Tinh trùng gà trống sống được bao lâu

Gà mái có thể bài tiết tinh trùng ngay sau khi giao phối, và khi chúng làm thế, trung bình trên 80% lượng tinh trùng của con trống sẽ bị đào thải ra ngoài, một nghiên cứu mới ở Đại học Oxford, Anh tiết lộ.

TIN LIÊN QUAN


Động vật cũng lên đỉnh khi làm ‘chuyện ấy’


Theo tờ Physyorg, ở những loài gia cầm không có dương vật [trừ vịt], chúng giao phối theo cách mà các nhà sinh vật học gọi là “chạm nhau qua lỗ huyệt” [cloacal kiss], tức là sự tiếp xúc nhanh qua một lỗ có ở cả 2 giống đực và cái – lỗ này vừa có chức năng bài tiết vừa là phương tiện để phóng trứng và tinh trùng.

Gà mái có thể bài tiết ra ngoài 80% lượng tinh trùng của con trống ngay sau khi giao phối nếu nó không mong muốn con trống đó làm cha của đàn gà con. Ảnh: Ox.ac.

Các nhà sinh vật học Đại học Oxford đã quan sát các con gà mái bài tiết tinh trùng trực tiếp ngay sau khi giao phối, khiến cho thật ít tinh trùng có thể thụ thai cho trứng, làm giảm đến mức tối thiểu cơ hội làm cha của con trống. Nhóm nghiên cứu viên cũng nhận thấy, các con mái đối xử khác nhau với các con trống. Những con gà mái thường ‘loại bỏ’ tinh trùng sau khi tiến hành nhiều cuộc giao phối liên tiếp, và trong trường hợp này nó thường ưu tiên cho đối tác đầu tiên. Quan hệ trong đàn của các con trống cũng quyết định tiêu chí lựa chọn hay đá bỏ tinh trùng của con mái, các con mái ưu tiên con trống thống trị trong đàn. “Việc đào thải tinh trùng là một cách thức hữu hiệu đối với những con mái để đánh lừa cơ hội thụ tinh thành công của con trống”, Rebecca Dean, thuộc Khoa Động vật học, Đại học Oxford giải thích. Các kết quả này cho thấy, các con cái sống bầy đàn có vị thế lớn trong cuộc chiến giành quyền làm cha của các đối thủ đực khác nhau. Thậm chí ở các loài động vật như gà, con trống vốn ép con mái thụ tinh, con cái vẫn có cách kiểm soát ai sẽ là cha của những con gà con của nó. Cách thức đối phó này của gà mái cũng được tìm thấy ở các loài giun, côn trùng và thậm chí linh trưởng. Cuộc đua sinh sản ở gà cũng giống như cuộc đua sinh sản ở vịt, chỉ khác nhau về phương thức. Ở vịt, vịt đực có những dương vật hình xoắn lớn, có thể cho phép nó cương cực đại dài đến trên 20 centimet trong 1/3 giây. Để tránh bị thụ tinh bởi một con vịt đực cưỡng chế, các con vịt cái cũng tiến hóa nhiều túi âm đạo dài và cụt trong rãnh âm đạo. Nếu dương vật vịt đực đã đưa vào cái túi cụt đó thì bị tắc và không thể tiếp cận đến tử cung chứa trứng.

Phan Khôi


        Nghiên cứu về sự sinh sản của loài gà đã làm sáng tỏ một phần bí mật làm cách nào mà giống cái có khả năng lưu giữ tinh trùng trong thời gian dài. Các giọt acid béo truyền từ  các tế bào “cái”sang các tế bào tinh trùng có thể đóng góp vào quá trình giữ tinh trùng sống sót         Giống cái của một số loài như côn trùng, bò sát và chim có khả năng lưu trữ tinh trùng từ nhiều con đực trong một vùng dự trữ tinh trùng đặc biệt của bộ máy sinh sản. Những loài động vật này có thể lưu trữ tinh trùng sống sót từ vài ngày cho tới vài năm. Tinh trùng dự trữ có khả năng thu tinh nhiều trứng qua thời gian, điều đó có nghĩa giống cái của các loài này không cần giao phối lại để thụ tinh cho các trứng mới của chúng         Tiến sĩ Yukinori Yoshimura, trưởng trung tâm nghiên cứu về khoa học động vật và là giáo sư của khoa sau đại học khoa học sinh quyển của trường đại học Hiroshima nói. “Nông dân có thể có khả năng thành công hơn trong việc tăng đàn gia cầm của họ nếu chúng ta có thể hiểu biết làm cách nào mà tinh trùng có thể sống sót trong ống dự trữ tinh trùng của gà mái. Nghiên cứu sự sinh sản này ý nghĩa đặc biệt liên quan tới các nước mà tỷ lệ sinh sản của các giống gà bản địa thấp”.         Yoshimura lãnh đạo nhóm nghiên cứu về xác định năm loại lipid, hoặc các acid béo mà tồn tại như các giọt trong các tế bào của ống dự trữ tinh trùng của gà mái. Sau khi gà được thụ tinh nhân tạo, gen liên quan tới sự phá vỡ các lipid này hoạt động tăng thêm 2,5 lần. Những thành phần lipid bị phân cắt này có thể được giải phóng vào trong ống giữ tinh và nâng cao khả năng sống sót của các tinh trùng.         Các nhà nghiên cứu đưa các tinh trùng sạch được chọn lọc của gà trống vào các dung dịch có nồng độ khác nhau của mỗi loại lipid. Trong dung dịch có nồng độ cao của hai loại lipid, oleic  acid và linoleic acid tinh trùng được tăng số lượng sống sót sau 24 giờ.         “Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn ở mức độ tế bào về bằng cách nào mà các tế bào “cái” và tinh trùng sữ dụng những lipid này, nhưng tôi cũng muốn kiểm tra xem nếu bổ sung vào thức ăn của gà mái trái oliu hoặc hạt hướng dương, là những loài thức ăn giàu oleic acid thì nó có thể nâng cao sự thụ tinh hay không? Ông Yoshimura nói.         Những con gà tham gia vào thí nghiệm này đểu có khả năng sinh sản như nhau và bao gồm cả các loài gà lấy thịt và lấy trứng.         Lưu trữ tinh trùng ở loài động vật có vú chỉ được ghi nhận ở loài dơi, nhưng trong một số lĩnh vực như thuần chủng các loài ngựa hoang hay bảo tồn các loài động vật nguy cơ tuyệt chũng cũng tin dùng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Một sự hiểu biết khoa học về cách thức tinh trùng được lưu trữ lâu dài có thể mang lại nhiều lợi ích cho các công việc liên quan tới việc thụ tinh.

        Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc thống kê từ năm 2013 thế giới đã sản xuất 9,6 triệu tấn gà, đứng thứ 18 trong các danh sách các mặt hàng phổ biến trên toàn cầu. Trứng gà đứng thứ 26 với 6,8 triệu tấn sản xuất trên toàn cầu.

Người dịch: Nguyễn Xuân Đồng

Nguồn: //www.sciencedaily.com/releases/2016/06/160613102430.htm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cơ quan sinh dục gà trống gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và cơ quan giao cấu.

  • Cấu tạo cơ quan sinh dục gà trống
  • Sự tạo thành tinh trùng
    • Sinh sản
    • Giai đoạn sinh trưởng của tế bào cấp I
    • Giai đoạn phát triển [trưởng thành]
    • Giai đoạn thành thục tinh trùng
  • Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng
  • Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng gia cầm
    • Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu
    • Sự thụ tinh

Tinh hoàn: Là cơ quan kép [đôi] hình ovan hoặc hạt đậu, màu trắng hoặc gợn vàng, nằm trong xoang bụng và trước thận, ở gà trống trưởng thành trong thời kỳ hoạt động sinh dục, tinh hoàn dài tới 4,7cm, chiều rộng 2,7cm và dày 2,5cm, khối lượng 17 – 19g. Thời kỳ thay lông, khối lượng tinh hoàn giảm còn 3 – 5g. Ở ngỗng và vịt, khối lượng của tinh hoàn biến động theo mùa vụ: tháng 12 khối lượng tinh hoàn của vịt là 2,4g còn vào tháng 6 nặng tới 3,9g.

Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp màng trắng, mỏng. Những ống sinh tinh gấp khúc nối với nhau, tạo thành mạng lưới dày. Những phần riêng biệt của ống tinh hơi phình to. Ở đây diễn ra sự tạo thành tế bào sinh dục. Trên bề mặt cắt ngang của ống gấp khúc ta thấy lớp ngoài cùng là mô liên kết hình sợi. Bên trong có 5 – 6 lớp tế bào tạo thành độ dày thành ống. Giữa các lớp đó có những tế bào hình chóp sertoli, chân tế bào này nằm ở màng đáy, còn đỉnh của chúng hướng vào lòng ống tinh. Những tế bào này đảm nhiệm chức năng dinh dưỡng, giữa chúng có tế bào tinh ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Gần màng đáy ống tinh là tế bào sinh dục cấp I [tinh nguyên bào – permatogonium], trên nó là tế bào cấp II, sau đó là đến tiền tinh trùng và tinh trùng.

Cấu tạo cơ quan sinh dục của con trống A – Hình dạng chung của tinh hoàn B – Phần phụ tinh hoàn [dịch hoàn phụ]

  1. Tinh hoàn phải
  2. Mào tinh hoàn
  3. Ống dẫn tinh
  4. Thận phải
  5. Ống dẫn nước tiểu
  6. Phần cơ của ống dẫn tinh
  7. Vùng trắng
  8. Nếp gấp tròn của ống dẫn tinh
  9. Ống dẫn bên phải
  10. Lỗ trực tràng
  11. Lỗ huyệt
  12. Tinh hoàn
  13. Mạng lưới
  14. Rãnh dãn ra
  15. Ống mào của tinh hoàn

Tinh trùng trưởng thành đi vào ống tinh nhỏ, từ đó vào mào tinh hoàn và vào ống dẫn tinh lớn.

– Mào tình hoàn của gia cầm phát triển yếu, một số lượng ống dẫn tinh từ mạng luới tinh hoàn ăn sâu vào đó. Những ống dẫn nhỏ này tạo thành ống dẫn lớn hơn, là nơi bắt đầu của ống dẫn tinh. Trong mào tinh hoàn, tinh trùng tiếp tục thành thục và tăng thêm khả năng thụ tinh của chúng.

Dịch tinh trùng được hình thành ở những ống gấp khúc trong tinh hoàn. Nó tạo ra môi trường cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của tế bào tinh trùng.

Ống dẫn tinh có dạng hình ống, nhỏ, gấp khúc, thành ống có cấu tạo bởi lớp niêm mạc, cơ và thanh mạc. Ống dẫn tinh nối với ống của mào tinh hoàn và vào tận giữa của ổ nhớp. Phần cuối cùng của ống dẫn tinh là chỗ phình hình bong bóng. Đây là nơi tích tụ tinh trùng. Trong huyệt ống dẫn tinh được kết thúc bằng những gờ nhỏ nằm ở phía ngoài ống dẫn niệu. Ống dẫn tinh có cấu trúc thay đổi phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và chức năng của bộ máy sinh dục. Trong thời gian sinh dục hoạt động ống dẫn tinh nở to ra, thành ống dày lên, tăng số lượng gấp khúc.

Cơ quan giao cấu của gà trống và gà tây không phát triển. Nó chỉ là chỗ phình hình bong bóng của ống dẫn tinh, nó toả mùi kích thích sinh dục. Khi giao phối ô nhớp của con trống áp sát vào lỗ huyệt của con cái. Lúc này âm đạo mở ra. Tinh trùng được phóng vào âm đạo và đi vào trong tử cung. Ô nhớp của con trong là “gai giao cấu”.

Ở ngỗng gai giao cấu phát triển. Khi bình thường thì thụt vào trong ổ nhớp. Nằm trên đoạn trực tràng, khi giao phối thì gai giao cấu lồi ra từ ổ nhớp, do sự co bóp của 2 cơ đặc biệt và đưa vào âm đạo con mái.

Sự tạo thành tinh trùng

Quá trình phát triển của tế bào sinh dục đục chia làm 4 giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, phát triển và thành thục.

Sinh sản

Giai đoạn này nguyên bào ở màng đáy thành ống được phân chia giảm nhiễm nhiều cấp. Một phần trong số đó ngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn hai – giai đoạn sinh trưởng. Những tế bào nằm trong vùng sinh trưởng gọi là tế bào cấp I.

Giai đoạn sinh trưởng của tế bào cấp I

Nhờ các chất dinh dưỡng của ống dẫn, tế bào tăng về kích thước. Trong nhân tế bào hình thành từng đôi nhiễm sắc thể, rồi sau đó chúng xích lại gần nhau [tiếp hợp]. Thời điểm này chất dinh dưỡng đi vào nguyên bào giảm dần và giai đoạn sinh trưởng kết thúc.

Giai đoạn phát triển [trưởng thành]

Giai đoạn này gồm 2 lần phân chia liên tục tế bào. Tinh bào cấp I phân chia thành 2 tinh bào cấp II rồi phân chia lần thứ 2 thành 2 tinh bào – tiền tinh trùng, trong nhân tiền tinh trùng chứa 1/2 số nhiễm sắc thể. Như vậy 1 tinh nguyên bào phân chia thành 4 tinh tử.

Giai đoạn thành thục tinh trùng

Tiền tinh trùng biến thành tinh trùng [cấu tạo đầy đủ và đảm nhiệm chức năng thụ tinh]. Giai đoạn này, đầu tiên nhận lệch về một phía tế bào, tương bào dài ra. Tâm tế bào vuông góc với bề mặt của nhân. Nhân đó được bao phủ chỉ một lóp mỏng tương bào. Phần kéo dài của tế bào [sau đầu tinh trùng] hình thành đuôi tinh trùng, chung quanh có bào tương co bóp được.

Tinh trùng thành thục, ở đầu được bọc lớp bào tương [chỏm]. Tinh trùng được thành thục nhờ tế bào sertoli trong ống sinh tinh, sau đó chúng từ ống sinh tinh gấp khúc di chuyển đến mào tinh hoàn và vào ống dẫn tinh.

Khả năng chuyển động và thụ tinh của tinh trùng ở các phần khác nhau của bộ phận sinh dục là khác nhau.

Tinh trùng còn nằm trong ống sinh tinh của tinh hoàn thì không có khả năng thụ tinh và không chuyển động. Tinh trùng nằm ở mào tinh hoàn có khả năng thụ tinh 13% tế bào trứng gà mái, còn từ ống dẫn tinh trở đi tinh trùng có khả năng thụ tinh 74% tế bào trứng và vận động nhanh nhất. Thời gian tạo tinh trùng thành thục của gia cầm là 14 – 15 ngày, bằng nửa thời gian tạo tinh trùng của gia súc khác [bò, lợn].

Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng

Con trống khi thành thục về tính và thể trọng thì các hormon hướng sinh dục của tuyến yên và FSH kích thích dịch hoàn, ống sinh tinh và tế bào sertoli phát triển và tăng sinh tế bào sinh dục đực. Thời gian thành thục sinh dục của con trống phụ thuộc vào giống, thức ăn và môi trường. Ánh sáng là yếu tố tác động mạnh nhất đến tuyếo yên, tiết ra hormon hướng sinh dục đực. Quang phổ ánh sáng và thành phần của nó cũng có ý nghĩa trong việc kích thích cơ quan sinh dục đực phát triển. Thòi gian và cường độ ảnh hưởng lớn đến sự thành thục của các bộ phận và tế bào sinh dục đực.

Tinh trùng của các loại gia cầm khác nhau A. Gà trống; B. Vịt đực; C. Đầu tinh trùng ngỗng đực 1. Đầu; 2. Cổ; 3. Phần liên kết; 4. Phần giữa; 5. Đuôi

Trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp, để tránh thành thục về tính và thể vóc sớm [như đã nói ở gà mái], các chuyên gia đã khuyến cáo phương thức nuôi hạn chế thức ăn và ánh sáng đối với gà trống sinh sản hướng thịt từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 20, còn gà Leghom từ 6 – 19 tuần tuổi. Từ 7 – 20 tuần tuổi chỉ cần 8 – 10 giờ chiếu sáng trong ngày. Giai đoạn này dùng ánh sáng mờ. Từ tuần tuổi 20 trở đi mới tăng thời gian chiếu sáng như cho gà mái. Thục hiện chế độ này để gà trống cọ khả năng sinh tinh nhiều, chất lượng tinh tốt, khả năng đạp mái cao. Thời gian hình thành tinh trùng phụ thuộc vào giống: AA, ISA 16 – 20 tuần tuổi, Leghom -12 tuần. Từ tuần tuổi 24 – 26 [cả gà giống trứng và gà thịt] tinh trùng mới hoàn toàn có khả năng thụ tinh.

Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng gia cầm

Tinh trùng gia cầm cũng giống như động vật có vú đều có cấu tạo ngoại hình như nhau: đầu, cổ, thân và đuôi. Các hình thái của tinh trùng phụ thuộc vào giống. Độ dài của tinh trùng trung bình là 40 – 60 micromet. Đầu của tinh trùng ngỗng dài, trên chỏm nhọn hoặc hình xoắn. Đầu của các loại tinh trùng có hình mũ chụp và chứa nhân đồng nhất.

Điều hòa quá trình sinh tinh

Phía trước nhân có các tiểu thể nhỏ – sản phẩm của bộ golgi. Cổ – phần không dài lắm, bị thắt lại nối với đầu và thân. Phía trên cổ ở dưới nhân có trung thể; gần nó bắt đầu bằng sợi trục, sợi này cấu tạo bởi fibrin nhỏ kéo dài xuống đuôi. Quanh sợi trục có 2 sợi fibrin quấn quanh như hình lò xo. Hai sợi này dễ tách ra ở phần đuôi. Phần tròn của đuôi chỉ có sợi trục được bào tương bao quanh. Phần co duỗi chính của đuôi là sợi trục.

Tinh trùng gia cầm và các động vật khác đều chuyển động thẳng và thụ tinh bên trong. Tốc độ chuyển động 1 – 1,5mm/phút. Khi chuyển động, tinh trùng cần năng lượng, nguồn năng lượng này là chất photpholipit và đường được tích trữ ở phần giữa đuôi. Chúng được ôxy hoá và photphorin hoá để cung cấp năng lượng.

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của tinh trùng: trên 45°C và dưới 0°C tinh trùng ngừng hoạt động.

Khối lượng tinh dịch phóng ra khác nhau theo giống: Gà 0,6 – 0,2ml/1 lần giao phối với mật độ 3,4 tỷ tinh trùng/1ml tinh dịch. Ngỗng 0,1 – 2ml với nồng độ 340 – 350 triệu tinh trùng/ml. Vịt đực 0,1 – 1ml và 0,7 – 3,5 triệu/ml; độ pH tinh dịch gà là 7,04 – 7,27; của vịt đực là 6,6 – 7,8. Khối lượng và chất lượng tinh dịch phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Thí dụ chỉ tiêu VAC của tinh dịch gà trống ISA cao hơn khi chúng nhận được khẩu phần 14% protein [Theo nghiên cứu của Trung tâm NCGC Vạn Phúc, 1993]. Nhiệt độ môi trường cao làm giảm chất lượng tinh trùng

Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu

Gà khi thành thục sinh dục bắt đầu có phản xạ sinh dục [phản xạ về tính]. Đây thuộc loại phản xạ không điều kiện gồm: phản xạ giao tiếp, hưng phấn cơ quan giao hợp [sinh dục thứ cấp], phản xạ giao phối và phóng tinh. Những phản xạ trên xảy ra trong cùng một thời gian ngắn, chúng có quan hệ với nhau. Nếu một phản xạ nào mất thì các phản xạ tiếp theo không xuất hiện.

Phản xạ giao tiếp của con trống biểu hiện hành vi đuổi mái, gẹ, kêu cục cục, mổ thật hoặc giả thức ăn để gạ mái lại gần, vỗ cánh xoay quanh con mái…

Khi con mái đứng yên là lúc cơ quan sinh dục của con trống hưng phấn và nhảy mái [đạp mái].

Khi trên mình con mái, gà trống điều chỉnh tư thế chắc chắn [dùng mỏ giữ đầu con mái, bàn chân ôm chặt lấy lưng], lúc đó là động tác giao phối, ổ nhớp ở lỗ huyệt con trống áp sát vào lỗ huyệt con mái và phóng tinh.

Kinh nghiệm của một số nông dân nuôi gà ta chuyên nghiệp, muốn gà trống đạp mái đạt tỷ lệ có phôi cao, thường mỗi tuần một lần rửa sạch phân bám vào lông quanh lỗ huyệt của gà trống và gà mái, thậm chí nhổ bớt lông ống quanh lỗ huyệt của gà trống, như vậy mới bảo đảm cho lỗ huyệt gà trống áp sát được vào lỗ huyệt gà mái, để gà trống phóng tinh vào âm hộ gà mái dễ dàng và trọn vẹn, không bị rớt tinh ra ngoài.

Phản xạ phóng tinh gồm phóng từng ít tinh một nhờ sự co bóp ống dẫn tinh. Trung tâm thần kinh điều kiện sự giao phối và phóng tinh nằm ở tuỷ sống hông.

Thần kinh giao cảm làm tăng sự phóng tinh, còn cảm phó giao cảm làm ngược lại…

Gà trống có thể đạp mái 25 – 41 lần/ngày. Nếu nhốt gà trống riêng, thả gà mái vào thì số lần đạp mái tăng lên nhiều 13 – 29 lần/giờ. Nếu đạp quá nhiều thì lượng tinh dịch, mật độ tinh trùng giảm, dẫn đến làm giảm trứng thụ tinh [Bùi Đức Lũng và cộng sự, 1999].

Gà trống đạp mái có tính chọn lọc khi nhốt trống mái theo nhóm. Hiện tượng này thấy rõ ở ngỗng, vì tỷ lệ thụ tinh trứng ngỗng thấp.

Ở gia cầm ngoài phản xạ không điều kiện trong giao phối, có thể tạo phản xạ có điều kiện. Lợi dụng khả năng này, ngày nay nhiều chuyên gia đã luyện con trống xuất tinh mà không cần có con mái, như nhốt trống tách mái, dùng tay vuốt dọc xương khum nhịp nhàng nhiều lần, con trống tự phóng tinh. Dụng cụ hứng tinh dịch là lọ miệng hình phễu, dụng cụ phối tinh là xylanh cỡ 2ml. Việc thụ tinh rất đơn giản. Phương pháp thụ tinh nhân tạo này có hiệu quả kinh tế cao, vì giảm số lượng con trống phải nuôi. Một con trống có thể phối cho 35 – 40 con mái. Tỷ lệ thụ tinh cao hơn so vói đạp mái trực tiếp.

Sự thụ tinh

Sau khi phóng tinh, tinh trùng đi chuyển vào trong ống dẫn trứng, đến cổ phễu hình loa kèn. Tốc độ di chuyển của tinh trùng phụ thuộc vào chất lượng của chúng lúc co bóp cơ ống dẫn trứng và độ nhớt trong ống dẫn trứng.

Sau 1 – 2 giờ giao phối, tinh trùng còn ở trong âm đạo, sau 5 giờ – trong tử cung, sau 72 – 75 giờ tới phễu. Sau 4 – 5 ngày giao phối, tinh trùng còn số lượng lớn ở tử cung và cuống phễu, một số ít có thể sống 30 ngày ở phễu. Khả năng sống này không có được ở tinh trùng của các loài động vật khác, ở gà, khoảng 10 – 12 ngày sau khi giao phối, trứng vẫn có khả năng thụ tinh cao. Tinh trùng vịt Bắc Kinh sống được 4-5 ngày sau khi giao phối và có khả năng thụ tinh cao, đến ngày thứ 10 – 13 khả năng này giảm rõ rệt.

Cơ chế thụ tinh tế bào trứng được thực hiện cũng giống như ở gia súc khác. Chỉ khác ở gia cầm tinh trùng gặp trứng ở phễu và thụ tinh ở đó. Tế bào trứng có khả năng thụ tinh sau 15 – 20 phút trứng rụng. Nếu thời gian đó trứng không gặp tinh trùng thì nó mất khả năng thụ tinh.

Khi tinh trùng gặp tế bào trứng, chúng tiết ra chất tiền tố làm tan màng lòng đỏ; đầu, cổ và thân tinh trùng di chuyển dần vào tương bào, còn đuôi nằm ngoài tế bào trứng, ở gà, trung bình 20 – 60 tinh trùng lọt được vào tế bào trứng, nhưng chỉ 1 tinh trùng được kết hợp với nhân của tế bào trứng đó, số tinh trùng còn lại bị tương bào dung nạp làm chất dinh dưỡng cho phôi bào phát triển.

Tinh trùng khi vào được tế bào trứng, nó tiến hành đồng hoá nguyên sinh chất của trứng để gia tăng kích thước và thể tích, tạo ra sự tương đồng với trứng. Sự hình thành hợp tử là do quá trình đồng hoá giữa nhân của tế bào trứng và nhân của tinh bào. Đồng hoá càng cao thì khả năng thụ tinh càng lớn, đời con phát triển mạnh và sức sống cao. Cường độ chuyển hoá vật chất dinh dưỡng của phôi gia cầm rất mạnh, nó tiêu hao nhiều năng lượng và oxy. Phôi lúc này chứa 2n nhiễm sắc thể.

Khi trứng được đẻ ra, phôi có khả năng tiếp tục phát triển khi trứng được đặt trong môi trường nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Nhiệt độ tốt nhất vào khoảng 37,5 – 38°C, ẩm độ khoảng 70 – 75%.

Khi tinh trùng gặp tế bào trứng, chúng tiết ra chất tiền tố làm tan màng lòng đỏ; đầu, cổ và thân tinh trùng di chuyển dần vào tương bào, còn đuôi nằm ngoài tế bào trứng, ở gà, trung bình 20 – 60 tinh trùng lọt được vào tế bào trứng, nhưng chỉ 1 tinh trùng được kết hợp với nhân của tế bào trứng đó, số tinh trùng còn lại bị tương bào dung nạp làm chất dinh dưỡng cho phôi bào phát triển.

Tinh trùng khi vào được tế bào trứng, nó tiến hành đồng hoá nguyên sinh chất của trứng để gia tăng kích thước và thể tích, tạo ra sự tương đồng với trứng. Sự hình thành hợp tử là do quá trình đồng hoá giữa nhân của tế bào trứng và nhân của tinh bào. Đồng hoá càng cao thì khả năng thụ tinh càng lớn, đòi con phát triển mạnh và sức sống cao. Cường độ chuyển hóa vật chất dinh dưỡng của phôi gia cầm rất mạnh, nó tiêu hao nhiều năng lượng và oxy. Phôi lúc này chứa 2n nhiễm sắc thể.

Khi trứng được đẻ ra, phôi có khả năng tiếp tục phát triển khi trứng được đặt trong môi trường nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Nhiệt độ tốt nhất vào khoảng 37,5 – 38°C, ẩm độ khoảng 70 – 75%.

Video liên quan

Chủ Đề