Hội nghị Bình Than có ý nghĩa rất quan trọng vì sao

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Bình Than, cái tên quen thuộc với nhiều người, với câu chuyện kể về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam bên ngoài hội nghị Bình Than. Nhiều năm qua, địa danh truyền thống đặc biệt này vẫn luôn được nhiều người nhắc tới.

Đến Bình Than, Lục Đầu Giang, vào những ngày đông này, vẫn thấy lau sậy hai bên bờ sông tốt rợp như cờ bay. Cả một vùng sông rộng lớn với sóng nước mênh mông ngàn đời vẫn chảy ra biển, thoảng trong gió phảng phất âm vang của hội nghị Bình Than hơn 700 năm về trước.

Tìm hiểu về nguyên thủy thì xa xưa, sông Thương - một trong sáu con sông hợp vào thành sông Lục  Đầu vốn có tên là sông Bình Than. Do đó, ở Thị Xã Chí Linh và nơi giáp ranh với huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương có bến đò Bình Than, và bến Bình Than là nơi người xưa vẫn đi lại giao thương bên bờ sông này. Tuy nhiên, chứng tích để lại đến ngày nay thì làng Bình Than thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Tại hội nghị khoa học lịch sử năm 2012 do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Ninh đồng tổ chức, các nhà nghiên cứu lịch sử đã chứng minh rằng, hội nghị Bình Than diễn ra tại bãi Nguyệt Bàn, thuộc làng Bình Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Bằng chứng là đến nay vẫn còn những địa danh gắn với di tích, như: Đại Than, Phù Than, Văn Than. Ngoài ra, tại xã Cao Đức có đền Tam Phủ vẫn còn lưu giữ sắc phong thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - nơi nhà vua ghé qua tế lễ trước khi đến hội nghị Bình Than.

Đền Tam Phủ.

Theo ghi chép của lịch sử, vào tháng 10 năm 1282, Vua Trần Nhân Tông triệu tập các vương hầu và danh sĩ tại hội nghị Bình Than, bàn về việc đánh quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2. Hội nghị này có lẽ đã diễn ra trên thuyền, giữa dòng Lục Đầu Giang để bảo đảm bí mật quân sự. Khi đó, Trần Quốc Toản vẫn còn là một thiếu niên và chưa được tham dự hội nghị quan trọng này, và vì thế mà có sự tích về việc bóp nát quả cam mà sau này nhiều người ghi nhớ.

Năm 2007, bãi Nguyệt Bàn, đền Tam Phủ, được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cả một vùng còn mênh mông sóng nước và nhiều cỏ lau ở hai bên bờ sông, tàu thuyền đi lại tấp nập. Dưới bến sông, người dân nuôi nhiều lồng bè cá, tăng gia sản xuất.

Bến Bình Than gắn liền sông Lục Đầu với nhiều tiềm năng về kinh tế và giao thông đường thủy. Nhiều người dân và chính quyền địa phương đang quan tâm phát triển du lịch sinh thái, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta xưa kia.

Để phát triển đa dạng kinh tế của các huyện phía đông nam của tỉnh Bắc Ninh, năm 2016, tỉnh đã hoàn thành xây dựng cầu Bình Than nối hai bên bờ sông Đuống. Trong đề án phát triển du lịch của huyện Gia Bình, giai đoạn 2020- 2025, sẽ trình lên cấp trên đề nghị công nhận bến Bình Than là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, xúc tiến đầu tư xây dựng bãi Nguyệt Bàn, khu nghỉ dưỡng sông Đuống gắn phát triển tổng thể du lịch Lục Đầu Giang. Cùng với đó, còn kết nối với các làng nghề truyền thống, như đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai, kết nối với đền thờ Cao Lỗ Vương, đền thờ Lê Văn Thịnh để phát triển đa dạng du lịch. 

Khu vực bến Bình Than và Lục Đầu Giang

Trong tương lai, khu vực bến Bình Than và Lục Đầu Giang sẽ dần trở thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận.

MINH MINH

Những câu hỏi liên quan

Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?

Hitler đã tự tử bằng cách nào? [Lịch sử - Lớp 9]

6 trả lời

Đàu cứt trâu là gì? [Lịch sử - Lớp 1]

3 trả lời

How do people typically see Mongols? [Lịch sử - Lớp 6]

3 trả lời

Năm 1459 thuộc thế kỉ thứ mấy? [Lịch sử - Lớp 5]

4 trả lời

Năm 1959 thuộc thế kỉ thứ mấy [Lịch sử - Lớp 5]

3 trả lời

- Sau khi thất bại nặng nề ở Đại Việt năm 1258, đội quân Nguyên Mông do Hốt Tất Liệt cầm đầu đã huy động được một lực lượng rất lớn có tới hàng chục vạn quân, trong đó có cả số quân tan vỡ ở Chiêm Thành hòng tiến vào thôn tính Đại Việt.
[links[]]
Hiểu rõ âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông

Để chuẩn bị cho đạo quân xâm lược, nhà Nguyên đã cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và thầy thuốc cho đội quân viễn chinh. Đưa quân nhiều, tướng giỏi chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, Hốt Tất Liệt tưởng có thể dễ dàng biến nước ta thành một tỉnh của đế quốc Nguyên Mông. Nhưng quân dân Đại Việt đứng đầu là Vương triều Trần không chịu khoanh tay chờ đợi quân giặc đến cướp nước.

Trong bao nhiêu năm đấu tranh ngoại giao, nhà Trần đã thấy rõ âm mưu của giặc và những năm về sau nhà Trần càng dự đoán cuộc chiến tranh xâm lược to lớn sắp xảy ra. Vì vậy, bề ngoài nhà Trần cố giữ quan hệ hòa hảo với Hốt Tất Liệt, nhưng bên trong ra sức chuẩn bị lực lượng, huấn luyện quân sĩ để đối phó. Vào những năm gần chiến tranh triều Trần đã xúc tiến một loạt những biện pháp nhằm đưa toàn quốc vào thế sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 10 năm Nhâm Ngọ [1582], khi được tin trấn thủ Lạng Châu Lương Uất báo về là quân Nguyên đòi mượn đường sang đánh Chiêm Thành, nhưng thực ra là vào xâm lược nước ta. Vua Trần đã ra Bình Than, thuộc Trần Xá, mở hội nghị vương hầu bách quan.
Ảnh minh họa.

Bình Than là tên sông

"Sông Bình Than, có tên khác là Bàu Than, Bài Than ở huyện Chí Linh, phát nguyên từ Xương Giang [sông Thương] đến sông Thị Cầu [sông Cầu]. Hai nhánh hợp lưu chảy qua hai núi Chí Linh, Phả Lại" [theo bản Viễn Đông Bác cổ]. An Nam chí nguyện lại cho biết "Núi Phả Lại... mặt kề Bình Than", "Sông Như Nguyệt [sông Cầu] thông với sông Bình Than", "Sông Thiên Đức [sông Đuống] dưới thông với sông Bình Than". Căn cứ những cứ liệu ấy, chắc chắn rằng sông Bình Than là sông Lục Đầu ngày nay. Trên tiếp nước sông Thương và sông Cầu, dưới tiếp nước sông Đuống. Xã Trần Xá ở gần nơi hợp lưu hai con sông, sông Thái Bình và sông Kinh Thầy ngày nay.

Cuộc họp này có mục đích "bàn kế hoạch đánh phòng" và chia quân giữ nơi hiểm yếu. Sở dĩ không họp ở Thăng Long, một phần triều Trần muốn tránh con mắt dò xét của quân Nguyên. Với mục đích bàn kế đánh giặc giữ nước, Hội nghị quân sự Bình Than có một ý nghĩa chính trị to lớn là làm cho chủ trương kháng chiến của triều đình thấm xuống khắp vương hầu bách quan, huy động được tất cả tầng lớp quý tộc tham gia kháng chiến.

Trong thời kỳ chuẩn bị đó, bài hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ra đời đã có tác dụng cổ vũ tinh thần tướng sĩ rất mạnh mẽ. Vương triều Trần đã nhận thức được sức mạnh của nhân dân qua cuộc kháng chiến lần thứ nhất 1258. Nên vào tháng Chạp năm Giáp Thân niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 [1285], thượng hoàng Thánh Tông đã triệu tập phụ lão trong nước về kinh đô Thăng Long, đặt tiệc ở thềm điện Diên Hồng hỏi kế đánh giặc. Trả lời cho câu hỏi của vua Trần là nên đánh hay không, các phụ lão đã đồng thanh hô "Đánh".

Ngay sau hội nghị quân sự Bình Than, quân đội triều đình đã gấp rút tập hợp lực lượng, huấn luyện quân sĩ. Các tướng lĩnh đã có những phương án tác chiến và kế hoạch đánh phòng. Sau đó vua Trần chỉ huy các vương hầu điều quân thuỷ, bộ ra tập trận. Tháng 8 năm Thiệu Bảo 6 [1284], quốc công Hưng Đạo Vương lại điều động tất cả các vương hầu đem quân đến Đông Bộ Đầu [từ dốc Hàng Than đến dốc Hoè Nhai phía trên cầu Long Biên ngày nay], tổ chức một cuộc tổng duyệt binh rất lớn ngay tại Thăng Long. Sau đó chia quân đóng giữ Bình Than [Lục Đầu ngày nay] và tất cả các nơi xung yếu. Các ải quan trọng như ải Chi Lăng, châu Thất Nguyên [Tràng Định, Lạng Sơn], ở Tuyên Quang, Tam Ai...

Như vậy, về mặt tinh thần và vật chất, vương triều Trần cũng như toàn quân, toàn dân đã chuẩn bị sẵn sàng đón đợi các cuộc tấn công xâm lược của đế quốc Nguyên Mông.

Tuấn Đạt

Video liên quan

Chủ Đề