Khám răng cho be 2 tuổi ở đâu

Sức khỏe răng miệng của trẻ là một trong những vấn đề luôn được các bậc cha mẹ lưu tâm. Để kịp thời phát hiện và khắc phục các bất thường răng miệng, cha mẹ cần ghi nhớ những thời điểm khám răng của trẻ và đưa trẻ đi thăm khám đúng lịch.

Các chuyên gia khuyên rằng nên đưa bé đi khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên mọc, hoặc muộn nhất là khoảng 12 tháng. Tại thời điểm này, nha sĩ có thể cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng sâu răng, thực hành cho trẻ sơ sinh ăn, cách làm sạch răng miệng, cách xử trí khi trẻ mọc răng hay trẻ có thói quen dùng núm vú giả, thói quen mút ngón tay. Những lần khám răng răng đầu tiên cũng giúp trẻ làm quen với ghế nha sĩ và xây dựng sự thoải mái của trẻ với nha sĩ.

Khám răng trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 tuổi sẽ giúp phòng ngừa các bất thường răng miệng khi răng sữa nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Nha sĩ của bé có thể sẽ đề nghị trám răng. Trám răng sẽ ngăn không cho vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào các rãnh của răng. Khi trẻ khoảng 7 tuổi, nha sĩ có thể sẽ đề nghị đánh giá chỉnh nha. Hầu hết trẻ em sẽ đợi đến tuổi thiếu niên để niềng răng, nhưng chỉnh nha là điều chỉnh sự phát triển của hàm, vì vậy việc xác định nguyên nhân xương của răng khấp khểnh sớm giúp đảm bảo nụ cười đẹp sau này.

2.1 Chuẩn bị cho bé và cho chính bạn

Nếu có thể, hãy sắp xếp các cuộc hẹn với nha sĩ vào buổi sáng để trẻ tỉnh táo. Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo hoặc trẻ lớn hơn bằng cách cho trẻ biết khái quát về những gì sẽ xảy ra. Giải thích lý do tại sao cần phải đến nha sĩ. Xây dựng hứng thú và hiểu biết ở trẻ.

Bạn hãy thảo luận các câu hỏi và thắc mắc của bạn với nha sĩ. Hãy nhớ rằng cảm giác của bạn đối với việc thăm khám nha khoa có thể hoàn toàn khác với cảm giác của con bạn. Hãy trung thực với quan điểm của bạn về nha sĩ. Nếu bạn lo lắng về răng miệng, hãy cẩn thận đừng thể hiện những nỗi sợ hãi đó với con bạn. Cha mẹ cần hỗ trợ tinh thần bằng cách giữ bình tĩnh khi ở trong phòng khám răng. Trẻ em có thể nhận ra sự lo lắng của cha mẹ và trở thành sự lo lắng của bản thân.

Trong lần khám răng đầu tiên, hãy cung cấp cho nha sĩ toàn bộ lịch sử sức khỏe của con bạn. Đối với một lần thăm khám phục hình, chẳng hạn như trám răng, hãy nói với nha sĩ nếu con bạn có xu hướng cứng đầu, thách thức, lo lắng hoặc sợ hãi trong các tình huống khác.

Quan sát cách con bạn phản ứng. Nhiều bậc cha mẹ có thể đoán được con họ sẽ phản ứng như thế nào và nên nói với nha sĩ.

2.2 Chuyến khám răng đầu tiên

Lần đầu khám răng trẻ em nên được thực hiện khi trẻ 12 tháng tuổi, hoặc trong vòng 6 tháng sau khi mọc chiếc răng đầu tiên. Lần khám này thường kéo dài từ 30 đến 45 phút. Tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn, cuộc thăm khám có thể bao gồm kiểm tra toàn bộ răng, hàm, khớp cắn, nướu và các mô miệng để kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển. Nếu cần, bé cũng có thể được làm vệ sinh nhẹ nhàng. Điều này bao gồm đánh bóng răng và loại bỏ bất kỳ mảng bám, cao răng và vết ố. Nha sĩ có thể chỉ cho trẻ và phụ huynh cách vệ sinh đúng cách như dùng chỉ nha khoa, và tư vấn cho phụ huynh về sự cần thiết của florua.

2.3 Các chuyến khám răng tiếp theo

Cũng giống như người lớn, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để khám răng định kỳ cho trẻ. Trẻ nên đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Một số nha sĩ có thể lên lịch thăm khám thường xuyên hơn, chẳng hạn như 3 tháng một lần. Điều này có thể xây dựng sự thoải mái và tự tin ở trẻ. Việc khám răng định kỳ cho trẻ cũng có thể giúp bạn theo dõi sự phát triển của răng và kịp thời phát hiện các bất thường.

Cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề khám răng định kỳ cho trẻ

Dưới đây là một số mẹo để bảo vệ răng của trẻ em tại nhà:

  • Trước khi răng mọc, hãy lau sạch nướu bằng khăn ẩm và sạch.
  • Bắt đầu chải răng bằng bàn chải nhỏ, lông mềm và một lượng rất nhỏ kem đánh răng [cỡ hạt gạo] khi chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu chấm kem đánh răng có chứa fluor sau khi trẻ được 3 tuổi. Đây là lúc trẻ đủ lớn để nhổ kem đánh răng sau khi đánh răng.
  • Ngừa sâu răng cho bé bú bình. Không cho trẻ uống một bình sữa, nước trái cây hoặc nước ngọt vào giờ đi ngủ hoặc khi đã ngủ trưa.
  • Hạn chế thời gian trẻ bú bình. Con bạn nên uống cạn bình sau 5 đến 6 phút hoặc ít hơn.
  • Giúp trẻ tự đánh răng cho đến khi 7 hoặc 8 tuổi. Bảo trẻ quan sát bạn chải răng và thực hiện theo cách đánh răng tương tự để giảm các điểm sót.
  • Hạn chế các thức ăn và thức uống làm tăng sâu răng, bao gồm kẹo cứng hoặc dính, nước ngọt và nước trái cây. Cho trẻ ăn trái cây tốt hơn là uống nước trái cây. Chất xơ trong trái cây có xu hướng cạo sạch răng. Nước trái cây chỉ làm cho răng tiếp xúc với đường.

Khám răng trẻ em luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Để giúp bé có một hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên và thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc răng miệng của nha sĩ.

Để thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng, quý khách có thể đến chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Với bậc làm cha làm mẹ, chăm sóc trẻ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Ngoài những kiến thức cơ bản để nuôi dạy trẻ, việc nắm bắt tâm lý các bé cũng vô cùng quan trọng. Nỗ lực chăm sóc trẻ là vậy, nhưng để đưa trẻ đi khám răng tại phòng khám là nỗi ám ảnh cho nhiều phụ huynh. Nắm bắt được trở ngại này, ISOFHCARE sẽ mách mẹ kinh nghiệm khám răng cho bé tại cơ sở Nha khoa.

Theo Hiệp hội Nha khoa Pháp, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám răng từ lúc trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi trẻ được một tuổi. Các bé thường mọc răng bắt đầu từ 6 đến 8 tháng tuổi. Với trẻ nhỏ, khả năng ngôn ngữ và biểu đạt cảm xúc không giống như người lớn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm và chú ý những thay đổi răng miệng của trẻ như khóc quấy, mất ngủ, chán ăn để đưa trẻ đi khám răng kịp thời.

Nếu trẻ mắc phải các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng đến răng miệng hoặc sau 16 tháng tuổi chưa mọc răng, răng bị sâu, hôi miệng… cần đưa trẻ đi khám nha để được tư vấn, dự phòng các tình huống xấu. Ngoài ra khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần tại phòng khám Nha khoa giúp theo dõi chính xác tình trạng phát triển cũng như các bất thường về răng và nướu. Từ đó các Nha sĩ sẽ có biện pháp can thiệp và phòng ngừa kịp thời để bảo vệ răng miệng cho trẻ.

2. Vì sao phải khám răng cho trẻ tại Nha khoa?

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng răng của trẻ chỉ là răng sữa, chưa phải là răng vĩnh viễn nên việc bị sâu răng, thay răng không quan trọng và có thể xử trí tại nhà. Trên thực tế, hàm răng của người trưởng thành bị ảnh hưởng rất lớn từ khi còn nhỏ.

Khoảng từ 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Khoảng 14 tuổi, hầu hết toàn bộ răng sữa sẽ được thay thế thành răng vĩnh viễn. Sự chủ quan của bố mẹ, tự “xử lý” răng trẻ tại nhà có thể làm trẻ mất răng vĩnh viễn, ảnh hưởng đến xương hàm và thẩm mỹ. Nhổ răng sữa cho trẻ sớm sẽ làm rối loạn cấu trúc của cung hàm, mất đi khoảng trống cho răng vĩnh viễn khiến răng mọc lộn xộn, lệch lạc. Trầm trọng hơn có thể dẫn đến sai khớp cắn và nhiều vấn đề răng miệng khi trưởng thành.

Khám răng tại cơ sở Nha khoa giúp phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng của trẻ để có phương pháp hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, khám răng tại cơ sở Nha khoa giúp khắc phục nhanh chóng và kịp thời tình trạng răng mọc lệch cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm chăm sóc và chế độ ăn tốt cho răng miệng.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 1900638367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng ISOFHCARE!

3. Mẹo giúp bé không sợ đi Nha sĩ

a. Làm tư tưởng cho trẻ

Điều quan trọng nhất để giải quyết nỗi sợ hãi mỗi khi nghe đến hai từ “khám răng” là làm “công tác tư tưởng” cho bé. Trước tiên, bố mẹ cần cho trẻ xem những clip vui nhộn về chữa răng cũng như những hình ảnh trước và sau khi răng được làm sạch.

e. Lựa chọn cơ sở Nha khoa uy tín và có những dịch vụ cho trẻ em

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết đến các cơ sở này, hãy tham khảo người thân và bạn bè xung quanh. Review 7+ địa điểm uy tín khám răng cho bé tại Hà Nội sẽ giúp các bố mẹ ở Hà Nội chọn được địa điểm phù hợp.

Đội ngũ bác sĩ, nhân viên thân thiện có nhiều kinh nghiệm và thấu hiểu tâm lý sẽ có chiến lược tiếp cận trẻ một cách hợp lý, từ đó trò chuyện và chơi đùa giúp trẻ tin tưởng và có cảm giác gần gũi. Cơ sở nha khoa nên có phòng khám và bộ quy trình điều trị riêng cho trẻ em, đặc biệt là các bé nhút nhát. Phòng khám nha khoa có khu vui chơi riêng cho trẻ sẽ giúp trẻ thoải mái và bớt căng thẳng. Hơn nữa vui chơi trong lúc bố mẹ lắng nghe tư vấn của nha sĩ cũng như là một phần thưởng đối với trẻ.

f. Động viên khích lệ trẻ sau khi khám xong

Bố mẹ không nên mua chuộc trẻ bằng cách bảo rằng mua đồ chơi, thức ăn cho trẻ sau khi khám nha xong. Điều này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng khám nha khoa là việc vô cùng hệ trọng và đau đớn, trẻ sẽ từ chối nhiều hơn là đồng ý.

Thay vì mua chuộc trẻ, bố mẹ sẽ dành những lời khen và thưởng bất ngờ sau khi trẻ đã hoàn thành việc khám răng. Ví dụ như khen hàm răng trẻ trắng sáng, khen trẻ ngoan và đưa trẻ đi chơi.

Có thể thấy khám răng cho trẻ là vấn đề nan giải đối với cả nha sĩ và quý vị phụ huynh. Để giúp trẻ có được hàm răng đẹp, khỏe như ý, bố mẹ cần phối hợp với nha sĩ một cách kiên trì cho trẻ thời gian thích nghi. Qua những mẹo và kiến thức trên đây, ISOFHCARE hy vọng giúp được quý phụ huynh giải quyết bài toán khó “Khám răng cho trẻ”.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

ISOFHCARE | Ngày đăng 08/07/2021 - Cập nhật 08/07/2021

Video liên quan

Chủ Đề