Khấu hao thiết bị bám hàng là chi phí gì năm 2024

Một thực tế hiện nay là có nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để tiến hành mua sắm TSCĐ phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Song bên cạnh đó, lại có một số doanh nghiệp tồn tại một số TSCĐ chưa cần dùng. Hiện tượng này đã làm nảy sinh quan hệ thuê và cho thuê TSCĐ giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nhằm thiết lập phương án sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả, giải quyết nhu cầu về vốn và tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Thuê TSCĐ có thể được thực hiện dưới hình thức thuê hoạt động hay thuê tài chính, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp.

1. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động

1.1. Tại đơn vị đi thuê:

Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài [vận chuyển, bốc dỡ...] kế toán ghi:

  1. Hướng dẫn hạch toán trên phần mềm Anh chị có thể hạch toán tương tự hướng dẫn tại đây
  1. Hướng dẫn bút toán hạch toán + Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK Chi phí [627, 641,642,..]: tiền thuê và các chi phí khác có liên quan Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111, 112: các chi phí khác

+ Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 627, 641, 642: tiền thuê gồm cả thuế GTGT và các chi phí khác Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111: các chi phí khác - Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê, kế toán ghi Nợ TK 331 [hoặc 3388] Có TK: 111, 112

1.2. Tại đơn vị cho thuê:

TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải tính khấu hao. - Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển... kế toán phản ánh như sau: Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác - Các khoản thu về cho thuê, kế toán ghi + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112: tổng số thu Có TK 711: số thu về cho thuê [không bao gồm thuế GTGT] Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK: 111, 112 Có TK 711: tổng thu bao gồm cả thuế GTGT

  1. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính

2. Điều kiện về giao dịch thuê [cho thuê] tài chính Theo quy định tạm thời của Việt nam một giao dịch về cho thuê TSCĐ phải thoả mãn một trong 4 điều kiện sau được coi là thuê dài hạn. - Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận. - Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời gian mua lại. -Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản. - Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

2.1. Tại đơn vị đi thuê: Đối với đơn vị đi thuê tài chính TSCĐ về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi nhận TSCĐ thuê tài chính kế toán căn cứ vào hoạt động thuê tài chính và chứng từ có liên quan để phản ánh các tài khoản kế toán sau: - Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan [hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính...] ghi: Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK 142 [1421]: Số lãi cho thuê phải trả Có TK 342: Tổng số tiền thuê phải trả [giá chưa có thuế] - Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng Nợ TK 342 [hoặc TK 315]: Số tiền thuê phải trả Nợ TK 133 [1332]: Thuế VAT đầu vào Có TK liên quan [111, 112...]: Tổng số đã thanh toán - Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển [trừ dần] lãi phải trả vào chi phí kinh doanh: Nợ TK liên quan [627, 641, 642] Có TK 214 [2142]: Số khấu hao phải trích Có TK 1421: Trừ dần lãi phải trả vào chi phí - Khi kết thúc hợp đồng thuê: + Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê: Nợ TK 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết Nợ TK 214 [2142]: Giá trị hao mòn Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê + Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn: BT 1: Kết chuyển nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 212: Nguyên giá BT 2: Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế: Nợ TK 214 [2142] Có TK 214 [2141, 2143]: Giá trị hao mòn + Nếu bên đi thuê được mua lại Ngoài hai bút toán phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn giống như khi được giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu [tính vào nguyên giá TSCĐ] Nợ TK 211, 213: Giá trị trả thêm Nơ. TK 133 [1332]: Có TK: 111, 112, 342

2.2. Tại đơn vị cho thuê Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê. Theo chế độ quy định, bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Số thuế VAT đầu vào khi mua TSCĐ đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trong thời gian cho thuê theo nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê. - Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê Nợ TK 214 [2141, 2143]: GTHM [nếu có] Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê. - Định kỳ [tháng, quý, năm] theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ [cả vốn lẫn lãi]. Nợ TK 111, 112, 1388...: Tổng số thu Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ Có TK 3331 [33311]: Thuế VAT phải nộp. Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ. Nợ TK 811 Có TK 228 - Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khi hết hạn cho thuê. BT1: Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản Nợ TK 111, 112, 131,... Có TK 711 BT2: Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi Nợ TK 811 Có TK 228 - Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại [nếu có] Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL Nợ TK 811 [hoặc có TK 711]: Phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại. Có TK 228: GTCL chưa thu hồi.

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị là bao nhiêu?

Thời gian khấu hao máy móc thiết bị được tính theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mục đích và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó khấu hao là quá trình khấu trừ tổng chi phí máy móc, thiết bị hoặc bất cứ vật dụng đắt tiền nào mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Khấu hao tính vào chi phí gì?

Theo quy định, mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Tại sao khấu hao tinh vào nguồn trả nợ?

Rõ ràng khấu hao không phải là một khoản thu chi bằng tiền, vì vậy khấu hao không thể làm tăng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh [nếu không tính tác động của thuế] cho nên, nói khấu hao sẽ giúp công ty tăng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh và làm tăng khả năng trả nợ hay tăng tốc độ thu hồi vốn đầu tư là quan điểm ...

Chi phí khấu hao tài sản tiếng Anh là gì?

Khấu hao tài sản cố định trong tiếng Anh là Depreciation of Fixed Assets. Khấu hao tài sản cố định là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định [TSCĐ] vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Chủ Đề