Hướng dẫn cầu nguyện mỗi khi ăn

A Fijian man in an outdoor setting. He is holding a copy of the scriptures and has his eyes closed in prayer.

Làm Thế Nào để Nhịn Ăn Đúng Cách

  • Chúng ta có thể làm gì để làm cho việc nhịn ăn thành một kinh nghiệm vui vẻ?

Kể từ thời A Đam, dân của Thượng Đế đã nhịn ăn để giúp họ đến gần Ngài và thờ phượng Ngài. Chúa Giê Su đã cho thấy tầm quan trọng về việc nhịn ăn bằng chính gương của Ngài (xin xem ). Qua sự mặc khải ngày sau, chúng ta học biết rằng Chúa vẫn mong muốn dân của Ngài nhịn ăn và cầu nguyện thường xuyên (xin xem ).

Nhịn ăn có nghĩa là không ăn và không uống. Việc thỉnh thoảng nhịn ăn là tốt cho cơ thể chúng ta và giúp tâm trí chúng ta trở nên hoạt động hơn

Đấng Cứu Rỗi dạy chúng ta rằng việc nhịn ăn có mục đích không phải chỉ không ăn và không uống. Chúng ta còn phải tập trung tâm trí vào các vấn đề thuộc linh.

Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Khi Chúng Ta Nhịn Ăn

Cầu nguyện là một phần cần thiết của việc nhịn ăn. Khắp trong thánh thư, cầu nguyện và nhịn ăn được nói đến chung với nhau. Việc nhịn ăn của chúng ta phải kèm theo lời cầu nguyện chân thành, và chúng ta phải bắt đầu và kết thúc việc nhịn ăn của mình bằng lời cầu nguyện.

Chúng Ta Phải Nhịn Ăn Có Mục Đích

Việc nhịn ăn có thể có nhiều mục đích. Chúng ta có thể khắc phục những yếu kém hay vấn đề khó khăn bằng sự nhịn ăn và cầu nguyện. Đôi khi chúng ta có thể muốn nhịn ăn và cầu nguyện để xin sự giúp đỡ hay sự hướng dẫn cho những người khác, chẳng hạn một người trong gia đình đang đau yếu và cần một phước lành (xin xem ). Qua việc nhịn ăn, chúng ta có thể tiến đến việc biết được lẽ thật của những sự việc cũng giống như tiên tri An Ma trong Sách Mặc Môn đã được như vậy. Ông nói: “Tôi đã nhịn ăn và cầu nguyện nhiều ngày để tự mình biết được những điều này. Và bây giờ tôi tự biết rằng những điều này là thật; vì Đức Chúa Trời đã biểu lộ những điều này cho tôi biết bằng Đức Thánh Linh của Ngài” ().

Chúng ta có thể nhịn ăn để giúp cho những người khác chấp nhận lẽ thật. Nhịn ăn có thể giúp an ủi chúng ta trong những lúc đau buồn và tang tóc (xin xem ). Việc nhịn ăn có thể giúp chúng ta trở nên khiêm nhường và cảm thấy gần Cha Thiên Thượng của chúng ta hơn (xin xem ).

Mục đích của chúng ta trong việc nhịn ăn không phải để gây ấn tượng cho những người khác. Chúa đã dạy:

“Khi các ngươi kiêng ăn, chớ làm bộ buồn rầu như bọn giả hình; vì họ nhăn mặt, cho mọi người biết họ kiêng ăn.

“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi.

“Song khi ngươi kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu, và rửa mặt, hầu cho người ta không thấy ngươi đang kiêng ăn” ().

Chúng ta phải vui vẻ khi chúng ta nhịn ăn và không nên quảng cáo việc nhịn ăn của mình cho những người khác biết.

  • Thái độ của chúng ta ảnh hưởng đến kinh nghiệm của chúng ta như thế nào khi chúng ta nhịn ăn?

Ngày Nhịn Ăn

Các Thánh Hữu Ngày Sau nhịn ăn một ngày Chúa Nhật mỗi tháng. Vào ngày này, chúng ta không ăn cũng như không uống trong hai bữa ăn liên tiếp. Nếu chúng ta dùng bữa ăn chiều thứ Bảy, thì chúng ta sẽ không ăn hay uống cho đến bữa ăn chiều Chúa Nhật.

Tất cả các tín hữu có sức khỏe thì nên nhịn ăn. Chúng ta nên khuyến khích con cái mình nhịn ăn sau khi chúng chịu phép báp têm, nhưng chúng ta đừng bao giờ ép buộc chúng. Ngày nhịn ăn là một ngày đặc biệt cho chúng ta để hạ mình trước mặt Chúa trong việc nhịn ăn và cầu nguyện. Đó là một ngày cầu nguyện để xin tha thứ các tội lỗi của mình và cầu xin quyền năng để vượt qua các khuyết điểm của mình và tha thứ những người khác.

Vào ngày Chúa Nhật nhịn ăn, các tín hữu của Giáo Hội nhóm họp lại và dự phần Tiệc Thánh. Họ củng cố bản thân họ và lẫn cho nhau bằng cách chia sẻ chứng ngôn trong buổi họp nhịn ăn và chứng ngôn.

  • Các anh chị em hưởng ích lợi từ việc chia sẻ chứng ngôn của mình trong buổi họp nhịn ăn và chứng ngôn như thế nào? Các anh chị em hưởng ích lợi từ việc nghe những người khác chia sẻ chứng ngôn của họ như thế nào?

Các Của Lễ Nhịn Ăn

  • Tại sao chúng ta đóng góp các của lễ nhịn ăn?

Khi chúng ta nhịn ăn mỗi tháng, Chúa đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người túng thiếu. Một cách để chúng ta làm điều này là đưa cho vị có thẩm quyền chức tư tế thích đáng số tiền mà đáng lẽ chúng ta chi tiêu cho thực phẩm trong hai bữa ăn. Chúng ta nên ban phát một cách rộng lượng với khả năng của mình. Qua các của lễ nhịn ăn, chúng ta trở thành những người cộng sự với Chúa trong việc lo liệu cho những nhu cầu của những người anh chị em kém may mắn của chúng ta.

Chúng Ta Được Ban Phước Khi Chúng Ta Nhịn Ăn

  • Các phước lành nào chúng ta có thể nhận được khi chúng ta nhịn ăn đúng cách?

Ê Sai, một vị tiên tri trong Kinh Cựu Ước, đã viết về những lời hứa dồi dào của Chúa với những người nhịn ăn và giúp đỡ kẻ túng thiếu. Chúng ta được hứa có được bình an, sức khỏe gia tăng và sự hướng dẫn thuộc linh. Ê Sai bảo chúng ta về các phước lành có được khi chúng ta nhịn ăn: “Bấy giờ sự sáng ngươi sẽ hừng lên như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chữa lành lập tức; sự công bình ngươi đi trước mặt ngươi, sự vinh hiển của Chúa sẽ gìn giữ sau ngươi. Bấy giờ ngươi cầu, Chúa sẽ ứng; ngươi kêu, Ngài sẽ phán rằng: Có ta đây!” ().

Việc nhịn ăn cải thiện cuộc sống của chúng ta và cho chúng ta thêm sức mạnh. Nó giúp chúng ta sống theo các nguyên tắc khác của phúc âm bởi vì nó mang chúng ta đến gần Chúa hơn.

Việc Nhịn Ăn Dạy Được Tính Tự Chủ

Việc nhịn ăn giúp chúng ta đạt được sức mạnh cá tính. Khi nhịn ăn đúng cách, chúng ta sẽ học được cách kiềm chế những ham muốn và những đam mê. Chúng ta được vững mạnh thêm chút ít bằng cách tự chứng tỏ rằng chúng ta có được sự tự chủ. Nếu chúng ta dạy cho con cái mình nhịn ăn, thì chúng sẽ phát huy sức mạnh thuộc linh để khắc phục những cám dỗ lớn hơn về sau trong cuộc sống của chúng.

Việc Nhịn Ăn Cho Chúng Ta Quyền Năng Thuộc Linh

Khi nhịn ăn một cách khôn ngoan và thành tâm, chúng ta phát huy được đức tin của mình. Với đức tin đó, chúng ta sẽ có được quyền năng thuộc linh lớn lao hơn. Chẳng hạn, An Ma (vị tiên tri trong Sách Mặc Môn) kể câu chuyện về việc gặp lại các con trai của Mô Si A nhiều năm sau cuộc cải đạo kỳ diệu của họ. Ông cảm thấy hết sức vui mừng khi ông biết được rằng họ đã củng cố đức tin của họ và đã phát triển quyền năng thuộc linh lớn lao. Họ đã đạt được quyền năng này bởi vì “họ đã hết lòng cầu nguyện và nhịn ăn; vậy nên họ có được tinh thần tiên tri và tinh thần mặc khải” ().

Các con trai của Mô Si A đã thuyết giảng phúc âm cho dân La Man trong 14 năm. Vì các con trai của Mô Si A đã nhịn ăn và cầu nguyện, nên Thánh Linh của Chúa gia tăng quyền năng cho những lời nói của họ. Điều này mang đến cho họ sự thành công lớn lao trong công việc truyền giáo của họ. (Xin xem .)

Đấng Cứu Rỗi đã phán với những người nhịn ăn đúng cách: “Cha ngươi thấy trong chỗ kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi” ().

Việc nhịn ăn có thể gia tăng quyền năng thuộc linh để chống lại cám dỗ như thế nào? để nhận được mặc khải như thế nào? làm những hành động ngay chính như thế nào?