Khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh của tù chính trị ngày 12 12 1931 là gì

12/12/2021 06:20

Ở Kon Tum, có nhiều câu chuyện được người trước kể lại cho người sau, không chỉ để biết, mà còn để trân trọng lịch sử, để trách nhiệm hơn với những gì mình đang có. Khí tiết, sự hy sinh của những chiến sĩ cộng sản ở Ngục Kon Tum là một trong số đó.

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia Ngục Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Ban

Mỗi lần viếng Ngục Kon Tum, là một lần tôi rưng rưng khi thắp nén nhang thơm trước tượng đài bất khuất; thổn thức khi nghiêng mình trước hai ngôi mộ chung, nơi những chiến sĩ cộng sản đã gửi máu xương lại với gió núi, mây ngàn.

Ngày 9/12, trời hừng lên rực rỡ, nắng trải rộng trên những cánh đồng, nhuộm vàng dòng Đăk Bla đang êm ả trôi, dù mới hôm qua, trời chợt âm u.

Nhiều năm qua, di tích lịch sử cách mạng Ngục Kon Tum là niềm tự hào của đất và người Kon Tum, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho bao thế hệ. Những ngày này của các năm trước, khách thập phương, các đoàn khách, nhất là các em học sinh, đến thăm viếng tấp nập. Nhưng năm nay, do dịch bệnh Covid-19 nên vắng vẻ.

Mình tôi lặng lẽ dạo bước dưới tán lá mát rượi. Gió từ sông Đăk Bla quấn quýt trên những tầng cây, hát mãi khúc tráng ca bất diệt về khí tiết người cộng sản.

Trong tiếng lá rì rào, tôi như nghe đâu đây tiếng hô tranh đấu vì đất nước, vì giống nòi của những người Cộng sản “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”, người này chết người kia xông lên trước hòn tên mũi đạn. 

Ngược dòng thời gian, theo các cứ liệu lịch sử, thì Ngục Kon Tum đã được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1915 để nhốt tù thường phạm [gọi là Lao trong]. Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh [1930-1931], tháng 3/1931, thực dân Pháp xây thêm nhà lao [gọi là Lao ngoài] để lưu đày tù chính trị.

Có thời gian, Ngục Kon Tum giam giữ hơn 500 tù chính trị. Trong đó có những chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, như Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Đệ, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trương Quang Trọng, Lê Viết Lượng... mà đến nay tên tuổi của các bậc tiền bối cách mạng ấy vẫn gắn bó với Kon Tum qua những tên đường.

Thời ấy, Ngục Kon Tum có nhiều cái “nhất”: Là nơi đày ải, giam giữ tù chính trị được lập sớm nhất ở khu vực Tây Nguyên; là nơi giam giữ những người tù chính trị mà thực dân Pháp xem là nguy hiểm nhất; số lượng tù cũng nhiều nhất ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Với chính sách khổ sai, đàn áp, chỉ trong 3 năm [từ năm 1930-1933] đã có hơn 300 tù chính trị ngã xuống nơi "rừng thiêng nước độc" khi bị thực dân Pháp đưa đi mở cung đường 14 [đoạn Đăk Sút, Đăk Tao, Đăk Pao, Đăk Pét]. Theo "Ngục Kon Tum" của cụ Lê Văn Hiến, trong số 295 người đi Ðăk Pék đợt một thì đã có 215 người chết.

Cũng tại đây, ngày 25/9/1930, chỉ ít lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời [ngày 3/2/1930], chi bộ cộng sản đầu tiên ở Kon Tum được thành lập. Đó là Chi bộ binh. Năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII đã thống nhất lấy ngày 25/9/1930 là Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh.

Tượng đài bất khuất ở Ngục Kon Tum. Ảnh: HL

Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum tập I [1930-1975], sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ngay trong năm 1930 là sự kiện có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ tiến trình phát triển của phong trào cách mạng ở Kon Tum; là kết quả của một quá trình vận động, phát triển tất yếu của phong trào cách mạng tỉnh Kon Tum, từ tự phát đến tự giác, từ chủ nghĩa yêu nước đến giác ngộ cách mạng, đi theo con đường của Đảng Cộng sản.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ binh, nhiều cuộc đấu tranh với những hình thức khác nhau đã liên tục nổ ra Ngục Kon Tum. Và đỉnh điểm là cuộc đấu tranh Lưu huyết ngày 12/12/1931, gây chấn động không chỉ ở Kon Tum, ở Việt Nam mà trên toàn cõi Đông Dương.

Trong “Ngục Kon Tum” của cụ Lê Văn Hiến viết, sáng 12/12/1931, tù chính trị tiếp tục đấu tranh quyết liệt phản đối việc lên Đăk Pék lần 2. Cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng dữ dội và khốc liệt. Tù chính trị "sắp hàng đứng trước cửa lao", thái độ người nào "cũng quả quyết, hăng hái không sợ chết". Tiếng hô khẩu hiệu vang lên trong lao.

Sau khi đồng chí Trương Quang Trọng ngã xuống vì viên đạn của tên đội Mu-léc, anh em “ở sau tiến lên, vừa tiến vừa hô khẩu hiệu phản đối” trong làn đạn của lính Pháp. “Một tiếng súng thứ hai vừa ra, người thứ hai ngã, người sau lại tiến lên, hô to mấy khẩu hiệu, dũng cảm đương đầu với súng đạn". Đã có tám người chết, tám người bị thương trong cuộc đấu tranh ngày 12/12.

Sử sách sau này gọi bằng cái tên bi tráng "Cuộc đấu tranh Lưu huyết", gắn liền với tên tuổi nhà cách mạng Trương Quang Trọng.

Súng đạn và máu không thể nào khuất phục được những chiến sĩ yêu nước kiên cường. Số tù nhân còn lại tiếp tục tuyệt thực để phản kháng sự áp bức, bất công.

Và một lần nữa, vào ngày 16/12/1931, thực dân Pháp lại xả đạn vào lao tù; bảy người đã chết và bảy người bị thương. Cuộc đấu tranh này được gọi là cuộc "đấu tranh Tuyệt thực".

Dù cả 2 cuộc đấu tranh đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhưng thực dân Pháp cũng phải nhượng bộ về chế độ lao dịch của tù, bãi bỏ đánh đập tù nhân, người tù ốm đau được nghỉ và có thuốc men… Cuối tháng 12/1931, bỏ hẳn việc đưa tù chính trị đi làm đường 14. Năm 1934, bỏ hẳn nhà đày Kon Tum.

54 năm sau, ngày 16/11/1988, di tích lịch sử Ngục Kon Tum được Bộ Văn hóa Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Với vai trò, ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng, thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước và tỉnh Kon Tum đã hết sức quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, tư liệu hóa, xây dựng; từng bước thực hiện các hạng mục tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích.

Gò đất- nơi những tù chính trị lao động khổ sai đắp nên trong mùa mưa năm 1931. Ảnh: HL

Tôi men theo những viên gạch phủ rêu để đến gần hơn gò đất cao, nơi thực dân Pháp bắt tù chính trị giam tại Ngục Kon Tum lao động khổ sai trong suốt mùa mưa năm 1931 [từ tháng 5 đến tháng 10] để đắp mố xây cầu qua sông Đăk Bla.

Trên gò đất, hoa vẫn nở quanh năm, dù mưa dầm hay nắng cháy. Những đóa hoa vươn lên rạng rỡ, như niềm tự hào không bao giờ tắt về khí tiết của những người chiến sĩ cộng sản năm xưa.

Thứ họ gửi lại, đâu chỉ là máu xương, mà còn là ý chí bất khuất của người cộng sản; là hạt giống đỏ nảy mầm xuân vươn tới hạnh phúc, ấm no.

Hồng Lam

Nhà ngục Kon Tum là nơi giam giữ tù chính trị được lập sớm nhất khu vực Tây Nguyên do thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1915-1917. Năm 1929, thực dân Pháp bắt đầu đưa tù nhân chính trị từ nơi khác về giam giữ tại đây với âm mưu thâm độc là vừa cách ly tù chính trị với phong trào cách mạng ở miền xuôi, đồng thời lợi dụng lam sơn chướng khí, lao động khổ sai, ăn uống kham khổ để giết dần, giết mòn người tù chính trị.

Chỉ trong vòng sáu tháng, từ tháng 12-1930 đến tháng 6-1931 đã có trên 170 trong số 500 người tù hy sinh ở chốn rừng thiêng nước độc này. Trong ba năm [từ năm 1930 đến 1933], nhà Lao Trong đã chứng kiến nhiều tội ác của thực dân Pháp và sự hy sinh của gần 300 chiến sĩ cách mạng trong tổng số 500 tù chính trị được đưa lên Kon Tum.

Một trong những sự kiện lịch sử phản ánh tinh thần đấu tranh kiên cường của người tù cộng sản trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đó là cuộc đấu tranh lưu huyết diễn ra vào ngày 12-12-1931.

Các chiến sĩ Sư đoàn 10 xem mô hình nhà ngục Kon Tum tại khu lưu niệm di tích.

Sau sáu tháng khổ sai làm đường 14, thực dân pháp âm mưu cưỡng bức tù nhân đi làm đường Đăk Sút, Đăk Pao [huyện Đắc Glây hiện nay], các tù chính trị ở lao trong và lao ngoài dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đã hạ quyết tâm: “ Muốn sống không có con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh mà Đảng đề ra. Muốn bảo đảm cuộc đấu tranh thắng lợi, nhất định chúng ta phải làm cho anh em đoàn kết, nhất trí, quyết tâm cao. Phải đấu tranh bền bỉ, có kế hoạch, chu đáo…”.

Với ý chí ấy, tù nhân ở lao ngoài kiên quyết phản đối, thà chết tại chỗ không đi làm đường nữa và đã bị cai ngục khủng bố dã man. Sáng 12-12-1931, cai ngục đã xả súng vào những người tù chính trị, chỉ trong vài phút đã bắn chết tám người trong số 40 người tham gia cuộc đấu tranh. Phản đối sự đàn áp tàn bạo trên, tù chính trị đã đấu tranh tuyệt thực kéo dài năm ngày, từ ngày 12 đến ngày 16-12-1931.

Tuy cuộc đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, nhưng kết quả đạt được rất vẻ vang đã buộc địch phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc và chấp nhận nhượng bộ theo yêu sách của tù chính trị đưa ra, từ bỏ bóc lột sức lao động của tù chính trị làm đường 14, hủy bỏ hoàn toàn nhà ngục Kon Tum vào năm 1934. Điều này chứng minh sự thừa nhận thất bại của thực dân Pháp trước tinh thần đấu tranh quyết tử của tù chính trị và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Đặc biệt, từ trong phong trào đấu tranh của các tù chính trị tại nhà ngục Kon Tum đã ra đời cơ sở Đảng sớm nhất ở Tây Nguyên. Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập vào tháng 9 năm 1930 với tên gọi là “Chi Bộ Binh” được hình thành trong hàng ngũ của địch, phản ánh sự phát triển của Đảng trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng những năm 1930-1931 ở Kon Tum.

86 năm kể từ khi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên và 85 năm cuộc đấu tranh lưu huyết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống cách mạng, tiềm năng thế mạnh xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng phát triển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trung bình đạt 13,94%; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên không ngừng được nâng lên; hệ thống chính quyền các cấp hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả.

Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc trên địa bàn, dư luận quan tâm được giải quyết kịp thời; việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 [ khóa XI] “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành thường xuyên và đạt kết quả cao tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân.

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum gặp gỡ thân nhân các cựu tù chính trị ngục Kon Tum nhân kỷ niệm 85 năm ngày đấu tranh lưu huyết ngục Kon Tum.

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm cuộc đấu tranh lưu huyết tại nhà ngục Kon Tum, lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã tổ chức gặp mặt thân nhân các liệt sĩ cựu tù chính trị tại ngục Kon Tum.

ĐINH SỸ TẠO

Video liên quan

Chủ Đề