Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Cách gõ nhịp phách tiết tấu cũng như Sự khác nhau giữa nhịp đơn và nhịp kép

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4
tháng 11 06, 2020
Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Cách gõ nhịp phách tiết tấu cũng như Sự khác nhau giữa nhịp đơn và nhịp kép là topic tổng hợp trong chuỗi các series nhạc lý mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách gõ nhịp, cách gõ nhịp bằng tay, bằng bút hay sự khác nhau giữa nhịp đơn và nhịp kép thì trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn kiến thức mà bạn đang quan tâm.

Cách gõ nhịp phách tiết tấu

Khi đánh đàn ta sẽ phải gõ nhịp bằng chân nên các bạn tập nhịp bằng chân cho quen và cố gắng tập cho đều, không lúc nhanh lúc chậm.

Qui tắc là đập xuống, nhấc lên là 1 phách. Đập xuống bao giờ cũng rơi vào đầu ô nhịp (phách mạnh) Ta nhìn hình nốt mà tập thôi vì coi như bạn chưa biết đàn. Ví dụ như bản nhạc sau:

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Nhận xét:

Ô nhịp đầu tiên trong bài nhạc không nhất thiết phải đủ phách (bài này thì đủ) nhưng chân đập xuống vẫn phải rơi vào nốt nhạc đầu tiên (phách mạnh) của vạch nhịp.

Móc kép của chữ “về” không nằm ngay nữa phách lên (khoanh tròn màu đỏ) mà nằm lệch về phía sau một tí do có dấu chấm đứng sau móc đơn của chữ “này”(xem lại dấu lặng ở trước). Dĩ nhiên xử lý nốt này chỉ để khi đàn và hát, còn nhịp đập vẫn phải đều.

Và cuối cùng bạn thấy, số phách trong mỗi nhịp luôn bằng 2.

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Sự khác nhau giữa nhịp đơn và nhịp kép

Nhịp Ðơn

Những nhịp có số bên trên là các số 2, 3 hoặc 4, gọi là nhịp đơn.

Mỗi phách có thể chia 2

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Riêng nhịp 4/4, từ hậu bán thế kỷ 18 (1719) người ta sử dụng chữ “C” (Common time) thay cho 4/4 ở một số thể loại nhạc.

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Nhịp 2/1 và 2/2 thường dùng ở các thể nhạc hành khúc (marches), nhạc giao hưởng nhanh, người ta dùng ký hiệu (Cut time)

Nhịp Kép

Những nhịp có các số bên trên là 6, 9, hoặc 12, gọi là nhịp kép. Tất cả những số này đều chia chẵn cho 3, nghĩa là mỗi phách chia được 3

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Những nhịp Kép thường hay gặp:

Nhịp kép: Mỗi phách có thể chia thành 3 nốt nhỏ hơn (số trên chia chẵn cho 3).

Thí dụ:

Nhịp 6/8: nhịp có 2 phách, mỗi phách có 3 nốt móc (eighth note) hoặc một nốt đen chấm (dotted quarter note).

Hướng dẫn cách gõ nhịp 2 4

Các nhịp có số trên 6 đều là nhịp kép (Compound Duple) .Các nhịp 6/8 và 6/4 thường được sử dụng nhiều hơn.

Trong khi chỉ huy, đôi tay là phương tiện điều khiển quan trọng nhất của người ca nhạc trưởng. Tư thế của bàn tay không giữ ở vị trí cố định, mà thay đổi luôn: khi úp, lúc nghiêng, khi ngang, lúc ngửa. Các ngón tay biến hóa liên tục: khi gọn gàng mềm mại, lúc gân guốc cứng cỏi, sao cho phù hợp với âm hưởng tâm tình của bài ca.

Tư thế cánh tay của người ca nhạc trưởng cần để tự nhiên, thoải mái, không nên kẹp tay sát nách, vừa khó phô diễn vừa bị gò bó. Cũng không nên nâng hai cánh tay cao quá, trông sẽ bị so vai mất thẩm mỹ. Càng không nên sử dụng cổ tay quá nhiều khi chỉ huy, vì sẽ làm cho đường nét phác họa của tay nhịp bị dặt dẹo (ẻo) thiếu rõ ràng.

2- Vai trò tay nhịp:

Như vậy, nguyên tắc chung khi điều khiển là 2 tay của ca nhạc trưởng thường có vai trò riêng biệt và độc lập với nhau. Nhiệm vụ chính của tay trái là diễn tả sắc thái, nhiệm vụ chính của tay phải là giữ nhịp theo sơ đồ tiết tấu của tác phẩm. Tất nhiên, trong một số ít trường hợp, hai tay người ca nhạc trưởng có thể trao đổi nhiệm vụ cho nhau.

Khi muốn tạo điểm nhấn (cao trào), hoặc điểm lắng của tác phẩm, thì người ca trưởng mới nên sử dụng hay tay đối xứng với thủ điệu giống nhau. Về vấn đề này, hầu hết các nhạc sĩ chỉ huy nổi tiếng thế giới như Monteux, Koussevitzky, cũng như Brock Mc Elheran cho rằng: “Không có trường hợp nào cho phép tay trái chỉ là soi gương lại tay phải, ngoại trừ vài nhịp thì được. Đây là một lỗi thường gặp”.

Tay trái Tay phải

Khởi tấu / Ngắt bè kết thúc Mời bè (điểm bè, kiệu vào) Diễn tả sắc thái tác phẩm Đánh nhịp theo sơ đồ tiết tấu