Khai niệm nguyên tắc mở cửa thị trường

Chào luật sư, luật sư cho em hỏi: Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (NT) trong WTO được quy định như thế nào ạ? Em cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho TƯ VẤN NHƯ Ý, đối với câu hỏi này, NHƯ Ý xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Nguyên tắc "Đối xử tối huệ quốc" và "Đãi ngộ quốc gia" là hai nguyên tắc nền tảng cơ bản trong pháp luật WTO được đặt ra nhằm mục đích ngăn chặn sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế, tạo ra một cơ chế thị trường mở cửa tự do, nơi các rào cản pháp lý quốc gia được hạn chế xuống mức tối thiểu.

Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (Most favoured nation – MFN)

Khái niệm: hiểu một cách đơn giản, nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia là thành viên của WTO khi dành bất kỳ ưu đãi, miễn trừ nào cho quốc gia khác thì quốc gia thành viên này cũng phải dành những ưu đãi, miễn trừ đó cho các thành viên còn lại của WTO lập tức và vô điều kiên.

- Ưu đãi: có thể là các biện pháp thương mại (thuế quan và phi thuế quan, …)

- Miễn trừ thương mại: có thể được dành đối với hàng hóa xuất-nhập khẩu

Cơ sở pháp lý:

- Điều I Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

- Điều II Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS)

- Điều IV Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Mục đích: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia, cấm sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên.

Điều kiện thỏa mãn nguyên tắc:

- Được áp dụng với “hàng hóa tương tự”:

     + Phải xác định hàng hóa tương tự vì trên thực tế, có rất nhiều loại mặt hàng, mỗi mặt hàng lại có chất lượng, chế độ quản lý khác nhau vì vậy phải tìm các loại mặt hàng có tính tương tự nhau thì việc so sánh mởi công bằng, bình đẳng.

     + Tiêu chí xác định: Trong pháp luật WTO thì không có quy định rõ ràng mà tiêu chí để xác định tính tương tự hàng hóa nằm rải rác ở cá Hiệp định của WTO. Trong Hiệp định chống bán phá giá (ADA) xác định gồm các tiêu chí: giống nhau hoàn toàn về mặt vật lý, có tính năng giống hệt nhau,… Còn trên thực tiễn xét xử của WTO thì cơ quan giải quyết tranh chấp thường dựa vào HS code; khả năng thay thế của sản phẩm, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng, kênh phân phối thị trường,…

- Được áp dụng một cách lập tức và vô điều kiện: một quốc gia thành viên bắt buộc phải áp dụng mà không phụ thuộc vào lợi ích của quốc gia hưởng quyền phải đem lại cho mình (tức không dựa trên nguyên tắc có đi có lại).

- Đảm bảo không có sự phân biệt trên văn bản (de jure) và trên thực tiễn áp dụng (de facto)

     + Phân biệt đối xử de jure là trên văn bản hệ thống pháp luật của quốc gia thành viên có những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử giữa quốc gia này với quốc gia kia.

     + Phân biệt đối xử defacto là loại phân biệt dù trên các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia có các điều khoản phù hợp với WTO, tuân thủ đúng quy định mà WTO đề ra để đảm bảo sự hoạt động của nguyên tắc này nhưng trên thực tế, quốc gia thành viên lại không tuân thủ do chính mình đề ra hoặc đưa ra những trình tự thủ tục làm khó các quốc gia khác tạo nên sự bất bình đẳng giữa các quốc gia thành viên.

Ngoại lệ đối với MNF:

- Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt (Khoản 3 điều 1 GATT): áp dụng đối với 1 số trường hợp như trong Khối thịnh vượng chung, Khối liên hiệp Pháp,....

- Khu vực hội nhập kinh tế (khoản 4-> khoản 10 điều 24 GATT): các khu vực mậu dịch tự do và đồng minh thuế quan là các khu vực được hưởng ngoại lệ về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.

- Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồng GATT): quy định này áp dụng nhằm mục đích giúp các nước đang phát triển có thể thúc đẩy nền kinh tế của nước mình. Theo đó, các nước phát triển tự nguyện dành cho các nước đang phát triển mức thuế quan ưu đãi hơn so với các nước phát triển khác mà không yêu cầu các nước đang phát triển phải cam kết dựa nguyên tắc "có đi có lại".

- Ngoại lệ khác: trong trường hợp bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ...

Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT)

Khái niệm: Quốc gia thành viên phải đảm bảo dành cho hàng hóa nhập khẩu của các thành viên khác chế độ đãi ngộ thương mại (ưu đãi, miễn trừ) như chế độ mà họ áp dụng cho hàng hóa trong nước mình.

Cơ sở pháp lý:  

- Điều III Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

 - Điều XVIII Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS)    

 - Điều III Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Mục đích:

- Đảm bảo cơ hội cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu.

- Chỉ áp dụng khi hàng xuất khải vào nội địa, qua của khẩu hải quan (các khoản thuế nội địa, quy định nội địa.)

Điều kiện áp dụng:

- Phạm vi áp dụng:

     + Đối với lĩnh vực thương mại hàng hoá (GATT) và thương mại liên quan tới SHTT (TRIPS) ® Nghĩa vụ chung mang tính bắt buộc cho mọi thành viên WTO.

     + Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ (GATS): Nghĩa vụ riêng cho từng lĩnh vực ngành nghề trên cơ sở biểu cam kết WTO của từng nước thành viên.

- Áp dụng với hàng hóa, sản phẩm tương tự (như MFN) tuy nhiên khác một chỗ là còn xét tới tiêu chí: sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc có thể thay thế.

- Đảm bảo không có sự phân biệt trên văn bản (de jure) và trên thực tiễn áp dụng (de facto): giống quy chế MFN, chỉ khác ở đối tượng áp dụng: hàng hóa nội địa và hàng nhập khẩu.

Ngoại lệ đối với NT:

- Mua sắm chính phủ: ưu tiên các loại hàng hóa và các nhà đầu tư trong nước.

- Trợ cấp: mỗi quốc gia được phép hỗ trợ, trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước mình.

- Phân bổ thời gian chiếu phim: các quốc gia được quyền tự chủ đối với việc phân bổ thời gian chiếu phim vì đây là dịch vụ đặc biệt, các quốc gia có quyền bảo vệ phim nội.

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Như Ý về vấn đề này, rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: (028) 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

        Email: 

     

 Tác giả bài viết: Thu Phương.

MỤC LỤCMỞ ĐẦUNỘI DUNGI/ Các quy định cơ bản của thương mại dịch vụ trong WTO1) Khái niệm dịch vụ và thương mại dịch vụ2) Những nguyên tắc cơ bảnII/ Nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ theo quy định của WTO1) Cơ sở pháp lý2) Nội dung của nguyên tắc3) Bình luận về việc thực hiện nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường và đốixử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụKẾT LUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1MỞ ĐẦULuật thương mại dịch vụ quốc tế là bộ phận mới của luật thương mại quốc tế và ngàycàng giữ vị trí quan trọng trong thương mại toàn cầu. Tổ chức thương mại thế giới(WTO) có Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Đây là hiệp định đầu tiênvà duy nhất đến nay tập hợp những quy định pháp luật thương mại quốc tế đa biênđiều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lànhmạnh và thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, hiệpđịnh GATS có hệ thống những nguyên tắc trong quan hệ hợp tác kinh tế song phươngvà đa phương. Trong hệ thống những nguyên tắc đó, nguyên tắc mở cửa thị trường vàđối xử quốc gia là những nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng, mở cửa, tiếp cậnthị trường trong quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên. Để tìm hiểu và làm rõ hơnvề hai nguyên tắc này trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của WTO, trong khuôn khổnội dung bài tập lớn em xin được chọn đề tài: “Phân tích và bình luận về nguyên tắcmở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quyđịnh của WTO”NỘI DUNGI/ Các quy định cơ bản của thương mại dịch vụ trong WTO1) Khái niệm dịch vụ và thương mại dịch vụTrong khuôn khổ của GATT/WTO, tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm1986 đến năm 1994, các nước thành viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung vềThương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS).Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mạiđa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mạihàng hóa như trước đó.GATS không có định nghĩa về dịch vụ. Để xác định hành vi hoặc hoạt động nào đó làdịch vụ, các nước phải tuân thủ theo quy định của Liên Hợp Quốc về dịch vụ, đặc biệt2là phải tuân theo quy định tại Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên Hợp Quốc(Danh mục PCPC/CPC. Bất cứ hành vi hoặc hoạt động nào được liệt kê vào, được môtả và được mã hóa trong Danh mục nói trên thì hành vi hoặc hoạt động đó được thừanhận là dịch vụ trong giao dịch thương mại quốc tế.Đối với thương mại dịch vụ GATS có định nghĩa khá rõ ràng, Thương mại dịch vụđược hiểu là sự cung cấp dịch vụ:-Từ lãnh thổ của nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của nước khác(nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới”(hay “phương thức 1” theo ngôn từ của WTO);-Trên lãnh thổ của nước này (nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch vụcủa bất kì nước nào khác theo phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”(phương thức 2)-Cung cấp dịch vụ bởi người- tổ chức- cung ứng dịch vụ của nước này (nướccung cấp dịch vụ) tại bất kì nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phươngthức “hiện diện thương mại” (phương thức 3);-Cung cấp dịch vụ bởi người- thể nhân- cung cấp dịch vụ của nước này (nướccung cấp dịch vụ) tại bất kì nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phươngthức “hiện diện của thể nhân” (phương thức 4).2) Những nguyên tắc cơ bảnHoạt động thương mại dịch vụ nói chung phải theo các nguyên tắc cơ bản của WTOđối với thương mại hàng hóa, nhưng có sự vận dụng linh hoạt đối với các nước đangphát triển và đặc điểm kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Các nguyên tắc cơ bảntrong thương mại dịch vụ theo quy định của WTO bao gồm:-Nguyên tắc không phân biệt đối xử, gồm hai quy chế: Đãi ngộ tối huệ quốc và Đốixử quốc gia.- Nguyên tắc mở cửa thị trường, bao gồm hai khía cạnh: Một là, các nước thành viênmở cửa thị trường cho nhau thông qua việc cắt giảm từng bước, tiến tới xóa bỏ hàngrào thuế quan và phi thuế quan, mở đường cho thương mại phát triển; hai là, các chínhsách, luật lệ thương mại phải được công bố công khai, kịp thời, minh bạch để có thểdự báo được môi trường và triển vọng thương mại.3- Nguyên tắc chấp nhận loại trừ các dịch vụ công: Các dịch vụ được loại ra khỏi luậtthương mại quốc tế và không có quy định nào của GATS buộc các cơ quan côngquyền phải tư nhân hóa các ngành công nghiệp dịch vụ.- Nguyên tắc bảo đảm tính minh bạch, công khai: Luật thương mại quốc tế quy địnhpháp luật trong nước phải bảo đảm tính minh bạch. Chính phủ các nước phải công bốcác luật, quy định phù hợp và thiết lập các điểm thông tin trong các cơ quan hànhchính của mình.- Nguyên tắc công nhận hệ thống chất lượng: Khi hai (hay nhiều) chính phủ kí cáchiệp định công nhận hệ thống chất lượng của nhau thì họ phải tạo điều kiện cho cácthành viên khác được đàm phán với họ về các thỏa thuận tương tự. Việc công nhận hệthống chất lượng của các nước không được mang tính phân biệt đối xử cũng nhưmang tính bảo hộ trá hình.- Được thanh toán và chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do hóa từng bước: Một khiđã cam kết mở cửa một ngành dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài thì về nguyên tắcchính phủ không được cấm việc trả tiền ra nước ngoài dưới danh nghĩa chi trả cho cácdịch vụ đã tiêu dùng. Chỉ có trường hợp một nước gặp khó khăn về cán cân thanhtoán nhưng ngay cả trong trường hợp này thì các quy định cấm đó chỉ có thể được ápdụng tạm thời và phải tuân thủ những hạn chế và các quy định khác.II/ Nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mạidịch vụ theo quy định của WTO1) Cơ sở pháp lýNguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụđược quy định tại điều XVI và XVII Phần III: Cam kết cụ thể của Hiệp định chungvề thương mại dịch vụ (GATS)Điều XVI: Tiếp cận thị trường“1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều I,mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viênkhác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản vàhạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể.4Điều XVII: Đối xử quốc gia“1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều kiệnvà tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tácđộng đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấpdịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử màThành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình.2. Một Thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách dành chodịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác một sự đối xử tươngtự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên đó dành cho dịch vụhoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình.3. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làmthay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên đóso với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ Thành viên nào khác.”2) Nội dung của nguyên tắcCam kết của các nước về mở cửa thị trường nội địa và mức độ mở cửa trong các lĩnh vựccụ thể chính là kết quả của các cuộc đàm phán. Các cam kết này được liệt kê lại trong các“danh mục” các ngành sẽ được mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi ngành (những hạnchế đối với sự tham gia của đối tác nước ngoài được nêu rõ nếu cần) và các hạn chế cóthể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (tức khi một số ưu đãi được dành cho các côngty trong nước nhưng không dành cho các công ty nước ngoài). Ví dụ: Nếu cho phép cácngân hàng nước ngoài hoạt động trên thị trường nội địa, chính phủ một nước nào đó đãđưa ra cam kết về mở cửa thị trường. Nếu chính phủ đó hạn chế số lượng giấy phép đượccấp thì đó chính là hạn chế mở cửa thị trường. Cuối cùng, nếu chính phủ đó tuyên bố cácngân hàng nước ngoài chỉ có thể lập một chi nhánh duy nhất trong khi các ngân hàngtrong nước lại có thể lập nhiều chi nhánh thì đó được coi là một ngoại lệ của nguyên tắcđãi ngộ quốc gia.Những cam kết này được quy định rõ ràng và được “ràng buộc”: cũng giống như các mứcthuế quan “trần” trong thương mại hàng hoá, các cam kết trong thương mại dịch vụ chỉ cóthể được thay đổi sau khi đã thương lượng với các nước liên quan. Do rất khó bị phá vỡ,các cam kết này chính là sự đảm bảo đối với điều kiện hoạt động của các nhà xuất khẩunước ngoài, các nhà nhập khẩu trong nước cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.3) Bình luận về việc thực hiện nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường và đối xửquốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ5Nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường và đối xử quốc gia giúp các nước được tiếpcận thị trường dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắtgiảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử đồng thời tạo cơ hội cho các nướcđược hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như thúc đẩy tiến trình cải cáchtrong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của của nước thành viên đồng bộ hơn, có hiệuquả hơn. Ngoài ra nguyên tắc đối xử quốc gia còn tạo ra sự bình đẳng hóa giữa các dịchvụ của nước được dành ưu đãi đối xử quốc gia với dịch vụ của nước dành ưu đãi. Hainguyên tắc này bổ sung cho nhau góp phần tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh vàthúc đẩy thương mại quốc tế.Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ trên thực tế vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể một số thànhviên trong WTO có tiềm lực vật chất còn yếu, cơ sở vật chất hạ tầng dịch vụ chưa thực sựphát triển nên chưa thực sự mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực thương mại dịch vụ.Cụ thể như ở Việt Nam hiện này có những dịch vụ chưa có quy định cho người nướcngoài được kinh doanh (viễn thông, hàng không...). Có những phân ngành dịch vụ cònchưa có các quy định pháp luật cụ thể, như dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụnghiên cứu thị trường, dịch vụ săn bắn, dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ nhiếp ảnh, dịch vụđóng gói, dịch vụ hội nghị... Vì chưa có các quy định cụ thể nên rất khó khăn cho việccấp đăng lý kinh doanh cho các nhà kinh doanh các dịch vụ này. Một số dịch vụ còn sửdụng những quy định, biện pháp mang tính hạn chế về số lượng, trợ giá các dịch vụ, sốlượng người cung cấp dịch vụ, số lượng thể nhân được tuyển dụng, tỷ lệ góp vốn của bênnước ngoài, hình thức công ty của người nước ngoài... Về các hình thức cung cấp dịch vụthì hiện tại pháp luật Việt Nam mới quy định cụ thể về hình thức, đó là hiện diện thươngmại và hiện diện thể nhân. Vì vậy, chưa tạo điều kiện mở cửa thị trường cho sự phát triểnhình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài. Ngoài ra sựphức tạp trong thực thi cam kết còn bắt nguồn từ những nguyên nhân như cách thức camkết mở cửa thị trường dịch vụ, khó khăn trong nhận biết nếu dịch vụ hoặc đàm phán dịchvụ không phải là lĩnh vực chuyên môn của người có liên quan, chiến thuật đàm phán củacác nhà đàm phán, tức là không mấy liên quan tới bản chất và nội dung, khiến quá trìnhthực thi vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn.Việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia cũng có những vấn đề đó là nguyên tắc nàykhông có hiệu lực ngay lập tức mà được cam kết thực hiện theo lộ trình cụ thể. Do tácđộng của việc thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia đến khả năng cạnh tranh của dịch vụcủa nước dành ưu đãi rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thương mại hànghóa, dịch vụ của quốc gia đó. Đặc biệt với những nước có năng lực cạnh tranh thấp, khithực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia thì các sản phẩm dịch vụ nước ngoài sẽ tạo áp lựccạnh tranh rất lớn lên thị trường nội địa, việc mở rộng thị trường nội địa cũng có thể biếnnước được ưu đãi trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của nước ngoài, điều này6khiến cho cho các doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh gay gắt, nghiêm trọng hơn việccác quốc gia có tiềm lực mạnh dành ưu đãi cũng có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cựcgây kìm hãm, thậm chí làm cho nước được ưu đãi theo nguyên tắc này có thể bị mất thịtrường nội địa và rơi vào tình trạng nhập siêu trầm trọng, kéo theo nền sản xuất trongnước kém phát triển.Do nhưng vấn đề kể trên nên mức độ thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia còn có hạnchế, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử ở mức độ nhất định. Cụ thể so sánh giữa thương mạihàng hóa và thương mại dịch vụ, có thể thấy nguyên tắc đối xử quốc gia được áp dụnggần như tuyệt đối trong lĩnh vực thương mại hàng hóa còn trong lĩnh vực thương mại dịchvụ, việc áp dụng nguyên tắc này còn dè dặt và thận trọng.KẾT LUẬNTự do hoá thương mại là xu thế tất yếu của thời đại, thực tiễn thương mại quốc tế chothấy, tự do hoá thương mại đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vừa mang lạinhiều cơ hội, vừa mang đến không ít thách thức cho các quốc gia, nhất là các quốc giađang và chậm phát triển. Do đó việc tham gia kí kết và thực thi có hiệu quả, phát huynhững mặt tích cực nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường và đối xử quốc gia sẽ tạo điềukiện cho quốc gia mở cửa và hội nhập vào quan hệ kinh tế quốc tế đồng thời phát huy vaitrò, vị thế của mình trên thị trường thế giới.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. CAND, HàNội, 2015;2. Lê Thanh Bình, Những tác động của việc gia nhập WTO. 3. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)4. />5. />van-de-ly-luan-va-thuc-tien.aspx7