Hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp ueh khoa ngân hàng

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ: Sinh viên Hệ Đại học chính quy; ĐHCQ Chất lượng cao: K46, K23.2VB2, K26.2LT; và các khóa trước trả nợ học phần. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM: CHUYÊN NGÀNH TCDN, TCQT, ĐTTC, QTRRTC, HỆ ĐHCQ, ĐHCQCLC: 8h ngày 11/7/2023 – Hội trường A116. NGÀNH BẢO HIỂM: 8h ngày 12/7/2023 – Phòng […]

By admin | Khóa luận tốt nghiệp . Thông báo

DETAIL

Sinh viên xuất trình thẻ sinh viên và giấy nộp học phí để nhận Giấy giới thiệu thực tập, cụ thể như sau:

Chuyên ngành Kế toán nhận tại phòng trực ngoài giờ Cơ sở C - 91 đường 3/2, Q.10.

Các chuyên ngành còn lại nhận tại Cơ sở B - 279 Nguyễn Tri Phương, Q.10.

Thời gian nhận giấy giới thiệu: 18 giờ 00 đến 19 giờ 00; từ ngày 01/08/2013 đến 09/08/2013 [Chủ Nhật nghỉ].

Thời gian làm khóa luận: 12/08/2013 - 27/10/2013

Không áp dụng cho sinh viên khóa 17 - LTĐH. Trường sẽ thông báo kế hoạch và có buổi tập huấn chi tiết sau, tháng 10/2013.

Khoa Tài chính doanh nghiệp:

Sinh viên K16 LT ĐHCQ thực tập tốt nghiệp [đợt 2] ngành Tài chính doanh nghiệp, thứ 3 ngày 06/8/2013 tập trung tại phòng B401 [279 Nguyễn Tri Phương, Q.10], lúc 17h30 phút để nghe hướng dẫn yêu cầu làm đề tài thực tập tốt nghiệp của Khoa.

Email: [email protected] Điện thoại : 028 3526 5829

Giờ làm việc: Sáng: 7h30-11h30, Chiều: 13h30 – 16h30] từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Địa chỉ: Phòng B1-902, 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

- Căn cứ Kế hoạch thực tập tốt nghiệp các khóa, phòng Đào tạo thường xuyên phối hợp với Khoa chủ quản đào tạo tổ chức phổ biến kế hoạch thực tập tốt nghiệp, hướng dẫn thực hiện khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên theo khóa. Sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp theo kế hoạch đã được phổ biến.

- Để được đăng ký thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, sinh viên đã học ít nhất 70% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo và không nợ học phí của các học phần trước đó. Trường tổ chức 4 đợt đăng ký thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong một năm cho đại học Vừa làm vừa học. Mỗi đợt, phòng Đào tạo thường xuyên sẽ thông báo đến sinh viên về việc đăng ký thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp để sinh viên thực hiện theo đúng kế hoạch đào tạo của trường. Sinh viên phải đăng nhập vào tài khoản portal sinh viên tại trang student.ueh.edu.vn để kiểm tra điều kiện, nguyên tắc đăng ký thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp theo thời gian đã thông báo. Trong thời gian đăng ký học phần, các sinh viên thỏa điều kiện được đăng ký học phần Khoá luận tốt nghiệp, có khối lượng là 10 tín chỉ, áp dụng đối với sinh viên hệ Đại học chính quy. Tùy theo đặc thù của từng ngành/chuyên ngành, Phòng Đào tạo phối hợp với Khoa/viện đào tạo sẽ phổ biến cho sinh viên:

- Các điều kiện để sinh viên được đăng ký làm Khoá luận tốt nghiệp;

- Hình thức và thời gian làm Khoá luận tốt nghiệp;

- Hình thức chấm Khoá luận tốt nghiệp;

- Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn; trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với sinh viên trong thời gian làm Khoá luận tốt nghiệp.

Tùy theo đặc điểm của từng ngành/chuyên ngành, Khoa/Viện đào tạo có thể đề xuất các hình thức khác thay thế cho học phần Khóa luận tốt nghiệp, với một trong các hình thức sau:

Căn cứ Kế hoạch số 160/KH-ĐHKT-QLĐT ngày 04 tháng 10 năm 2018 về kế hoạch thực tập và xét tốt nghiệp Khóa 41 – ĐHCQ của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, khoa Ngân hàng ban hành Chương trình thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên chuyên ngành Ngân hàng như sau:

1. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc thuộc kiến thức chuyên ngành Ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên có thể thực tập tại các ngân hàng thương mại, định chế tài chính và doanh nghiệp... Trong quá trình thực tập tốt nghiệp với sự hướng dẫn của giảng viên và nhân viên tại các đơn vị thực tập, sinh viên phải hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Với cách tiếp cận theo hướng giải quyết vấn đề xuất phát từ những khó khăn vướng mắc của tình hình thực tế hoạt động của đơn vị thực tập, sinh viên phải xác định vấn đề cần giải quyết, phân tích vấn đề và lựa chọn giải pháp và kế hoạch thực hiện các giải pháp.

Xác định vấn đề hay chủ đề của khóa luận tốt nghiệp phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo [Tài chính – Ngân hàng], ứng dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Phương pháp tiếp cận theo hướng giải quyết vấn đề được áp dụng trong quá trình thực tập, sinh viên có thể dựa trên dữ liệu được thu thập và phân tích từ các báo cáo nội bộ, báo cáo tài chính của ngân hàng, hoặc thông qua quan sát, khảo sát và phỏng vấn nhằm đưa ra nhận xét và ý kiến đóng góp cho đơn vị thực tập. Ngoài ra, học phần thực tập tốt nghiệp còn giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích tình huống, khả năng ứng xử và ra quyết định. Những kỹ năng này nhằm tạo điều kiện để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận công việc tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại, định chế tài chính, công ty chứng khoán và doanh nghiệp.

  1. MỤC TIÊU THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mục tiêu chung:

  • Tạo cơ hội và điều kiện để sinh viên tiếp cận với thực tiễn hoạt động của ngân hàng và các định chế tài chính.
  • Giúp sinh viên rèn luyện, tác phong làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật.
  • Giúp sinh viên kết hợp lý thuyết với thực hành nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, thực hành tác nghiệp để có thể đảm nhận công tác và nhiệm vụ được phân công tại các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, định chế tài chính và các doanh nghiệp khác...

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

  • Thực tập tốt nghiệp là một trong những cơ sở để đánh giá việc hoàn thành quá trình học tập tại khoa Ngân hàng.

Mục tiêu cụ thể:

  • Giúp sinh viên hệ thống hóa lượng kiến thức chuyên môn liên quan đến chuyên ngành học.
  • Tìm hiểu, thu thập dữ liệu và phân tích tình hình thực tế tại các đơn vị thực tập để xác định vấn đề, phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề.
  • Lựa chọn chủ đề của khóa luận tốt nghiệp phù hợp với chuyên ngành đào tạo, theo hướng tiếp cận giải quyết vấn đề, tìm hiểu và phát hiện ở một góc độ nhất định về các thực tế phát sinh tại đơn vị thực tập liên quan đến kiến thức chuyên môn.
3. NỘI QUY THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Thực tập tốt nghiệp là chủ trương chung của Bộ, Trường và Khoa nhằm gắn đào tạo lý thuyết với thực hành. Do đó, yêu cầu tất cả sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đều phải tham gia đầy đủ. Trong suốt thời gian thực tập, yêu cầu sinh viên tuân thủ đúng nội quy thực tập, cụ thể:

  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy làm việc tại đơn vị thực tập;
  • Chấp hành sự phân công và hướng dẫn của nhân viên đơn vị thực tập;
  • Tuân thủ kế hoạch thực tập tốt nghiệp và theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn, và không được tự ý đổi giảng viên hướng dẫn nếu không có sự chấp thuận của khoa. Sinh viên đổi đề tài phải có sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn.
  • THỜI GIAN THỰC TẬP

Thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp là 10 tuần, từ 02/01/2019 đến 24/03/2019, được chia ra các giai đoạn:

Giai đoạn Thời gian Nội dung công việc

Thực tập

02/01/2019 – 09/01/

[1 tuần]

Tìm hiểu tổng quát đơn vị thực tập

Chọn đề tài

10/01/2019 – 24/01/

[2 tuần]

Sinh viên chọn đề tài và thảo luận sơ bộ đề cương với giảng viên hướng dẫn [GVHD]. Hạn cuối nộp đề cương cho GVHD thông qua là 24/01/

Thực hiện

khóa luận

25/01/2019 – 02/03/

[6 tuần trong đó có 2 tuần nghỉ tết]

Sinh viên thu thập số liệu, viết khóa luận và hoàn thành theo hướng dẫn của GVHD

Hoàn tất

khóa luận

03/03/2019 – 16/03/

[2 tuần]

Hoàn tất việc chỉnh sửa khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên phải gửi trước cho GV ít nhất 1 tuần để chỉnh sửa

17/03/2019 – 24/03/2019 Sinh viên gửi khóa luận tốt nghiệp cho đơn vị

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

Sinh viên có thể lựa chọn vấn đề liên quan đến các hoạt động tại các ngân hàng thương mại như:

  • Huy động vốn bao gồm mở và theo dõi hoạt động của các loại tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi định kỳ, tiền gửi tiện ích và những loại tiền gửi khác của ngân hàng;
  • Thẩm định tín dụng và cấp tín dụng thông qua các hình thức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp như cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, cho vay trung và dài hạn thực hiện dự án đầu tư, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính... tín dụng cho khách hàng cá nhân như: cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay mua sắm, xây dựng và sửa chữa nhà, cho vay hộ nông dân...;
  • Kinh doanh ngoại tệ bao gồm các giao dịch mua và bán ngoại tệ theo hợp đồng giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi [kể cả hoán đổi lãi suất], quyền chọn và những hoạt động thu mua ngoại tệ và chi trả kiều hối;
  • Thanh toán qua ngân hàng bao gồm các giao dịch thanh toán giữa các tổ chức kinh tế theo các thể thức thanh toán như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, chuyển tiền và các giao dịch thanh toán giữa các tổ chức tín dụng như thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ qua Ngân hàng nhà nước, thanh toán bù trừ điện tử;
  • Thanh toán quốc tế bao gồm giao dịch thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu cho khách hàng theo các phương thức chuyển tiền, nhờ thu [D/A, D/P], tín dụng chứng từ [L/C nhập và L/C xuất] và các phương thức khác;
  • Giao dịch thẻ thanh toán: thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế;
  • Nghiệp vụ kế toán bao gồm kế toán tiền gửi, kế toán cho vay, kế toán các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt, kế toán liên hàng, kế toán thanh toán bù trừ, thanh toán qua Ngân hàng nhà nước và cách thức lập các báo biểu kế toán [Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh] của ngân hàng;
  • Tình hình nợ xấu, xử lý nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
  • Định giá, quản lý và xử lý tài sản bảo đảm;
  • Quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất... tại NHTM;
  • Hoạt động đầu tư tại NHTM;
  • Liên kết giữa các công ty Fintech với Ngân hàng, nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm Fintech trong kinh doanh ngân hàng;
  • Cơ hội và thách thức trước xu hướng đổi mới công nghệ trong cạnh tranh và liên kết với công ty Fintech.
  • Marketing, phát triển sản phẩm;
  • Vấn đề khác cần giải quyết trong thực tiễn hoạt động tại NHTM.

5 Các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch của công ty chứng khoán, quỹ đầu tư

  • Giao dịch môi giới chứng khoán;

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

  • Tư vấn đầu tư chứng khoán;
  • Giao dịch tự doanh chứng khoán;
  • Quản lý danh mục đầu tư;
  • Bảo lãnh phát hành;
  • Tư vấn niêm yết;
  • Các giao dịch khác có liên quan.

Ngoài ra sinh viên có thể lựa chọn đề tài thực tập tại tổ chức tín dụng khác như: Quỹ tín dụng nhân dân, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Quỹ đầu tư, các Công ty Fintech hoặc tại doanh nghiệp, mà tại các doanh nghiệp này có quan hệ giao dịch với ngân hàng trong các lĩnh vực như: tín dụng, thanh toán trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu, môi giới, tư vấn tài chính...

6. HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

6 Cách viết đề cương chi tiết Đề cương chi tiết là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Đề cương là bản tóm tắt các nội dung dự định viết của khóa luận tốt nghiệp, từ 4-10 trang A4, phải được giảng viên hướng dẫn đồng ý thông qua trước khi sinh viên bắt đầu thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Nội dung trình bày trong đề cương phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin sinh viên: được thể hiện trên trang bìa gồm họ tên sinh viên, lớp, mã số sinh viên, tên GVHD, tên đề tài, thông tin liên hệ điện thoại, email [xem phụ lục 2].
  • Nội dung đề cương trình bày như sau:
    1. Xác định vấn đề.
    2. Lý do chọn đề tài.
    3. Mục tiêu của đề tài
    4. Đối tượng và phạm vi của đề tài.
    5. Phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề.
  • Ý nghĩa.
  • Kết cấu dự kiến của khóa luận tốt nghiệp. Lưu ý từ nội dung 1- 6 sinh viên cần viết đầy đủ và chi tiết. Chương 1: Giới thiệu đề tài 1 Xác định vấn đề.
  • Lý do chọn đề tài.
  • Phạm vi của đề tài.
  • Phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề.
  • Ý nghĩa. Chương 2: Xác định vấn đề/ Phát hiện và nhìn nhận vấn đề

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

đề cũng được lược khảo. Thông qua đối chiếu thực tiễn và kết quả nghiên cứu đã có, sinh viên xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề.

Yêu cầu: nội dung này sinh viên cũng phải đảm bảo thể hiện được

  • Sự hiểu biết rõ ràng về các nội dung lý thuyết chuyên môn liên quan đến vấn đề và khả năng vận dụng để phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Sự hiểu biết về các nghiệp vụ/quy trình thực tế tại đơn vị thực tập có liên quan đến vấn đề.
  • Thể hiện quan điểm cá nhân của sinh viên trong quá trình phân tích vấn đề. Chương 4: Giải quyết vấn đề Sau khi sinh viên lược khảo các công trình nghiên cứu để tìm hiểu các giải pháp giải quyết các nguyên nhân gây ra vấn đề.

Đối chiếu với tình hình thực tế, khả năng áp dụng của đơn vị thực tập để lựa chọn các giải pháp khả thi.

Sinh viên cần xác định giải pháp nào là giải pháp chính cần ưu tiên và có kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện giải pháp. Sinh viên phải đảm bảo thể hiện được:

  • Cách giải quyết cụ thể vấn đề đã nghiên cứu phù hợp cụ thể với đơn vị thực tập.
  • Có khả năng áp dụng thực tế tại đơn vị thực tập.
  • Thể hiện được được sự hiểu biết rõ ràng quan điểm cá nhân đối với vấn đề chọn thực hiện.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp.
  • Phần này cũng cần có nội dung đánh giá hiệu quả thực hiện.

Lưu ý kết cấu của khóa luận tốt nghiệp tùy theo từng đề tài giảng viên hướng dẫn có thể điểu

chỉnh cho phù hợp. Tên các chương sẽ được thay đổi tùy theo mục tiêu và nội dung cụ thể

của khóa luận tốt nghiệp.

6 Trình bày khóa luận tốt nghiệp Theo quy định chung của trường, thống nhất dùng từ "KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP" Khóa luận tốt nghiệp khoảng 30 đến 40 trang [không tính phụ lục], in một mặt các nội dung từ mục 1 đến mục 10 và in hai mặt các nội dung từ mục 11 đến 13 [theo thứ tự như hướng dẫn sau đây] trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman với size 13, line spacing: 1,5 line, định lề top: 2cm, bottom: 2cm, left: 3, right: 2cm, header: 2cm, footer: 1.

  1. Thứ tự sắp xếp các phần của khóa luận tốt nghiệp 1. Trang bìa cứng xanh dương che bằng trang nhựa bên ngoài [phụ lục 3] 2. Tờ lót [để giấy trắng]; 3. Trang bìa trong; 4. Lời cảm ơn; 5. Nhận xét của đơn vị thực tập; 6. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn;

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

  1. Mục lục;
  2. Danh mục từ viết tắt;
  3. Danh sách các bảng biểu;
  4. Danh sách các hình vẽ, đồ thị;
  5. Nội dung các chương của khóa luận;
  6. Phụ lục;
  7. Tài liệu tham khảo;
  8. Tờ lót [để giấy trắng];
  9. Trang bìa cứng sau cùng. Khóa luận chỉ đánh số trang từ mục 11 [bắt đầu từ chương 1 giới thiệu về khóa luận tốt nghiệp], còn các đề mục trước đó đánh số thứ tự theo hình thức La Mã [i, ii, iii, iv...]
  1. Cách trình bày bảng, biểu số liệu Cách trình bày bảng Tất cả các bảng phải đánh số gắn với số chương, ví dụ Bảng 2 có nghĩa là bảng thứ nhất trong chương 2. Tất cả các bảng trong khóa luận tốt nghiệp đều phải thống nhất về hình dạng, có đơn vị tính rõ ràng, có nguồn số liệu. Khi phân tích nội dung phải có liên hệ với bảng biểu được đưa ra minh họa.

Ví dụ: trong chương 2 có bảng số 1 được trình bày như sau: Bảng 2: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng ABC Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 So sánh

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm

Không kỳ hạn

Có kỳ hạn

Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng ABC năm 2015, 2016. Cách trình bày hình vẽ

  • Tất cả các hình vẽ, biểu đồ từ đầu đến cuối khóa luận tốt nghiệp phải thống nhất về hình thức;
  • Cách trình bày đồ thị: tất cả các đồ thị hoặc biểu đồ phải được đánh số, có đơn vị tính rõ ràng, có nguồn số liệu;
  • Khi phân tích nội dung phải có liên hệ với hình vẽ được đưa ra minh họa. c. Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo:

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

Danh mục tài liệu tham khảo là danh sách các nguồn tài liệu đã được trích dẫn sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp, cung cấp thông tin chi tiết về nguồn trích dẫn.

Tài liệu tham khảo bao gồm: sách, bài báo khoa học, tài liệu hội thảo, tài liệu điều tra, thông tin thống kê, thông tin khoa học, thông tin kinh tế, hình ảnh, bản đồ... đã được đăng tải và công bố dưới mọi dạng thức: bản in, báo chí, trang web, video, hình ảnh, CD, ... mà các tài liệu này người đọc có thể truy tìm để tham khảo, đối chứng.

Phải liệt kê đầy đủ các tài liệu đã trích dẫn trong khóa luận. Tài liệu tham khảo phải được công bố công khai, có nguồn gốc rõ ràng như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, giáo trình, các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học.

Danh mục tài liệu tham khảo được xếp riêng thành hai phần, phần thứ nhất là tiếng Việt, phần thứ hai là các tiếng nước ngoài [Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc...].

Lưu ý: Tất cả tên các tác giả đều không được sử dụng chức danh hay học vị và phải sắp xếp toàn bộ tên tác giả trên tài liệu tham khảo theo thứ tự a, b, c.

7. ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đánh giá khóa luận tốt nghiệp được thực hiện bởi 2 giảng viên: Giảng viên chấm 1 là giảng viên hướng dẫn và Giảng viên chấm 2 do khoa phân công. Điểm khóa luận tốt nghiệp là điểm trung bình của điểm chấm lần 1 và điểm chấm lần 2. Kết cấu điểm khóa luận tốt nghiệp, cụ thể như sau:

  • Điểm chuyên cần: tối đa 2 điểm
  • Điểm hình thức: tối đa 1 điểm
  • Điểm đánh giá của đơn vị thực tập: tối đa là 1 điểm [Phụ lục 4]
  • Điểm nội dung: tối đa 6 điểm Trong đó:
  • Điểm chuyên cần, điểm đơn vị thực tập được đánh giá bởi giảng viên hướng dẫn.
  • Điểm hình thức và nội dung sẽ do 2 giảng viên chấm độc lập nhau. Ghi chú:
  • Điều kiện để được chấm điểm nội dung và hình thức của khóa luận tốt nghiệp là sinh viên không bị điểm liệt chuyên cần [0/2 điểm].
  • Sinh viên không liên hệ với giảng viên hướng dẫn trong quá trình thực tập, không làm đề cương chi tiết hoặc đề cương chưa được giảng viên hướng dẫn thông qua, sẽ nhận điểm 0 [không điểm]
  • Sinh viên nộp khóa luận tốt nghiệp trễ sẽ bị trừ điểm, cứ mỗi 3 ngày nộp trễ không có lý do chính đáng sẽ bị trừ 1 điểm.
  • Nghiêm cấm trường hợp đạo văn, sao chép. Tùy theo mức độ đạo văn, sinh viên bị trừ điểm hoặc nhận điểm 0 [không điểm] theo quy định của Trường.

Mọi thông tin chi tiết, sinh viên vui lòng liên hệ với khoa Ngân hàng theo địa chỉ:

Khoa Ngân hàng – 196 Trần Quang Khải [Phòng D], P. Tân Định, Q, TP

Điện thoại : [028] 35.265 [Cô Thảo Vy]

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

Website : sob.ueh.edu

PHÓ TRƯỞNG KHOA PHỤ TRÁCH

[Đã ký]

PGS. Trầm Thị Xuân Hương

Nơi nhận:

  • Giảng viên khoa NH;
  • Sinh viên NH, CK K41ĐHCQ;
  • Website khoa NH;
  • Lưu: VT, NH.

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TRANG BÌA ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

KHOA NGÂN HÀNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ABC

Giảng viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Khóa – Hệ :

Chuyên ngành : Ngân hàng

Thông tin liên hệ : [Email – Số điện thoại]

Niên khóa 201... - 201...

PHỤ LỤC 3

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TRANG BÌA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

KHOA NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ABC

Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Khóa – Hệ : Chuyên ngành : Ngân hàng

Niên khóa 201... - 201

Chương trình thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng, Chứng khoán – K41 ĐHCQ,

PHỤ LỤC 5

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TT HỌ TÊN ĐTDĐ E-MAIL 1 TS. Nguyễn Quốc Anh 0944.116 quocanh@ueh.edu 2 TS. Nguyễn Phúc Cảnh 0977.405 canhnguyen@ueh.edu 3 TS. Lại Tiến Dĩnh 0903.832 dinhlai@ueh.edu 4 ThS. Phạm Khánh Duy 0938.602 duy@ueh.edu 5 ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương 0982.892 thuy_duong@ueh.edu 6 PGS. Hoàng Đức 0903.701 duc@ueh.edu 7 TS. Ngô Minh Hải 0909.987 ngominhhai@ueh.edu 9 PGS. Trương Thị Hồng 0903.881 vhong@ueh.edu 10 TS. Phan Thu Hiền 0908.217 phanthuhien@ueh.edu 11 ThS. Nguyễn Hữu Huân 0979.784 huannguyen@ueh.edu 12 ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương 0905.134 quynh_huong@ueh.edu 13 PGS Trầm Thị Xuân Hương 0913.157 txhuong@ueh.edu 14 ThS. Dương Tấn Khoa 0909.243 tankhoa_nh@yahoo 15 ThS. Lê Văn Lâm 01222.665 levanlamtcnh@ueh.edu 16 TS. Nguyễn Thị Thùy Linh 0937.279 linh@ueh.edu 17 ThS. Nguyễn Từ Nhu 0982.293 nhunt@ueh.edu 18 TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung 01287.365 hongnhungnt@ueh.edu 19 TS. Nguyễn Thanh Phong 0918.120 phongnt@ueh.edu 20 TS. Lê Tấn Phước 0919.365 phuoctan@ueh.edu 21 TS. Phạm Phú Quốc 0933.607 quoc.ph@gmail 22 ThS. Nguyễn Trung Thông 0902.485 thongnt@ueh.edu 23 PGS. Trương Quang Thông 0903.969 truongquangthong@yahoo 24 TS. Phạm Thị Anh Thư 0903.849 ptanhthu@ueh.edu 25 ThS. Cao Ngọc Thủy 0907.812 ngocthuy@ueh.edu 26 TS. Thân Thị Thu Thủy 0913.612 thuynh@ueh.edu 27 TS. Trần Thị Mộng Tuyết 0909.622 ttmtuyet232@ueh.edu 28 PGS. Võ Xuân Vinh 0913.976 vinhvx@ueh.edu 29 TS. Hoàng Hải Yến 0983.396 yenhh@ueh.edu

Chủ Đề