Hướng dẫn sử dụng steinberg cubase để nghe hi-res năm 2024

Nếu bạn đang tò mò về Home Studio có những gì, thì bài viết này sẽ giúp bạn thỏa mãn tò mò đó. Có vài nhóm những thiết bị cơ bản mà home studio thường dùng, để phục vụ một vài mục đích đặc thù.

Nếu bạn là artist, và muốn bắt đầu produce/demo ý tưởng âm nhạc của mình, nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu để xây dựng “phi thuyền vũ trụ” của mình, thì hi vọng bài viết nhỏ này giúp bạn. Ai biết được một ngày nào đó sự nghiệp của bạn sẽ cất cánh nhờ những tác phẩm sản xuất “thủ công” từ studio nho nhỏ của mình! Điều đó đã xảy đến với rất nhiều người. Tại sao lại không thử?

Madilyn Bailey đã cực kỳ thành công trên YouTube. Cô chỉ khởi đầu với những bản thu tại nhà như bao người khác.

Tôi không có ý định làm một cuốn bách khoa toàn thư về trang thiết bị thu âm trong bài viết này. Để nói và viết sâu về chúng thì quá dài. Mục tiêu là giới thiệu với bạn các loại trang thiết bị, những thành phần cơ bản nhất giúp bạn có thể thu âm tại nhà với hiệu quả cao trong khoảng chi phí hợp lý.

Tốt nếu như tài chính không là vấn đề, bạn có thể mua bất kể thứ gì bạn muốn. Nhưng nếu tài chính là vấn đề, thì cũng chả vấn đề gì cả, ý tưởng và tinh thần âm nhạc vẫn là tất cả. Chúng ta chỉ cần một vài công cụ đủ dùng để chộp lại các ý tưởng âm nhạc. Trông cậy quá vào thiết bị đôi khi cũng không lành mạnh, vì tôi vẫn tin là good musician luôn có khả năng tạo ra good music, bất chấp công cụ anh ta đang dùng. Bạn không cần các trang thiết bị quá tốn kém, vì sẽ có nguy cơ tốn tiền hao của cho những thiết bị đắt tiền vượt quá xa so với nhu cầu và đôi khi cũng chả hiểu mua để làm gì.

Nào, bắt đầu thôi!

Dưới đây là danh sách các thiết bị thiết yếu để bạn có thể thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp

  1. Máy tính và phần mềm làm nhạc
  2. Studio Monitors – Loa kiểm âm
  3. Studio Headphone
  4. Audio Interface
  5. Microphone
  6. Các tấm tiêu âm
  7. MIDI Controller và các thiết bị khác (tùy nhu cầu)

Cảm ơn các nhà công nghiệp máy tính và phần mềm vì họ đã mang đến cho chúng ta giải pháp thu âm kỹ thuật số tại nhà chất lượng tốt với chi phí tối thiểu. Một chiếc máy tính cá nhân (PC, MAC, laptop…tùy) và các phần mềm làm nhạc tốt là đủ để khởi đầu

Về cơ bản, máy tính và phần mềm làm nhạc sẽ giúp bạn:

  • Thu âm (với trang thiết bị đi kèm Soundcard hoặc Audio Interface)
  • Viết nhạc, làm nhạc, phối khí (bạn có thể cần thêm MIDI Keyboard)
  • Mix nhạc (chèn hiệu ứng, căn chỉnh âm thanh…)
  • Làm Audio Mastering
  • Ghi đĩa CD/DVD, lưu trữ và chia sẻ các project âm nhạc

Máy tính thu âm

Tiêu chí cho máy tính thì rõ ràng: càng… khỏe càng tốt. Bạn nên nhờ những người rành về phần cứng xây dựng cấu hình để bạn có 1 chiếc máy tính bền bỉ, mạnh mẽ và có khả năng nâng cấp tốt. Nếu không bạn có thể tham khảo series xây dựng máy tính làm nhạc của Tạp chí MIX.

Lời khuyên của MIX: nhiều RAM sẽ giúp hệ thống hoạt động thoải mái, sử dụng được nhiều thư viện nhạc cụ ảo (nếu bạn phối khí). HDD có dung lượng lớn (nếu có điều kiện, nên mua ít nhất 02 chiếc) để lưu các project âm nhạc và chương trình cài đặt. CPU ít nhất là Intel Core i5 hoặc tương đương. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc các bo mạch chủ có sẵn kết nối Firewire IEEE 1394 để sử dụng các Audio Interface hỗ trợ kết nối này. Bạn nên cân nhắc các bo mạch chủ có sẵn USB3.0 để sử dụng các Audio Interface thế hệ mới. Kết nối IEEE 1394 đã là quá khứ. Đó là lý do chúng tôi gạch bỏ câu trước.

Phần mềm thu âm/làm nhạc (DAW – Digital Audio Workstation)

Có rất nhiều môi trường DAW để bạn khám phá, và nếu có thể thì rất khuyến khích bạn nên học và dùng thử qua nhiều DAW khác nhau trước khi tìm ra một vài DAW có tổ chức và kiểu cách (workflow, setup, etc) hợp lý và thuận tiện với bạn nhất.

Tôi khởi đầu sự tò mò của mình với Magix Music Maker, Adobe Audition và thậm chí cả… Audacity, trước khi tìm ra Cubase hay Reaper. Khi hiểu ra vài basic concept, bạn sẽ nhận ra chúng ở trong các môi trường mới. Không bao giờ thiệt khi “học xong không dùng nữa”, đơn giản là chúng ta đi từ “một vài cái basic” sang những thứ chứa đựng “nhiều cái basic” hơn.

Nếu bạn chơi một nhạc cụ (ví dụ như guitar, drum, piano…vân vân), thì bạn có một lợi thế lớn khi bước vào môi trường DAW. Nhiều thứ sẽ hiện ra một cách rất hiển nhiên và trực quan.

Nếu bạn nghiêm túc với công việc studio thì các DAW dạng industry standards sẽ là lựa chọn không cần suy nghĩ. Chúng có nhiều phần mềm hỗ trợ và có cộng đồng người dùng đông đảo.

Hướng dẫn sử dụng steinberg cubase để nghe hi-res năm 2024

Cubase 7 – Phần mềm thu âm chuyên nghiệp

Phần mềm Cubase của hãng Steinberg là 1 trong những ứng cử viên đa năng nhất. Dễ dùng, cực kỳ phổ biến, nhiều plugin (VST) miễn phí chất lượng tốt, mạnh cả về Audio và MIDI là điều tôi thích ở Cubase. Ngoài Cubase, bạn có thể để mắt thêm tới FL Studio, Ableton Live, Logic, Pro Tools. Mỗi DAW đều có ưu điểm riêng và đối tượng người dùng khác nhau.

Nếu túi tiền không cho phép hoặc muốn một hệ thống gọn nhẹ hơn nhưng vẫn mạnh mẽ, REAPER , MixBus là những lựa chọn không tồi. Hiện tại tôi sử dụng Reaper bên cạnh Cubase và Pro Tools.

Ghi chú: Các bài viết hướng dẫn sử dụng Cubase đã có rất nhiều trên mạng rồi, bạn có thể google để tìm hiểu. Tạp chí MIX không viết bài về nội dung đó. Nếu khó khăn trong vấn đề sử dụng, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc bình luận trực tiếp tại đây, hi vọng bạn sẽ được giải đáp.

2. Studio Monitors (Loa kiểm âm phòng thu)

Studio Monitors là thành phần rất quan trọng trong hệ thống studio của bạn. Nhiều người còn gọi nó là loa kiểm âm – tức là kiểm tra âm thanh. Bản mix của bạn có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào nó.

Hướng dẫn sử dụng steinberg cubase để nghe hi-res năm 2024

Loa kiểm âm quan trọng chỉ sau đôi tai của bạn

Hãy tưởng tượng, bạn đang vẽ một bức tranh, trong căn phòng có điều kiện hoặc thiếu ánh sáng, hoặc thừa sáng, hay dưới ánh đèn… màu. Sau một hồi hì hụi với tác phẩm, bạn cảm thấy hài lòng và quyết định sẽ đem đi gửi tặng. Sáng hôm sau, bạn mang bức tranh ra ngoài trời, và lúc này ở điều kiện ánh sáng đầy đủ, bức ảnh hiện ra trung thực hơn. Các lỗi màu sắc thi nhau… khoe sắc.

Bạn có thấy được vấn đề? Chỉ khi ở trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và trung thực, chất lượng thực sự của bức ảnh mới được đánh giá chính xác và tất cả các lỗi của nó mới có khả năng được hé lộ

Có như thế nào, thể hiện ra như thế.

Đó chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của loa kiểm âm.

Khi bạn nghe trên hệ thống studio monitors, mọi thứ trong bản mix đều nguyên bản hơn rất nhiều, bạn có thể nghe ra được bản mix của bạn thiếu gì, thừa gì, bị vấn đề gì. Nếu bạn nghe, thu âm, mix nhạc trên một hệ thống loa dân dụng (dù chất lượng tốt đi nữa) thì thật sự hơi khó khăn cho việc luyện tai về mặt sonic. Vì âm thanh bạn nghe thấy thực ra đã bị cấu trúc vật lý đặc trưng của đôi loa (mà các nhà sản xuất hay quảng cáo) làm SAI LỆCH đi so với tín hiệu nguyên bản.

Vậy nói tóm lại, nhiệm vụ (và tiêu chí) quan trọng nhất của loa kiểm âm là phải đem lại cho bạn một môi trường âm thanh khách quan, trung thực nhất. Không nịnh tai, không bóp méo, không giả tạo.

Tuy nhiên, hãy cẩn trọng vì Loa Monitor chỉ nghe trung thực trong một căn phòng trung thực! Khi bạn không xử lý âm học cho căn phòng tốt, thì mixing với headphone cao cấp vẫn là giải pháp an toàn hơn.

Nếu “hàng xịn, brand tên tuổi” vẫn là một chỗ dựa tinh thần an toàn và cần thiết, thì Google có thể nói cho bạn biết hiện nay những loại monitor speakers nào bán chạy nhất và phổ biến nhất. Còn nếu bạn có tinh thần “tất cả toàn là marketing”, “kêu tốt so với tiêu chí là được”, bạn có thể muốn đi tìm vài hãng nhỏ nhỏ đầy tiềm năng mà ít người để mắt hoặc chưa biết.

Bên cạnh việc sử dụng một vài cặp loa phổ biến được dùng trong industry thì cá nhân tôi khá thích DYNAMIK, đơn giản là họ có sự nghiên cứu nghiêm túc mang tính khoa học, chuyên gia công nhận và quan trong hơn là họ nhiều nhiệt huyết về việc làm ra những cặp loa tốt nhất.

Còn tại sao lại dùng đến vài cặp loa cùng lúc, câu trả lời là không có cặp loa nào là tuyệt đối trung thực nhất, nên việc thi thoảng đổi qua đổi lại các monitor system trong khi làm việc giúp tôi giảm thiểu định kiến hơn trong việc nghe và để ý hơn về cách bản mix được diễn đạt qua các cặp loa khác nhau như thế nào.

Nếu bạn muốn một setup đơn giản thì một cặp loa thật tốt và một vài chiếc headphone là đã đủ.

3. Studio Headphone

Hướng dẫn sử dụng steinberg cubase để nghe hi-res năm 2024

Sony V6 Closed-Back – Tracking Headphone thường thấy trong hàng nghìn studio từ khủng tới nhỏ xíu trên thế giới.

Studio Headphone và Studio Monitors có chung tiêu chí lựa chọn như nhau. Những chiếc heaphone nịnh tai (như nhiều bass, treble siêu mượt, hay gì đi nữa) đều không phù hợp lắm cho việc thu âm và mix nhạc

Studio Headphone có 2 chức năng chính:

  1. Nghe nhạc nền và tín hiệu âm thanh đang thu (giọng hát, guitar…) trong quá trình thu âm
  2. Editing, Mixing hoặc Mastering

Tương ứng với 2 chức năng này, Studio Headphone được thiết kế thành 2 dạng: Closed-Back và Open-Back.

  1. Closed-Back Headphone được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh khi đang thu âm. Nó phải ngăn không âm thanh nào thoát ra ngoài/lọt vào trong
  2. Open-Back Headphone (thường đắt hơn Closed-Back Headphone) được thiết kế để tối ưu chất lượng âm thanh nhưng có điểm yếu là dễ bị lọt âm thanh ra ngoài. Vì thế, nó phù hợp để mixing hoặc mastering.

Tùy vào bối cảnh mà bạn sẽ biết được mình nên dùng loại headphone nào để cho phù hợp với tác vụ

4. Audio Interface

Hướng dẫn sử dụng steinberg cubase để nghe hi-res năm 2024

RME BabyFace Pro – Audio Interface USB tốt và toàn diện tại thời điểm 2016.

Audio Interface, như cái tên – đây chính là hệ thống giao tiếp giữa các cổng âm thanh đi vào và đi ra (in, out) với máy tính. Nó giúp bạn thu tín hiệu âm thanh từ nhạc cụ vào máy tính và phát tín hiệu âm thanh từ máy tính ra loa.

Có rất nhiều loại Audio Interface trên thị trường, nhưng chung quy lại, có 04 loại giao tiếp chính sau:

  • Giao tiếp USB: Kết nối với PC bằng cổng USB, loại này phổ biến nhất, tính cơ động cao nhất. Giao tiếp USB3.0 là thế hệ mới nhất, tốc độ rất cao nhưng chưa có nhiều Audio Interface giá rẻ hỗ trợ. Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới, bạn sẽ gặp ngày càng nhiều Audio Interface sử dụng giao tiếp này và giá ngày càng giảm dần
  • Giao tiếp Firewire IEEE 1394: Kết nối với PC/MAC thông qua cổng Firewire – cổng chuyên dụng cho multimedia. Loại kết nối này cho độ ổn định, tránh được nhiều xung đột phần cứng nhưng lại rất hay gặp sự cố nếu chip 1394 của bạn không tương thích với Audio Interface. Kể từ 2017, chúng tôi khuyên bạn không nên mua Firewire Audio Interface
  • Giao tiếp PCI hoặc PCIe: Cắm trực tiếp vào máy tính, tính cơ động không cao bằng 2 loại trên nhưng độ trễ, băng thông, độ ổn định tuyệt vời
  • Giao tiếp Thunderbolt: Thế hệ sau của Firewire, tốc độ và độ tin cậy tốt. Nếu bạn sử dụng MAC và mua Audio Interface trong năm 2017, hãy cân nhắc các Audio Interface sử dụng giao tiếp Thunderbolt

Khi chọn Audio Interface, bạn cần quan tâm xem nhu cầu của mình là gì?

Bạn thu cho 1 hay nhiều người cùng một lúc? Thu một nguồn âm thanh hay nhiều nguồn âm thanh cùng lúc? Nguồn âm thanh và thiết bị bạn thu âm là gì? Hát, guitar hay keyboard…?

Hãy cân nhắc kỹ và chọn số lượng và loại đường vào (input) trên Audio Interface.

Tin tốt là trong khoảng giá 150-400$ những ngày hôm nay thì bạn có rất nhiều lựa chọn không tồi một chút nào!

Lời khuyên của MIX:

  • Lựa chọn an toàn và tiện lợi hiện nay vẫn là USB Audio Interface
  • Nếu thu electric guitar/bass, hãy chọn Audio Interface có Hi-Z Input dành riêng cho guitar/bass
  • Chất lượng > Số lượng: điều này cực đúng với số lượng đường vào (input)

5. Microphone

Microphone là thiết bị giúp bạn thu âm thanh bên ngoài vào máy tính như: giọng hát, đàn piano, trống, guitar cổ điển… Hãy chọn Microphone loại phù hợp nhất, tốt nhất có thể trong túi tiền của bạn để có nguồn âm thanh tốt nhất trước khi mix.

Hướng dẫn sử dụng steinberg cubase để nghe hi-res năm 2024

Adele thu hát tại nhà với microphone

Microphone gồm 3 loại chính: Condenser, Dynamic và Ribbon.

Tùy vào mục đích và tính chất sẽ được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Khi nhìn vào các Recording Studio, bạn thường sẽ nhìn thấy hình ảnh của các microphone Condenser bóng bẩy, có vẻ đắt tiền. Tuy nhiên, Dynamic và Ribbon microphone đều có chỗ đứng riêng và là những công cụ không thể thiếu được của những kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp.

6. Các thiết bị tiêu âm

Các tấm tiêu âm có tác dụng… tiêu âm (chứ không phải cách âm). Rõ ràng rồi, chúng giúp kiểm soát các đặc tính âm học trong căn phòng giúp bạn:

  • Có nguồn âm thanh thu được bớt bị tác động bởi căn phòng
  • Ra quyết định mixing, mastering tốt hơn do có được cái nhìn chính xác về bản mix
  • Có thêm nhiều cảm hứng về mặt thẩm mỹ (nửa đùa nửa thật)

Hướng dẫn sử dụng steinberg cubase để nghe hi-res năm 2024

Live Room của The 8th Note Studio tại Ngọc Khánh, Hà Nội

Sẽ là khó để có cái nghe khách quan, nếu môi trường âm học quá méo mó. Đôi khi việc cải thiện chất lượng và sự cân bằng của bản mix, bản thu sẽ có thể đạt được thông qua vài tấm tiêu âm cơ bản được đặt đúng chỗ và hợp lý.

Các thiết bị xử lý âm học cũng được làm ở dạng bán sẵn (mua về rồi đặt vào). Nhưng cá nhân tôi nghĩ không phải là cứ mua về rồi đặt vào là xong, vì mỗi căn phòng khác nhau về mặt vật lý sẽ đòi hỏi acoustic treatment khác nhau nên cần chút nghiên cứu và cân nhắc nếu bạn định theo đuổi một môi trường nghe lý tưởng

Tại Việt Nam, các sản phẩm của iSS Acoustics cũng có hiệu năng không hề thua kém đồ nhập khẩu trong khi mức giá thì quá hợp lý và có nhiều nghệ sĩ tên tuổi tin cậy.

7. MIDI Controller và các thiết bị khác

Nếu bạn là người chơi keyboard, piano thì phòng thu tại nhà của bạn không thể thiếu MIDI controller. Các MIDI Controller có hỗ trợ kết nối USB với máy tính sẽ giúp bạn đơn giản hóa setup trong studio của mình.

Để hiểu rõ về MIDI và MIDI Controller, bạn có thể tham khảo một bài viết khác của tạp chí MIX tại đây.

Các thiết bị khác

  • Mixer, Analog processors. Với Home Studio hiện nay, có vẻ các thiết bị này đang dần vắng bóng phần vì do chi phí, phần vì công nghệ kỹ thuật số thế hệ mới ngày càng tốt và tiện lợi hơn. Trừ khi có nhu cầu đặc biệt, nhu cầu chuyên nghiệp, hoặc âm thanh analog processing là thứ bạn không thể thiếu thì tôi nghĩ chưa cần phải vội để ý đến chúng. Sớm hay muộn bạn sẽ được nhìn thấy digital version của chúng.
  • Dây âm thanh (audio cable). Tín hiệu âm thanh đi qua dây dẫn. Dây dẫn lởm. Âm thanh lởm. Chấm hết. Bạn không cần phải mua những sợi cáp giá vài triệu một mét, nhưng cũng đừng nên mua những sợi cáp chất lượng kém vì nó không bền, dễ oxi hóa, dễ đứt ngầm, không chống nhiễu tốt, không bảo toàn tín hiệu tốt trên quãng đường đi dài hơn
  • Pop Filter. Màng lọc âm dùng để lọc các luồng hơi quá mạnh như khi ta phát âm phụ âm ‘p‘ và ‘b‘.

Thu âm tại nhà, chất lượng chuyên nghiệp

Với xu hướng self-produce và sự bùng nổ của các home studio hiện nay, cũng không có nghĩa là bạn không cần đến các studio chuyên nghiệp hay là làm việc cùng các producer độc lập. Tại sao không thử nếu như tài năng của người khác có thể làm cho âm nhạc của bạn tiến xa hơn nữa trong tiềm năng vốn có của nó?

Đôi khi việc thay đổi môi trường studio và đổi producer cũng là lựa chọn không tệ nếu bạn cần “đổi mới”. Tuy kể cả cá nhân tôi có thể tự thu âm, mixing, mastering cho các ý tưởng âm nhạc của mình, nhưng thực sự thì tôi vẫn hào hứng với việc bước vào môi trường chuyên nghiệp, hoặc để cho người khác được tham gia với mình trong quá trình sáng tạo.

Sản phẩm làm ra từ môi trường home studio và có chất lượng như chuyên nghiệp là hoàn toàn có thể khi bạn biết rõ mình muốn và cần gì. Khi làm chủ và sử dụng tốt những công cụ đã có, sáng tạo thực sự không có giới hạn cho nó. Rất nhiều sản phẩm đột phá được làm ra từ những trang thiết bị đơn giản, và rất nhiều khám phá về mặt sonic đến từ các bedroom producer đang ngày đêm đi tìm ra các âm thanh mới. Xét cho cùng yếu tố con người vẫn là linh hồn của âm nhạc.

Nếu bạn có âm nhạc bên trong mình, cần được lôi ra để chúng có thể được phát triển và thế giới được nghe thấy, thì hi vọng là bài viết hữu ích và giúp bạn xóa đi được một vài chướng ngại về mặt kỹ thuật.

Bạn có gợi ý khác về các thiết bị thu âm tại nhà thiết yếu hay lời khuyên muốn dành cho những người ham thích thu âm tại nhà thì hãy bình luận ở phía dưới nhé, càng có nhiều góc nhìn thì càng tốt hơn cho việc tham khảo.