Hợp đồng vay tiền có giá trị pháp lý

Vay tiền bằng giấy viết tay có hợp pháp không? [Ảnh minh họa]

1. Vay tiền bằng giấy viết tay là một giao dịch dân sự

- Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được quy định như sau:

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

- Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự được quy định như sau:

+ Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

+ Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 vay tiền bằng giấy viết tay được xem là một giao dịch dân sự, thể hiện bằng hình thức văn bản, là một hợp đồng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch vay tiền.

2. Điều kiện để giao dịch vay tiền bằng giấy viết tay có hiệu lực

Vì là một giao dịch dân sự nên giấy vay tiền phải đảm bảo các quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực theo khoản 1 Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015: 

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Đồng thời, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo các quy định trên, giấy vay tiền viết tay là một hợp đồng vay tài sản, khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì giấy viết tay có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên trong hợp đồng vay tài sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản được quy định cụ thể trong mỗi hợp đồng và phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên nhưng phải tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

3. Giấy vay tiền viết tay có cần phải công chứng?

Hiện nay, hình thức văn bản của hợp đồng vay tài sản không có quy định bắt buộc về việc công chứng, chứng thực. Vì vậy, các bên có thể lựa chọn việc công chứng hoặc không công chứng hợp đồng vay tài sản:

- Trường hợp các bên lựa chọn công chứng hợp đồng vay tài sản thì tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ là người làm chứng cho hợp đồng vay tài sản, hợp đồng có hiệu lực khi các bên đồng ý các thỏa thuận và tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng hợp đồng đó.

- Trường hợp các bên lựa chọn không công chứng hợp đồng vay tài sản, nhưng các bên đạt được thỏa thuận và ký kết vào hợp đồng vay, khi đó hợp đồng vay tài sản có giá trị pháp lý và là hợp đồng hợp pháp.

Mặc dù hợp đồng vay tài sản trong cả 02 trường hợp công chứng hoặc không công chứng đều có giá trị pháp lý tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng có công chứng sẽ giúp cho việc chứng minh khoản vay dễ dàng hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại hơn so với hợp đồng vay không có công chứng.

Nhật Anh 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hợp đồng vay tiền được pháp luật quy định như thế nào? Những lưu ý khi giao kết hợp đồng vay tiền theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Hợp đồng vay tiền là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về hợp đồng vay tiền mà Bộ luật dân sự 2015 mới chỉ quy định về khái niệm hợp đồng vay tài sản. Theo đó, Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, theo đó, hợp đồng vay tiền chính là một dạng hợp đồng vay tài sản.

Như vậy, có thể định nghĩa về hợp đồng vay tiền như sau: Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn bên vay phải trả tiền và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Đặc điểm của hợp đồng vay tiền

– Đối tượng của hợp đồng vay là tiền, bên vay có toàn quyền đối với số tiền đã vay.

– Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tiền là hợp đồng đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả đúng số tiền đã vay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tiền có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

– Hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.

3. Hình thức của hợp đồng vay tiền

Hình thức của hợp đồng vay tiền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số tiền cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền nhất định.

Đối với hợp đồng vay tiền bằng văn bản, các bên trong hợp đồng không buộc phải công chứng hay chứng thực, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định cụ thể như: hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng,…

Xem thêm: Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự

4. Lãi suất trong hợp đồng vay tiền 

Mặc dù theo nguyên tắc khi ký kết hợp đồng vay tiền phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên hai bên có thể thỏa thuận lãi suất nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản vay [Điều 468 Bộ luật Dân sự].

Trong trường hợp lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì phần vượt quá đó không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn là 20%/năm tại thời điểm trả nợ.

Trên đây là nội dung Hợp đồng vay tiền theo quy định của pháp luật hiện hành, LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.

Hợp đồng vay tài sản hay giao dịch vay tiền được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, đây là sự thoả thuận giữa các bên về việc bên cho vay đưa một số tiền nhất định cho bên vay và trong một thời hạn nhất định, bên vay phải trả lại cho bên kia số tiền này cùng với tiền lãi [nếu có].

Đồng thời, Bộ luật Dân sự hoặc các văn bản pháp luật không có quy định về hình thức của hợp đồng vay phải là dạng hợp đồng có công chứng, chứng thực hoặc là hợp đồng hay giấy vay tiền.

Tuy nhiên, đây vẫn là một giao dịch dân sự nên phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 như:

- Các bên có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch vay tiền.

- Các bên cho vay và đi vay đều hoàn toàn tự nguyện.

- Mục đích vay cũng như các thoả thuận vay tiền của các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Do đó, nếu giấy vay tiền viết tay có đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì hoàn toàn có hiệu lực. Khi các bên đã ký giấy vay tiền thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, bên cho vay cũng phải giao số tiền cho vay cho bên vay...

Xem thêm...


2. Có khởi kiện đòi nợ bằng giấy vay tiền viết tay không?

Như phân tích ở trên, giấy vay tiền viết tay nếu vẫn đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực nêu trên thì vẫn hợp pháp. Do đó, nếu đến hạn trả nợ mà bên vay không thanh toán nợ gốc và lãi [nếu có] thì bên cho vay hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Toà để đòi nợ.

Theo đó, thủ tục đòi nợ khi cho vay bằng giấy vay tiền viết tay được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn khởi kiện đòi nợ: Có đầy đủ thông tin của người cho vay, người vay, nội dung khởi kiện, các giấy tờ liên quan đến việc vay nợ...

- Giấy vay tiền viết tay [bản sao].

- Giấy tờ tuỳ thân của người vay [nếu có] và người cho vay - người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn...

Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc gửi online qua Cổng thông tin điện tử của Toà án [nếu có].

Toà án có thẩm quyền giải quyết

Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú [thường trú + tạm trú], làm việc [theo điểm a khoản 1 Điều 39 và điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự].

Thời gian giải quyết

Căn cứ quy định từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời gian giải quyết khởi kiện đòi nợ thường kéo dài khoảng 06 - 08 tháng tuỳ vào tính chất của vụ việc.

Cần phải nói thêm rằng, thực tế cho thấy, các vụ án giải quyết tranh chấp đòi nợ bằng giấy viết tay gặp rất nhiều khó khăn bởi khi người vay [bị đơn] cố tình bùng nợ, Toà án sẽ gặp khó khăn trong việc:

- Tìm địa chỉ liên hệ của bị đơn và tống đạt giấy tờ cho bị đơn

- Xác định chứng cứ, giám định chữ viết trong giấy viết tay của bị đơn... 

Do đó, trong trường hợp này, việc giải quyết khởi kiện đòi nợ có thể sẽ tốn thời gian hơn so với các vụ án thông thường.

Phí, lệ phí Toà án

Đây là giao dịch vay nợ nên căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326, khởi kiện đòi nợ là vụ án dân sự có giá ngạch. Do đó, căn cứ vào bài viết này, độc giả tra cứu cụ thể mức phí, án phí khởi kiện đòi nợ.

Xem thêm...

3. Mẫu giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY VAY TIỀN

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ….., tại ………………………….., chúng tôi gồm:

BÊN CHO VAY: [Sau đây gọi tắt là Bên A]

Ông: ........................................     Sinh năm: .................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ...................... cấp ngày ..............

Hộ khẩu thường trú tại: ...........................................................................................

Bà: ........................................       Sinh năm: .................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ........................ cấp ngày ............

Hộ khẩu thường trú tại: ............................................................................

BÊN VAY: [Sau đây gọi tắt là Bên B]:

Ông/bà: ................................     Sinh năm: .................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ....................... cấp ngày ............

Hộ khẩu thường trú tại: .....................................................................

Sau khi thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký Giấy vay tiền với các điều khoản sau:

Điều 1: Số tiền cho vay

Bên A đồng ý cho bên B vay và Bên B đồng ý vay của Bên A số tiền: ……………… VNĐ [Bằng chữ: ……………..]

Điều 2: Thời hạn và phương thức cho vay

- Thời hạn cho vay là …………. [……]……… kể từ ngày ký hợp đồng này.

- Ngay sau khi ký Giấy vay tiền này, Bên A sẽ giao toàn bộ số tiền ………. cho Bên B

- Bên A thông báo cho Bên B trước một tháng khi cần Bên B thanh toán số tiền đã vay nêu trên.

Điều 3: Lãi suất cho vay và phương thức trả nợ

- Lãi suất được hai bên thỏa thuận là ….% tính từ ngày nhận tiền vay.

- Khi đến hạn trả nợ, bên B không trả cho bên A số tiền vay nêu trên thì khoản vay sẽ được tính lãi suất là …………

- Thời hạn thanh toán nợ không quá ….. ngày nếu không có sự thỏa thuận khác của hai bên.

- Bên B sẽ hoàn trả số tiền đã vay cho Bên A khi thời hạn vay đã hết. Tiền vay sẽ được Bên B thanh toán trực tiếp cho bên A hoặc thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng do Bên A chỉ định.

Điều 4: Mục đích vay

Mục đích vay số tiền nêu trên là để Bên B sử dụng vào mục đích ……….

Điều 5: Phương thức giải quyết tranh chấp

Nếu phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện Giấy vay tiền này, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Cam kết của các bên

- Các bên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao và nhận tài sản vay;

- Bên A cam đoan số tiền cho vay trên là tài sản hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của bên A;

- Việc vay và cho vay số tiền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc, không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào của bên A;

- Bên B cam kết sử dụng tiền vay vào đúng mục đích đã nêu ở trên;

- Bên B cam kết trả tiền [tiền gốc và tiền lãi] đúng hạn, chỉ được ra hạn khi có sự chấp thuận của bên A bằng văn bản [nếu có sau này]; Trường hợp chậm trả thì bên B chấp nhận chịu mọi khoản lãi phạt, lãi quá hạn...theo quy định pháp luật [nếu có];

- Các bên cam kết thực hiện đúng theo Giấy vay tiền này. Nếu bên nào vi phạm thì bên đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật;

Điều 7: Điều khoản cuối cùng

- Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc ký Giấy vay tiền này.

- Mọi sửa đổi, bổ sung Giấy vay tiền chỉ có giá trị pháp lý khi được các bên thoả thuận và xác lập bằng văn bản.

- Hai bên đã tự đọc lại Giấy vay tiền, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Giấy vay tiền và ký tên, điểm chỉ vào Giấy vay tiền này.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày các bên cùng ký, được lập thành … […] bản có giá trị pháp lý như nhau, giao cho mỗi bên …[…] bản để thực hiện. 

       BÊN CHO VAY                                            BÊN VAY

[Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên]             [Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên]

Trên đây là giải đáp về thủ tục khởi kiện khi cho vay bằng giấy viết tay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Cách cho vay tiền không lo bị “quỵt”

Video liên quan

Chủ Đề