Hướng dẫn trang điểm cơ bản Informational, Transactional

- Gia đình là thứ quan trọng nhất đối với mỗi chúng ta. Gia đình là nơi chúng ta sống, chúng ta yêu thương, tâm sự, che chở cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hoá là trách nhiệm chung của mỗi thành viên trong gia đình.

- Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi thành viên cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau, sống vì lợi ích chung của mọi người.

- Gia đình không văn hoá là gia đình luôn mâu thuẫn, cãi vã nhau, không biết đoàn kết giúp đỡ nhau. Và chắc chắn gia đình đó sẽ không được hạnh phúc.

[HNM] - Xây dựng gia đình văn hóa là một trong những mục tiêu cốt lõi của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Chú trọng nêu gương để lan tỏa, Hà Nội đã và đang khẳng định hướng đi đúng trong xây dựng gia đình văn hóa, khi chất và lượng các mô hình ngày càng được nâng cao.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi [thôn 6, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức] gửi gạo cứu trợ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng vì lũ lụt năm 2020.

Gương mẫu đi đầu trong xây dựng gia đình văn hóa

Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi là một trong những gia đình văn hóa tiêu biểu ở thôn 6, xã Yên Sở [huyện Hoài Đức], được tôn vinh nhờ lối sống mẫu mực, ứng xử trên thuận, dưới hòa trong gia đình và nhiệt tình, trách nhiệm khi tham gia các công việc của cộng đồng, xã hội.

Ông Nguyễn Văn Khoa [thôn 6, xã Yên Sở] cho biết, gia đình ông Lợi có 3 thế hệ, 10 thành viên cùng chung sống, chưa bao giờ có điều tiếng về ứng xử. Các con ông đều thành đạt, biết kính trên, nhường dưới, sống gương mẫu trong cộng đồng, tích cực đi đầu các phong trào, cuộc vận động ở địa phương. Còn theo ông Lợi, xác định hạnh phúc gia đình là tài sản lớn nhất, ông luôn cố gắng để trong nhà cha mẹ giữ vai trò trụ cột, sống mực thước, lấy “tâm, tín, đức” làm trọng để giáo dục, động viên con cháu, bởi ông tin cách sống, cách tổ chức gia đình, nhân cách của cha mẹ tác động trực tiếp đến đạo đức, lối sống của mọi thành viên. “Đến nay, các con tôi đều thành đạt, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tôi thực sự mãn nguyện với những thành quả mà mình đã cố công vun đắp, tạo dựng cho gia đình”, ông Lợi chia sẻ.

Giống với gia đình ông Lợi, gia đình ông Vũ Thiện Cơ ở tổ dân phố Hoàng 17 phường Cổ Nhuế 1 [quận Bắc Từ Liêm] có truyền thống yêu thương, đoàn kết và lối sống gương mẫu, nhiệt tình với việc chung của cộng đồng. Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 1 Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết, gia đình ông Cơ luôn tích cực với các phong trào văn hóa, từ thiện ở cơ sở; tham gia tích cực cùng tổ dân phố vận động xây dựng nên nhiều tuyến ngõ xanh, sạch, đẹp, có đèn chiếu sáng, bảng tin tuyên truyền và thùng rác công cộng. Trong các đợt dịch Covid-19 vừa qua, ông cùng vợ chủ động sử dụng loa kéo của gia đình phát thanh các nội dung tuyên truyền tới từng ngõ xóm, góp phần nâng cao ý thức phòng, chống dịch của nhân dân địa phương.

Gia đình ông Lợi và ông Cơ là hai trong 30 gia đình được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khen thưởng, vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng gia đình văn hóa, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam [28/6/2001 - 28/6/2021]. Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình [Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội] Ngô Văn Nam đánh giá, đây là những đại diện tiêu biểu cho hơn 1,6 triệu gia đình văn hóa trên địa bàn thành phố. Bằng lối sống gương mẫu, trân trọng các giá trị tốt đẹp của gia đình và trách nhiệm với cộng đồng, những gia đình này đã góp phần nêu gương, lan tỏa phong trào vun đắp văn hóa gia đình, xây dựng làng, tổ dân phố đoàn kết, gắn bó.

Tạo sức lan tỏa trong cộng đồng

Thời gian qua, ngành Văn hóa Thủ đô luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa các mô hình văn hóa, trong đó có xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất bằng việc nêu gương như các gia đình trên. Đặc biệt, việc triển khai thí điểm bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình suốt hơn 2 năm qua đã mang đến những chuyển biến tích cực về cả chất và lượng cho các mô hình văn hóa.

“Ở các địa phương đăng ký thí điểm, việc lồng ghép nội dung bộ tiêu chí với các hoạt động mô hình, câu lạc bộ hoặc sinh hoạt đoàn thể được thực hiện đều đặn, xuyên suốt, như: Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; mô hình gia đình phát triển bền vững; câu lạc bộ gia đình văn hóa, văn nghệ... Đặc biệt, nhiều gia đình đã đăng ký thi đua trở thành điển hình, gương mẫu trong văn hóa ứng xử, được cộng đồng đánh giá cao”, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Ngô Văn Nam cho biết.

Để phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng mang lại hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long Nguyễn Viết Chức kiến nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức của các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân về giá trị văn hóa gia đình; đồng thời, tích cực động viên, khen thưởng, giới thiệu các mô hình tiêu biểu...

Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình “Xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa năm 2021", là cơ sở để củng cố, lan tỏa văn hóa gia đình ở cơ sở; triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Cùng với đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ kiện toàn đội ngũ cán bộ công tác gia đình ở cơ sở; tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế về công tác gia đình, làm điểm tựa thúc đẩy thi đua xây dựng đời sống văn hóa tại các địa phương.

Chủ Đề