Hợp pháp hóa lãnh sự có hiệu lực bao lâu

Thời hạn hiệu lực của hợp pháp hóa lãnh sự hiện nay tại Việt Nam và các quốc gia được quy định như thế nào? Điều này sẽ được làm rõ dựa trên những bằng chứng sau đây:

Biểu mẫu tem chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Căn cứ trên nghị định số 01/2012/TT-BNG của Bộ Ngoại giao ban hành ngày 20/03/2012 và biểu mẫu tem chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự đang được sử dụng theo quy định hiện nay cho thấy:

  • Thông tin trên tem hợp pháp hóa lãnh sự không có ngày hết hạn đối với tài liệu nước ngoài được xuất trình và sử dụng trong nước.
  • Thông tin trên tem chứng nhận lãnh sự không có ngày hết hạn đối với tài liệu được sử dụng ở nước ngoài.
  • Không có điều luật hay nghị định nào quy định ngày hết hạn của giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự.

Hình ảnh mẫu tem chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự in (dán) trên các tài liệu, giấy tờ:

Hợp pháp hóa lãnh sự có hiệu lực bao lâu

Kết luận:

Thời hạn hiệu lực của hợp pháp hóa lãnh sự hiện nay không có luật hay nghị định, biểu mẫu tem quy định thời gian sử dụng. Trong một số trường hợp, thời hạn hiệu lực chỉ do phía cơ quan của quốc gia sử dụng bằng cấp, giấy tờ đặt yêu cầu đối với người nộp.

Những nước như Trung Quốc và một số tiểu bang của Mỹ có yêu cầu đặc biệt đối với các loại giấy tờ, tài liệu cần chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng trong nước đó là: Giấy tờ, tài liệu trước tiên phải được dịch và công chứng bởi công chứng viên.

Theo đó, thời hạn liệu lực hợp pháp hóa lãnh sự quy định như sau:

  • Giấy tờ chứng nhận độc thân sau khi công chứng phải được nộp vào Đại sứ quán/Lãnh sự quán hợp pháp hóa trong vòng 3 tháng.
  • Những giấy tờ sau khi làm công chứng như bằng cấp chứng chỉ, đăng ký kết hôn, ly hôn, tình trạng hôn nhân, chứng nhận tài sản, sức khỏe, thu nhập và lý lịch tư pháp cần phải được nộp vào Đại sứ quán/Lãnh sự quán hợp pháp hóa trong vòng 6 tháng.

Cần lưu ý: Việc hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán sẽ vô giá trị trong trường hợp có bất kỳ sự sửa đổi, thay đổi nào. Bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi vấn đề và trách nhiệm pháp lý nếu có phát sinh.

Các tài liệu, giấy tờ nếu vượt quá 3 – 6 tháng sau khi không chứng mà chưa được hợp pháp hóa sẽ được coi là không phù hợp. Cơ quan tiếp nhận hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự có quyền từ chối và không chịu trách nhiệm về các hồ sơ không được nộp kịp thời.

Bộ phận hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

Theo đó, để đảm bảo giấy tờ, tài liệu nước ngoài được sử dụng bên trong Việt Nam và giấy tờ cấp ở Việt Nam được sử dụng ở nước ngoài một cách hợp lệ trong những trường hợp nhất định, nhân viên chúng tôi có thể hỗ trợ:

  • Chứng nhận lãnh sự các giấy tờ được cấp tại Việt Nam và nước ngoài như giấy khai sinh, kết hôn, sổ hộ khẩu, hồ sơ công ty, bằng lái xe, chứng chỉ, bảng điểm, bằng cấp,…
  • Nhận kết quả gấp trong 24h, 1 ngày, 2-3 ngày.
  • Chi phí tiết kiệm tối đa.

Nếu bạn đang trong tình huống cần hỗ trợ gấp, khẩn cấp mà dịch vụ công hạn chế. Hãy liên lạc chúng tôi để được trợ giúp làm mới thời hạn hiệu lực hợp pháp hóa lãnh sự:

  • Hotline 24/7: 0982 528 589 – 0904 895 228
  • Tel: 024 3724 5292 – 028 3824 8838
  • Email: [email protected]

Văn phòng chúng tôi có nhân viên hỗ trợ trực tuyến 24/7, trong cả ngày nghỉ, lễ, tế để cung cấp thông tin kịp thời đến bạn. Tham khảo thêm hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự tại đây.

Câu hỏi nhiều người quan tâm

Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự là bao nhiêu?

30.000 đ/bản/1 lần hợp pháp hóa và 30.000 đ/bản/1 lần chứng nhận lãnh sự là quy định thu phí của Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao và Sở ngoại vụ.

Có thể dùng bản sao của tài liệu để hợp pháp hóa không?

Không. Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định các giấy tờ tài liệu tài liệu phải có chữ ký, con dấu gốc mới được hợp pháp hóa lãnh sự.

Giấy tờ cá nhân có chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được không?

Những giấy tờ cá nhân không được hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự. Chỉ có giấy tờ công được thực hiện bởi các cơ quan chức năng, văn phòng công chứng có đủ dấu, chữ ký mới được hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự.

Tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 02/2020/TT-BNG, có quy định về thời hạn lưu trữ của hồ sơ lãnh sự, như sau:

- Hồ sơ cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực được đánh số thứ tự và lưu trữ trong thời hạn 08 năm.

- Hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông được lưu trữ trong thời hạn 10 năm.

- Hồ sơ cấp giấy thông hành được lưu trữ trong thời hạn 03 năm.

- Hồ sơ cấp tem AB được lưu giữ trong thời hạn 02 năm.

- Hồ sơ cấp thị thực cho người nước ngoài được lưu trữ trong thời hạn 01 năm, điện báo cấp thị thực được lưu trữ trong thời hạn 05 năm.

- Hồ sơ cấp Giấy miễn thị thực và điện báo cấp Giấy miễn thị thực được lưu trữ trong thời hạn 05 năm.

- Lưu trữ vĩnh viễn Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam cùng danh sách những người đã được cho thôi quốc tịch. Đối với các trường hợp không được cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện lưu trữ vĩnh viễn văn bản thông báo của Bộ Tư pháp hoặc của Cục Lãnh sự và văn bản thông báo của Cơ quan đại diện cho người nộp hồ sơ biết, các giấy tờ kèm theo Cơ quan đại diện gửi trả cho đương sự. Đối với các trường hợp chưa được cho trở lại quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện tiếp tục lưu giữ hồ sơ của các trường hợp này cho đến khi được cho trở lại quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam.

- Hồ sơ giải quyết các thủ tục quốc tịch, hộ tịch được lưu trữ vĩnh viễn. Trong trường hợp các hồ sơ nêu trên đã được số hóa để lưu trữ dưới dạng điện tử thì có thể được hủy sau thời hạn 05 năm kể từ ngày số hóa. Việc hủy hồ sơ sau khi đã số hóa để lưu trữ dưới dạng điện tử được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. Dữ liệu điện tử của hồ sơ giải quyết các thủ tục quốc tịch, hộ tịch được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

- Sổ hộ tịch được lưu trữ vĩnh viễn.

- Hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu: lưu trữ trong thời hạn 10 năm đối với Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, phần mềm quản lý trên máy tính, hồ sơ về các trường hợp giấy tờ giả mạo hoặc cấp sai quy định, các giấy tờ liên quan đến việc xác minh; lưu trữ trong thời hạn 03 năm đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự khác.

- Hồ sơ công chứng được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là 20 năm.

- Hồ sơ chứng thực: lưu trữ trong thời hạn 02 năm đối với việc chứng thực chữ ký và chữ ký người dịch; lưu trữ vĩnh viễn đối với Sổ chứng thực.