Kết bài đại cáo Bình Ngô đoạn 1

Đề bài: Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
  1. Mở bài
  2. Thân bài
  3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

I. Dàn ý Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

1. Mở bài

Qua "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng yêu nước ở một tư tưởng mới đầy nhân văn và cao đẹp, đó là tư tưởng nhân nghĩa ở đời. Khổ thơ đầu của tác phẩm thể hiện rõ nhất điều đó.

2. Thân bài

- "Việc nhân nghĩa" chỉ những hành động chính nghĩa vì dân, lấy dân làm gốc- Việc nhân nghĩa trước nhất là phải lo trừ bạo- Khẳng định văn hiến, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, nhân tài của Đại Việt- Đại Việt qua bao thời đại vẫn đứng vững và kiêu hãnh trên trường quốc tế

- Sự thất bại thảm hại của những kẻ bất nhân làm việc phi nghĩa

3. Kết bài

Khái quát giá trị tác phẩm: Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc.

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

Tác giả đã xem "nhân nghĩa" không chỉ là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của con người mà còn nâng lên một ý nghĩa sâu sắc và khái quát hơn, "việc nhân nghĩa" ở đây chính là việc làm mà hành động vì nhân dân, mong nhân dân được yên bình, an ổn, được hưởng thái bình, hạnh phúc, ấm no. Việc nhân nghĩa là phải lo cho dân, cho nước, phải làm việc nghĩa trên lợi ích của nhân dân, lấy dân làm gốc, hành sự cũng vì dân. Vậy nên làm gì để đúng theo tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại lúc bấy giờ? Trước nhất là phải lo trừ bạo, phải lo diệt giặc xâm lăng "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", bờ cõi có yên, lãnh thổ có không còn bóng giặc xâm lăng thì nhân dân mới yên lòng mà lao động, mà sản xuất để phát triển đất nước. Đó là một tinh thần lớn, tinh thần dân tộc cao nhất, một tinh thần chính nghĩa xuất phát từ sự yêu thương và tấm lòng thiết tha cho con dân đất Việt.

Sau tư tưởng nhân nghĩa ấy, tác giả Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định nền văn hiến tốt đẹp được gây dựng từ bao đời của con người nước Việt:

"Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"

Nước ta có truyền thống văn hiến từ xa xưa, nước ta có phong tục, tập quán riêng, nét đẹp của truyền thống, văn hóa được người Việt gây dựng từ bao đời "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần". Không chỉ khẳng định nền văn hiến lâu đời trong niềm tự hào mà Nguyễn Trãi còn mạnh mẽ khẳng định sự bình đẳng, độc lập của con người, đất nước ta với các triều đại phương Bắc "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Truyền thống đấu tranh đầy anh dũng, bất khuất của các triều đại Đinh Lý Trần Lê có thể sánh ngang với các triều đại Hán ,Đường, Tống, Nguyên. Đại Việt ta tuy nhỏ bé về lãnh thổ mà tinh thần không nhỏ, vẫn xưng vương, bờ cõi độc lập, mạnh mẽ, không chịu nhún mình dưới quyền uy kẻ khác, tấm lòng Đại Việt cũng vì thế mà rộng lớn biết bao. Đất Việt cũng có hào kiệt bốn phương, vang danh sử sách, nhân tài giỏi giang cả về mưu cơ, chiến lược, văn võ song toàn. Những yếu tố đó đã góp phần dựng xây nên một Đại Việt hùng hồn, trên mọi chiến trận luôn giành thắng lợi:

"Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;Cửa Hàm tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi"

Trước sự xâm lăng ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù, tinh thần chiến đấu của Đại Việt ta nôi nổi, quyết tâm hơn bao giờ hết, bao chiến công lẫy lừng, oanh liệt được Nguyễn Trãi kể ra chứa chan những cảm xúc tự hào. Những kẻ tự xưng lớn mạnh, huyênh hoang tự đắc, làm điều phi nghĩa sau cùng cũng phải gặm nhấm lấy từng thất bại mà thôi, từ Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã, ... đều phải nhận lấy những thất bại cay đắng. Qua câu thơ, tác giả Nguyễn Trãi cũng thể hiện được niềm tin vào sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa trước những hành động bạo tàn, vô nhân tính của kẻ thù. Cuối cùng, chính nghĩa mãi mãi là nguồn ánh sáng cao đẹp soi sáng con đường đấu tranh của dân tộc.

Đoạn thơ tuy ngắn mà không chỉ nêu lên được tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời mà còn khẳng định nền độc lập, tổng kết lại được những chiến công hào hùng của dân tộc. Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc.

-------------------------HẾT-----------------------------

Bình Ngô đại cáo là áng văn tràn đầy tinh thần dân tộc của Nguyễn Trãi, bên cạnh bài Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo, để học tốt các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 như: Cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo, Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo, Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Phân tích khổ 3 bài Bình Ngô đại cáo.

Nếu các em vẫn chưa biết cách Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo như thế nào cho đúng trình tự, đầy đủ các ý chính và giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, vậy em có thể tham khảo bài viết mẫu của chúng tôi để nắm được cách làm bài đồng thời dễ dàng hơn trong việc xây dựng dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích.

Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo Phân tích luận đề chính nghĩa trong đoạn đầu Bình Ngô đại cáo Thuyết minh Bình Ngô đại cáo Dàn ý phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo Phân tích khổ 3 bài Bình Ngô đại cáo

Kết bài đại cáo Bình Ngô đoạn 1

Mở bài kết bài Đại Cáo Bình Ngô hay nhất

Trong chương trình lớp 10 chủ yếu các bạn được tiếp cận với các tác phẩm trung đại. Ở những tác phẩm này có chút gì đó khó học hơn những tá phẩm hiện đại vì nhiều lý do như thể loại, ngôn từ… Và một trong số đó là một trong những tác phẩm hay nhất của lịch sử dân tộc: Đại Cáo Bình Ngô. Và để bước đầu giải quyết được tác phẩm này chúng ta sẽ đi đến Mở bài kết bài Đại Cáo Bình Ngô hay nhất

Liên quan: Sơ đồ tư duy Bình Ngô Đại Cáo ngắn gọn

Top 4 Mở bài Đại cáo bình ngô

Mở bài trực tiếp Đại Cáo Bình Ngô

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân ta. Với lí lẽ thuyết phục, giọng điệu hào hùng, đanh thép, tác phẩm là một bản anh hùng ca về sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự cường, tư tưởng đại nghĩa, ý chí của quân và dân ta trong trong cuộc chiến đấu thắng lợi vang dội trước giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho toàn dân tộc.

Mở bài gián tiếp Đại Cáo Bình Ngô

Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Bản cáo trạng đặc biệt “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem như bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc ta bởi giá trị lịch sử, chính trị lẫn văn học. Nguyễn Trãi dùng hai chữ “đại cáo” để thay lời Lê Lợi công bố với thiên hạ những tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời khẳng định sự thắng lợi vang dội của quân và dân ta, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho dân tộc.

Trong suốt bao năm qua, Nguyễn Trãi vẫn được đánh giá như một nhà văn, nhà thơ đại tài của đất nước, một nhà tư tưởng, chính trị lỗi lạc của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp hài hoà của tư tưởng chính nghĩa, lòng yêu nước với lập luận sắc sảo, chặt chẽ, giọng văn hùng hồn, đầy tính thuyết phục với tư tưởng lấy dân làm gốc. Tiêu biểu trong số đó không thể không kể đến tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” – tác phẩm có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Cảnh Ngày Hè tóm tắt kiến thức

Đã là người Việt hẳn chúng ta đã nghe câu “Ức trai tâm thượng quang khuê tảo” (Ức trai lòng sáng tựa sao khuê), đó là lời vua Lê Thánh Tông viết về Nguyễn Trãi – vị danh nhân văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc, nhà tư tưởng chính trị kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, nhà văn chính luận tài ba của văn học trung 1. đại. Sự cống hiến của ông là lớn lao khôn tả, không những với cương vị của một nhà chính trị mà ngòi bút của ông cũng góp phần quan trọng vào sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại thái bình cho nước nhà. Đặc biệt, tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” – “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc là một kiệt tác văn chương có giá trị cả về mặt chính trị, lịch sử lẫn văn học. Đó không chỉ là áng thiên cổ hùng văn về tư tưởng tự chủ, tự cường của dân tộc mà còn là bản cáo trạng, luận tội giặc Minh bởi những tội ác tày trời mà chúng gây ra cho dân tộc ta.

Top 3 Kết bài Đại Cáo Bình Ngô

Kết bài trực tiếp Bình Ngô Đại Cáo

Như vậy, “Bình Ngô đại cáo” là một áng văn nghị luận đặc sắc với sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố nghệ thuật. Bài cáo mang một bố cục chặt chẽ, giọng văn linh hoạt phù hợp với nội dung thể hiện khái quát quá trình kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Qua đó, tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Trao Duyên ngắn gọn chi tiết

Kết bài gián tiếp Đaị cáo Bình Ngô

Với giọng điệu trang trọng, hào sảng kết hợp với việc sử dụng những hình ảnh mang tính gợi mở về tương lại đất nước, Nguyễn Trãi đã cho ta thấy khí thế, sức mạnh, lòng yêu nước sâu sắc của dân tộc ta trước tội ác của giăc. Qua đó, ta cũng thấy rõ được tư tưởng nhân nghĩa, ý thức tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi đã viết nên “Bản tuyên ngôn độc lập” thứ hai cảu dân tộc bằng một giọng văn hào sảng mà đanh thép, bố cục chặt chẽ mà linh hoạt, nội dung, tư tưởng sâu sắc thể hiện rõ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của tác giả và cũng là đại diện tiêu biểu cho toàn dân tộc ta.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy truyện chức phán sự đền tản viên