Hướng dẫn cài driver cho win 8.1 năm 2024

Máy tính không kết nối được wifi, mạng LAN [mạng dây] sau khi cài win nguyên nhân chủ yếu do máy tính thiếu driver. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn cách cài driver wifi, mạng LAN cho máy tính tự động rất đơn giản.

Khi máy tính không thể kết nối wifi, LAN thông thường bạn sẽ thấy biểu tượng internet ở góc dưới phải màn hình như hình dưới:

Để cài driver internet bạn hãy làm theo các bước dưới đây:

Tải phần mềm cài driver wifi, LAN tự động 3DP Net

Do lúc này máy tính của bạn đang không có kết nối internet nên bạn phải dùng máy tính khác tải phần mềm này về USB rồi copy qua máy tính bạn của bạn.

Các bạn có thể tải phần mềm này theo link Fshare.VN hoặc trên trang chủ. 3DP Net là phần mềm giúp bạn cài driver wifi, mạng LAN tự động trên mọi máy tính.

Hướng dẫn cài driver wifi, LAN cho win 7, XP, 8, 10

Đầu tiên các bạn click mở phần mềm 3DP Net vừa tải về, cửa sổ hiển thị lên hỏi bạn nơi lưu các file cài driver. Bạn có thể chọn nơi lưu bất kỳ, ở đây mình để mặc định rồi click vào OK

Quá trình giải nén đang diễn ra, bạn đợi một lát để chương trình thực hiện nhiệm vụ của nó nhé

Sau đó phần mềm được cài đặ thành công, bạn hãy click vào biểu tượng nút + màu xanh như hình dưới:

Lúc này, bạn sẽ thấy danh sách các driver cần cài cho máy bạn ở cột bên phải. Bạn hãy nhấp vào từng tên driver ở cột này rồi click vào phần mình khoan đỏ số 2 bên trái để tiến hành cài driver:

Sau đó sẽ thấy màn hình cài driver hiển thị lên, bạn cứ chọn Next, OK, Finish để cài driver này:

Sau khi cài xong driver đầu tiên, bạn hãy cài tương tự với các driver còn lại ở cột bên phải:

Sau khi cài xong toàn bộ driver, bạn hãy khởi động lại máy tính. Bạn sẽ thấy máy tính có thể kết nối wifi, mạng LAN như hình dưới.

Như vậy là việc cài đặt driver Wifi cho laptop bằng phần mềm 3DP NET đã xong. Chúc các bạn thành công !

Một trong những yếu tố có thể khiến bạn phải từ bỏ Windows 8 mặc dù yêu thích HĐH đó chính là driver - trình điều khiển giúp cho các thiết bị phần cứng hoạt động tốt trên HĐH này. Bởi thế, việc tìm kiếm và nâng cấp lên các driver mới nhất là một yếu tố không thể thiếu với những ai muốn có 1 trải nghiệm Windows toàn diện.

Mặc dù về cơ bản, Windows 8 cho khả năng nhận diện driver khá tốt nhưng với quá nhiều thiết bị phần cứng như hiện nay từ ổ SSD, card đồ họa, máy in...thì việc 1 số phần cứng có thể chưa tương thích ngay với HĐH này là không thể tránh khỏi. Lúc này, chúng ta sẽ cần phải nâng cấp trình điều khiển cho thiết bị.

Để nâng cấp driver cho Windows 8 có khá nhiều cách trong đó có 2 phương pháp cơ bản sau đây.

1: Truy cập vào website Windows Compatibility Center của Microsoft. Đây là website hỗ trợ tìm kiếm driver của gã khổng lồ phần mềm giúp bạn tìm kiếm driver mới nhất cho thiết bị phần cứng của mình. Sau khi truy cập vào site, bạn đánh tên thiết bị cần tìm driver vào ô tìm kiếm và tải về, sau đó cài đặt vào máy.

2: Nếu thiết bị của bạn không nằm trong danh sách hỗ trợ của website trên, lúc này bạn cần phải update driver 1 cách thủ công. Tuy nhiên, trước khi nhúng tay vào việc này thì bạn cũng nên thử qua tính năng update của Windows 8. Nếu may mắn thì bạn cũng có thể không phải mất thời gian để làm theo các hướng dẫn dưới đây. Để thử "vận may" này, bạn truy cập vào thanh Charm sau đó chọn Settings, chọn Change PC Settings và trỏ chuột vào trình đơn Windows Update. Tại đây bạn ấn nút Check for Updates Now để hệ thống tự động kiểm tra driver và cài vào máy cho mình.

Sau các bước trên, nếu hệ thống của bạn vẫn đưa ra thông báo không tìm thấy driver cho thiết bị thì lúc này chính là lúc bạn phải thực sự vào cuộc. Công việc đầu tiên là bạn hãy truy cập vào mục Device Manager - công cụ quản lý driver trên máy tính của bạn. Có nhiều cách để mở Device Manager nhưng trên Windows 8, cách nhanh nhất cho công đoạn này là tại màn hình Start, bạn ấn tổ hợp phím Windows X [Windows là phím có hình cửa sổ trên bàn phím]. Sau khi ấn tổ hợp phím này thì 1 menu các truy cập nhanh sẽ hiện ra trong đó có Device Manager để bạn truy cập.

Trên thực tế thì việc update cho driver khá đơn giản, bạn lựa chọn thiết bị mình muốn update trong list thiết bị mà Device Manager hiển thị, sau đó, bạn click chuột phải, chọn Update Driver Software. Lúc này bạn có 2 lựa chọn là để HĐH tìm kiếm driver cho mình, tuy nhiên, khi đã phải "mò" đến nước này thì có lẽ bạn sẽ chọn phương án thứ 2: cài đặt thủ công bản driver mà bạn vừa tải về cho thiết bị của mình. Lúc này, công việc của bạn là tìm kiếm để tải về driver mình cần. Dưới đây là danh sách những "địa điểm" để bạn có thể tìm kiếm driver cho các thiết bị phần cứng phổ biến nhất hiện nay, được sắp xếp theo loại sản phẩm như laptop, bo mạch chủ, thiết bị ngoại vi...Bạn cũng nên lưu ý rằng không phải tất cả các nhà sản xuất đều tạo bản driver dành riêng cho Windows 8, tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng thiết bị của bạn gặp trục trặc thì việc sử dụng bản driver mới nhất là cần thiết.

Laptop

Nếu bạn đang sử dụng laptop thì việc cần thiết với bạn là truy cập vào website của nhà sản xuất laptop mà bạn đang dùng. Tại đây, bạn tiến hành tìm kiếm driver cho từng model máy. Danh sách trang hỗ trợ driver của các nhà sản xuất laptop hiện nay.

Acer: //support.acer.com/product/default.aspx

Asus: //support.asus.com/download/options.aspx?SLanguage=en&type=1

Dell: //www.dell.com/support/drivers/us/en/04/ProductSelector/Select/FamilySelection?CategoryPath=all-products/esuprt_laptop&DisplayCrumbs=Product+Type@,Notebooks&rquery=na

Gateway: //support.gateway.com/product/default.aspx

HP: //www8.hp.com/us/en/support-drivers.html

Lenovo: //support.lenovo.com/en_US/downloads/default.page?selector=expand

MSi: //www.msi.com/service/download/

Samsung: //www.samsung.com/us/support/downloads/SGH-i907

Sony: //esupport.sony.com/US/p/select-system.pl?model_type_group_id=10

Toshiba: //www.csd.toshiba.com/cgi-bin/tais/support/jsp/home.jsp

Bo mạch chủ

Nếu bạn đang sử dụng máy bàn, việc nâng cấp driver cho bo mạch chủ là rất quan trọng. Driver cho chipset và driver cho các thành phần tích hợp như đồ họa và âm thanh cũng của bo mạch có thể sẽ cần phải được nâng cấp. Để tìm hiểu xem bo mạch chủ mà mình đang sử dụng, bạn có thể sử dụng các tiện ích như CPU-Z hoặc xem thông tin được ghi trên bo mạch trong case. Danh sách trang hỗ trợ driver của các nhà sản xuất bo mạch chủ hiện nay.

ASRock: //www.asrock.com/support/download.asp

Asus: //support.asus.com/download/options.aspx?SLanguage=en&type=1

ECS: //www.ecs.com.tw/ECSWebSite/Downloads/Downloads_list.aspx?MenuID=61&LanID=0

Gigabyte: //www.gigabyte.com/support-downloads/download-center.aspx?ck=2

Intel: //downloadcenter.intel.com/

MSi: //www.msi.com/service/download/

Zotac: //www.zotac.com/index.php?option=com_docman_2&view=docman&Itemid=218&lang=em

Card đồ họa

Tương tự như bo mạch chủ, dưới đây là danh sách trang hỗ trợ driver của các nhà sản xuất card đồ họa hiện nay.

AMD: //support.amd.com/us/gpudownload/Pages/index.aspx

Nvidia: //www.nvidia.com/Download/index.aspx?lang=en-us

Để cập nhật driver cho các tính năng riêng biệt cho từng model card đồ họa, tiện ích ép xung..., bạn nên truy cập để kiểm tra trên website của nhà sản xuất card để biết thông tin chi tiết.

Chủ Đề