Khám u nang buồng trứng như thế nào

Theo nghiên cứu, có đến 80% phụ nữ mắc phải căn bệnh u nang buồng trứng. Dù phổ biến như vậy nhưng rất ít người thực sự hiểu về nó. Chỉ có cách phát hiện và điều trị sớm mới giúp chị em thoát khỏi căn bệnh này. Trong đó, xét nghiệm u nang buồng trứng là phương pháp tầm soát phổ biến.

1. U nang buồng trứng và những hệ lụy khó lường

Buồng trứng là bộ phận thuộc hệ thống sinh sản trong cơ thể người phụ nữ. Hai buồng trứng chịu trách nhiệm sản xuất trứng và các hormone progesterone, estrogen. Khi buồng trứng phát triển bất thường sẽ xuất hiện túi chứa dịch gọi là u nang buồng trứng.

Đa số trường hợp các u nang buồng trứng nhỏ và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của chị em. Nhưng nếu đường kính u nang lớn hơn 5cm, ta cần xem xét loại bỏ. U nang không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hệ quả như sau:

Xoắn u nang

Bất kỳ loại u nào cũng có thể xảy ra vấn đề này. Những u dễ bị xoắn thường là u nhỏ, có cuống, không dính. Bệnh nhân bị xoắn u thường đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng. Khối u vùng âm đạo căng, đau nhói.

Hình ảnh mô phỏng u nang buồng trứng bị xoắn

Vỡ nang

Bệnh nhân đau bụng liên tục, cơn đau tới đột ngột, hạ vị và hố chậu ấn thấy đau. Thường nang vỡ sẽ gây chảy máu khiến bệnh nhân choáng váng vì mất máu. Khối u tại âm đạo di động, khó xác định.

Các tạng bị chèn ép

Khi khối u phát triển lớn sẽ dẫn tới chèn ép các tạng xung quanh như bàng quang, trực tràng, niệu quản,… Bệnh nhân bị đái rắt, táo bón, ứ nước bể thận, phù chi, chướng cổ.

Có thể thấy, u nang buồng trứng càng để lâu sẽ càng nguy hiểm và đe dọa sức khỏe người bệnh. Do đó chị em luôn được khuyến khích kiểm tra sớm, sàng lọc các dấu hiệu của bệnh. Bác sĩ sẽ có những phương pháp xử lý vấn đề trước khi bệnh trở nặng.

U nang buồng trứng càng để lâu sẽ càng nguy hiểm và đe dọa sức khỏe người bệnh

2. Những thắc mắc phổ biến về xét nghiệm u nang buồng trứng

Khi thực hiện tầm soát u nang buồng trứng, bệnh nhân trải qua một loạt các bước kiểm tra, sàng lọc. Danh mục xét nghiệm đóng vai trò quan trọng mang nhiều ý nghĩa.

2.1. Xét nghiệm u nang buồng trứng là xét nghiệm gì?

Để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm tầm soát ung nang buồng trứng, trước hết bệnh nhân cần tiến hành thăm khám tổng quát, lấy số liệu các chỉ số cơ thể. Đồng thời người bệnh cũng cần cung cấp các thông tin về tuổi tác, tiền sử sinh sản, gia đình, kinh nguyệt,… Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm. Người bệnh được lấy mẫu máu. Mẫu được chuyển vào phòng thí nghiệm để kiểm tra và chẩn đoán. Có 2 phương pháp xét nghiệm phổ biến.

Xét nghiệm nồng độ hormone

Sự chênh lệch của nồng độ các hormone LH, FSH, estradiol, testosterone có trong cơ thể là cơ sở để tiên lượng khả năng mắc u nang buồng trứng.

Xét nghiệm CA-125

Đây là kỹ thuật thông dụng nhất. CA – 125 là loại protein đặc biệt, xuất hiện nhiều trong máu khi tế bào u nang buồng trứng. Lúc này nồng độ CA – 125 vượt ngưỡng 35u/ml. Bác sĩ có cơ sở nghi ngờ khối u nang là ác tính, tiếp tục chỉ định các biện pháp chuyên sâu hơn để kết luận chính xác nhất.

Xét nghiệm CA-125 là xét nghiệm thông dụng nhất trong chẩn đoán u nang buồng trứng

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, chị em nên thực hiện định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ định tần suất của bác sĩ.

2.2. CA – 125 có phải chỉ dùng trong tầm soát u nang buồng trứng?

CA – 125 được gọi là chất chỉ điểm của ung thư buồng trứng. Khi phụ nữ xuất hiện khối u buồng trứng, 80% trường hợp sẽ làm tăng nồng độ CA – 125. Lúc này trường hợp xảy ra có thể là u nang lành tính hoặc ác tính. Xét nghiệm chất này được ứng dụng trong tầm soát ung thư buồng trứng, tiên lượng nguy cơ mắc bệnh, trong đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Từ đó bác sĩ điều chỉnh phương án chữa bệnh cho phù hợp.

Ngoài ung thư buồng trứng, CA – 125 còn được áp dụng trong gói tầm soát các loại ung thư khác như ung thư phổi, vú, đại trực tràng, …

Như vậy, dù có vai trò quan trọng trong tầm soát u nang buồng trứng, nhưng xét nghiệm đơn lẻ không thể khẳng định 100% bản chất căn bệnh này. Chị em vẫn cần thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra khác trong gói tầm soát để chắc chắn hơn về kết quả của mình.

Chị em khám sức khỏe tiền hôn nhân cần xét nghiệm sàng lọc u nang

2.3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng mang dấu hiệu mờ nhạt, không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác như chậm kinh, rối loạn kinh, đau bụng dưới,… Để tìm kiếm nguyên nhân bệnh cũng như có phương pháp xử lý phù hợp, chị em cần tới bệnh viện kiểm tra, thăm khám rõ ràng.

Tại đây, sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hay chỉ định của bác sĩ mà đương đơn mới có thể được thực hiện xét nghiệm. Một số trường hợp cụ thể được đồng ý như:

– Chị em khám sức khỏe định kỳ, trong đó có danh mục kiểm tra buồng trứng

– Chị em khám sức khỏe tiền hôn nhân

– Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc u nang buồng trứng

Như vậy, xét nghiệm sàng lọc u nang buồng trứng để thực hiện cần phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều quan trọng là phụ nữ chủ động kiểm soát và tuân theo đúng hướng dẫn, tư vấn của các chuyên gia, nhờ đó sức khỏe được đảm bảo, chị em an tâm sống khỏe.

11/03/2019

BS. Đặng Thị Phương Thảo
K. Nội soi

BUỒNG TRỨNG

Cơ quan nội tiết quan trọng ở phụ  nữ

Tạo trứng để gặp tinh trùng và tạo thai

Bất kỳ tăng sinh nào ở buồng trứng sẽ tạo u buồng trứng

  • Xảy ra 12.8/100 000 phụ nữ

  • Tử trẻ gái đến phụ nữ mãn kinh

  • Đa số lành tính trong độ tuổi sinh sản

  • Nguy cơ ác tính tăng theo tuổi

TRIỆU CHỨNG

Đa số xuất hiện và diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, hầu hết các trường hợp được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ hay khi làm xét nghiệm hình ảnh học vì những lý do khác:

Các triệu chứng sau có thể có khi u đã lớn

  • Xuất hiện những cơn đau: đau âm ỉ vùng bụng dưới hay đau ở những tư thế hoạt động đặc biệt, những cơn đau này rất dễ khiến cho bệnh nhân nhận định nhầm sang một số bệnh phụ khoa khác: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung ...

  • Có thể có kinh nguyệt bất thường

  • Gây cảm giác khó chịu do chèn ép lên cơ quan lân cận gây tiểu khó hoặc táo bón…

  • Trường hợp u to nhanh, bụng chướng to, kèm sụt cân, chán ăn mệt mỏi là các dấu hiệu gợi u bệnh ác tính, cần đi khám ngay

  • Có thể có biến chứng xoắn hoặc vỡ u gây đau đột ngột, có thể kèm buồn nôn, nôn, chảy máu bên trong bụng.

Chẩn đoán u nang buồng trứng như thế nào?

Sau khi khám phụ khoa và nghĩ bạn có thể có U buồng trứng, bác sĨ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm:

  • Siêu âm: đây là chẩn đoán hình ảnh học không xâm lấn, giá thành rẻ, cho biết được hình dạng, kích thước, tính chất dịch bên trong và vị trí u nang, giúp phân biệt U buồng trứng với những u ở vị trí khác chẳng hạn u xơ tử cung, nang nước cạnh vòi trứng…

  • Tìm các “dấu ấn” bướu có thể gợi ý tính ác tính của u

  • Và nếu cần thiết sẽ được chụp cộng hưởng từ [MRI] hoặc chụp cắt lớp điện toán [CT scan]

ĐIỀU TRỊ U NANG BUỒNG TRỨNG

Theo dõi như thế nào?

  • Theo dõi bằng cách lặp lại siêu âm sau hành kinh xong để xem u có thay đổi tính chất hay kích thước hay không.

  • Nang cơ năng buồng trứng thường tự biến mất sau 1 đến 2 chu kỳ kinh mà không cần điều trị

Khi nào cần phẫu thuật?

  • Phẫu thuật thực hiện khi u to nhanh hay nghi ngờ ung thư hoặc khi u tồn tại lâu, u có triệu chứng chèn ép

  • Tùy đánh giá trước phẫu thuật mà các bác sĩ tư vấn và lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp: nội soi hay mổ bụng hở, cắt khối u buồng trứng hay cắt phần phụ, cắt tử cung nếu kèm theo bệnh lí cần điều trị,..

U nang buồng trứng có dự phòng được không?

  • Không thể dự phòng được khối U buồng trứng.

  • Sử dụng thuốc ngừa thai, thắt hoặc cắt vòi trứng, cho con bú trên 6 tháng được ghi nhận có thể là yếu tố bảo vệ giảm nguy cơ ung thu buồng trứng

  • Vô sinh, kinh thưa, không sanh con, hút thuốc lá, buồng trứng đa nang và các yếu tố di truyền gia đình được cho là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư buồng trứng

Video liên quan

Chủ Đề