; Kén tướng; Các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch; Biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống quan họ, hát chèo, hát tuồng; Hội trận truyền thống...

Hội gióng được diễn ra hàng năm ở đâu
Cũng nhân dịp này, huyện Gia Lâm sẽ vinh dự đón quyết định công nhận Điểm du lịch Phù Đổng. Ảnh: LĐ

Đặc biệt, cũng trong lễ hội lần này, huyện Gia Lâm cũng sẽ vinh dự đón quyết định công nhận Điểm du lịch Phù Đổng. Đây sẽ là một trong những điểm nhấn giúp huyện Gia Lâm trở thành một trong những điểm đến mới, nổi bật và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

Được biết, Lễ hội Gióng Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) là Hội Trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý; diễn ra từ ngày mùng 7 - 9.4 Âm lịch hàng năm nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.

Hội gióng được diễn ra hàng năm ở đâu
Nhiều hoạt động văn hoá - thể thao đa dạng sẽ được tổ chức tại Lễ hội Gióng Đền Phù Đổng năm 2022. Ảnh: LĐ

Lễ hội được người dân Phù Đổng bảo tồn, trao truyền cơ bản nguyên vẹn từ đời này qua đời khác; là một kịch trường dân gian, diễn ra trong một không gian rộng lớn với hàng nghìn vai diễn chính là nhân dân; nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Với sự đặc sắc và những giá trị lo lớn ấy, năm 2010, Hội Gióng ở Đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm cùng với Hội Gióng Đền Sóc, huyện Sóc Sơn đã được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.  

BNEWS Đã thành thông lệ, hằng năm vào các ngày từ mồng 6 đến 8 tháng Giêng âm lịch, Lễ Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lại được tổ chức.

Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người có công đánh thắng giặc Ân, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm.

Truyền thuyết Thánh Gióng

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng.

Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng 4 Âm lịch và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng Giêng Âm lịch.

Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ... tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội.

Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng…

Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh. Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm (khu đất ven hồ sen đầu làng Đổng Viên, cách đền Thượng chừng 2 km) và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia.

Chiến trường là 3 chiếc chiếu, mỗi chiếu có 1 chiếc bát to tượng trưng cho núi đồi, úp trên 1 tờ giấy trắng tượng trưng cho mây trời. Vây quanh là đại quân của Gióng và phía bên kia là đại quân của 28 nữ tướng giặc (biểu tượng cho yếu tố âm).

Sau nghi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kỵ là lá cờ bị cuốn vào cán, bởi theo niềm tin của cư dân nơi đây thì đó là điềm rủi.

Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm.

Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 6 đến 8 tháng Giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội.

Từ xa xưa, việc rước đã được phân công cụ thể cho từng thôn chuyên trách và đi theo theo thứ tự: Trước hết là thôn Vệ Linh rước giò hoa tre, tiếp theo là các thôn Dược Thượng rước voi, Đan Tảo rước trầu cau, Đức Hậu rước ngà voi, Yên Sào rước cỏ voi (thân cây chuối), Yên Tàng rước tướng và mấy năm gần đây có thêm thôn Xuân Dục rước "Cầu Húc" (quả cầu tượng trưng cho mặt trời theo tín ngưỡng thờ thần mặt trời có từ xa xưa của cư dân nơi đây).

Sau phần nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật trang trọng, linh thiêng, là hai hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng ở đền Sóc. Đó là tục "cướp hoa tre" cầu may và tục chém "tướng" (giặc) được diễn xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ.

Trên thực tế, ngoài 2 hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù, Hà Nội còn có hơn 10 hội Gióng nữa (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (quận Long Biên)...

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở đền Phù Đổng (tương truyền đây là nơi Thánh Gióng sinh ra) và Hội Gióng ở đền Sóc (nơi Thánh Gióng bay về trời) là lễ hội có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng.

Tại đây, những nghi thức được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam.

Đây cũng chính là lý do để ngày 16-11-2010, tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNESCO đã chính thức công nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

>>> Lễ hội đền Trần năm 2017: Sẽ tổ chức phát ấn từ 5h ngày 15 tháng Giêng

>>> Lễ hội đền Trần - Thái Bình năm 2017 sẽ diễn ra trong 5 ngày

Hội gióng được diễn ra hàng năm ở đâu
Ông Hiệu Cờ biểu diễn trong lễ hội Thánh Gióng, xã Phù Đổng. Ảnh Tư liệu

Được tổ chức hàng năm vào các ngày mùng 7, 8 và 9 tháng Tư Âm lịch, hội Gióng ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là một lễ hội truyền thống độc đáo, đồ sộ với nhiều nét đặc sắc mà không lễ hội nào có được. Một lễ hội đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Cứ vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư Âm lịch hàng năm, người dân xã Phù Đổng lại háo hức chuẩn bị cho ngày hội Gióng. Mặc dù đến mùng 7, 8, 9 tháng Tư mới diễn ra, nhưng không khí chuẩn bị cho lễ hội đã vô cùng tấp nập.

Rộn ràng đăng ký “đóng vai”

Hội Gióng là một lễ hội mô phỏng diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng nên mỗi năm có hàng nghìn người đăng ký tham gia vào các “vai diễn” khác nhau, từ Ông Hiệu (tượng trưng cho Thánh Gióng và các tướng sĩ), rồi Làng Áo đỏ (đội quân trinh sát nhỏ tuổi), Làng Áo đen (đội dân binh)... Và nếu số người đăng ký nhiều hơn số lượng quy định thì Tiểu ban Tổ chức Lễ hội sẽ phải lựa chọn một lần nữa hoặc tổ chức bốc thăm để quyết định người tham gia.

Theo Ban Quản lý Di tích xã Phù Đổng, việc chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành từ cuối tháng Hai, đầu tháng Ba Âm lịch, trong đó quan trọng nhất là chọn người tham gia vào các vai diễn như: Hiệu Cờ, Hiệu Trống, Hiệu Chiêng, Hiệu Trung quân… Song song với việc phân bổ, lựa chọn các vai, Tiểu ban Tổ chức Lễ hội sẽ đề xuất các yêu cầu chuẩn bị trang phục cho từng loại vai diễn, kiểm tra các loại dụng cụ, xe long mã và các loại đồ thờ cúng phục vụ các công đoạn của lễ hội.
Cũng theo Ban Quản lý Di tích, tất cả những người tham gia vào các vai diễn đều phải tự lo kinh phí, từ luyện tập, quần áo, mũ nón, ăn uống cho người phục vụ. Trong đó, thời gian luyện tập của các vai chính như Ông Hiệu diễn ra cả tháng trời. Mỗi gia đình có người tham gia đóng các vai quan trọng này phải nuôi hàng chục người phục vụ trong suốt lễ hội. Đặc biệt, các Ông Hiệu khi được lựa chọn phải sống biệt lập một tháng trong phòng riêng, có trang thiết bị riêng, không sinh hoạt chung với gia đình cũng như người ngoài. Mọi giao dịch từ bên ngoài đều phải thông qua người phục vụ và bằng hiệu lệnh, tuyệt đối tuân theo mọi sự chỉ dẫn của người thầy dạy.

Những “trận đánh” đặc sắc

Xưa kia, hội Gióng ở Phù Đổng diễn ra chính thức từ ngày mùng 1 đến ngày 12 tháng Tư lịch trăng. Nay, lễ hội Thánh Gióng chính thức được diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 7 đến mồng 9 thánh Tư Âm lịch. Trong 3 ngày lễ hội, vào các buổi sáng sớm, bao giờ cũng phải tiến hành nghi thức tế Thánh trước khi triển khai thực hành các hình thức khác của diễn xướng hội. Đây là nghi thức tế trời đất.

Đến ngày mùng 9 tháng Tư (ngày hội chính) là thời điểm trọng tâm và náo nhiệt nhất của toàn bộ diễn trình hội Gióng. Ngay từ sáng sớm, khi lễ tế Thánh được thực hành, tuy hình thức vẫn như 2 ngày trước đó, nhưng không khí đã tăng phần trang nghiêm, trang trọng và linh thiêng. Sau lễ tế Thánh, thời gian gần trọn buổi sáng dành cho dân chúng bản xứ và thập phương vào đền Thượng làm lễ dâng hương, đặt lễ và cầu cúng theo nhu cầu cá nhân. Song hành là lễ tế cờ do ông thủ chỉ của thôn chủ tọa, đã được đề cử trước đó, chỉ đạo hành lễ. Các ông Hiệu tùy theo nhiệm vụ và vị trí, triển khai kiểm tra, rà soát nhân số của mình...

Đến đầu giờ Ngọ (khoảng 1 giờ chiều), phường Ải Lao diễn trò săn hổ trước Đền Thượng mang ý nghĩa thiêng liêng, sức mạnh đoàn kết có thể chiến thắng thú dữ. Trong khi đó, ở cuối làng Đổng Viên, trên bãi Đống Đàm cạnh hồ sen - tượng trưng cho trận địa địch, 28 nữ tướng địch đã dàn trận. Tiếp đó là hội trận tái hiện đội quân Thánh Gióng xuất quân đánh giặc với phường áo đỏ, áo đen với ông Tiểu cổ dẫn đoàn ca vũ Ải Lao, ông hiệu Chiêng, hiệu Trống, hiệu Cờ, đội quân phù giá tháp tùng xe Long Mã, rồi đến cuộc giao chiến với giặc được hình tượng hóa qua ba ván múa cờ hết sức độc đáo của ông hiệu Cờ. Ván cờ thứ ba kết thúc, nghĩa là quân ta đã thắng.

Sau trận đánh Đống Đàm là trận đánh ở Soi Bia. Tương truyền, sau khi giành thắng lợi, đại quân Thánh Gióng đang ăn mừng chiến thắng ở Đền Thượng thì nhận được hung tin quân địch phản kích, bao vây quân ta. Ngay lập tức, đội quân Thánh Gióng xung trận lần thứ 2. Trận địa ở Soi Bia được bố trí tương tự ở Đống Đàm, chỉ khác là cờ được phất từ trái sang phải, ngược chiều với trận đánh thứ nhất. Ván thứ ba kết thúc thì tiếng trống, chiêng nổi ba hồi vang rền, báo tin quân ta thắng trận hoàn toàn. 28 tướng giặc phải rời kiệu, quỳ gối chắp tay xin hàng. Lúc này, ông thủ từ bên phía đại quân đến trước hai nữ tướng chỉ huy, tước kiếm, lột mũ áo và múa kiếm xung quanh 2 người này, tượng trưng cho sự hành quyết. Các nữ tướng còn lại được tha bổng…
Năm nay, để tổ chức lễ hội một cách chu đáo, UBND huyện Gia Lâm đã lên kế hoạch, phân công công việc chi tiết cho từng đơn vị, phòng ban và UBND xã Phù Đổng. Theo ông Lý Duy Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, thời gian tổ chức lễ hội Gióng năm 2017 diễn ra từ ngày 1/5 đến ngày 4/5/2017 (tức từ mùng 6 đến mùng 9/4 Âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Phù Đổng.

Lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội đan xen nhau, trong đó phần lễ gồm Lễ tế Thánh tại đền Thượng, Ngoại đàn tại sân đền Thượng, Rước Khám đường, Lễ rước cỗ về đền Mẫu và Lễ hội trận truyền thống với 2 trận đánh cờ tại Đống Đàm và Soi Bia; phần hội là các hoạt động văn hóa nghệ thuật như hát tuồng, cải lương, hát quan họ…

(Theo KTĐT)