Khởi nghĩa vũ trang là gì năm 2024

Cách mạng Tháng Tám là một cuộc Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo; trong đó, lực lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò chủ yếu, quyết định; lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vai trò quan trọng và làm nòng cốt. Theo đánh giá của Đảng: “...nếu Đảng ta trước đó không xây dựng lực lượng vũ trang và thành lập những khu căn cứ rộng lớn để làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị, và khi điều kiện đã chín muồi không mau lẹ phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang thì cách mạng cũng không thể mau chóng giành được thắng lợi”1. Từ thực tiễn cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cho thấy, trong từng thời điểm của cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang đã được Đảng ta chỉ đạo, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, góp phần cùng toàn dân tiến hành khởi nghĩa từng phần; khi thời cơ đến, thực hiện Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là nét nghệ thuật nổi bật và được thể hiện tập trung ở một số nội dung chủ yếu sau.

1 - Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang từ nhỏ đến lớn, làm lực lượng xung kích trong khởi nghĩa ở địa phương và trong Tổng khởi nghĩa. Cuối năm 1940, phát-xít Nhật kéo vào Đông Dương, nhân dân ta phải chịu “một cổ hai tròng” của thực dân Pháp và phát-xít Nhật. Phản kháng sự áp bức này, dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương, nhân dân ta đã vùng lên khởi nghĩa ở nhiều nơi. Tuy chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhưng các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ,… đã nêu tấm gương sáng về tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc, báo hiệu thời kỳ đấu tranh vũ trang mới của cách mạng Việt Nam. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5-1941] đã khẳng định: cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang và quyết định thành lập các Đội tự vệ cứu quốc và những tiểu, tổ du kích cứu quốc làm lực lượng xung kích trong phong trào cách mạng ở địa phương. Đây là bước phát triển mới trong tư duy của Đảng về lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang, đặt cơ sở nền tảng để toàn dân ta thực hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Đảng, các địa phương có hội cứu quốc đã tích cực tuyển lựa những người hăng hái lập Đội tự vệ cứu quốc làm nhiệm vụ bảo vệ quần chúng, bao vây các phần tử phản động. Mỗi xã lại chọn một số đội viên tự vệ cứu quốc ưu tú lập Đội tự vệ chiến đấu xã. Các Đội tự vệ chiến đấu là lực lượng cơ động, làm nòng cốt trong việc canh gác, bảo vệ cán bộ, bảo vệ các hội nghị, đẩy mạnh huấn luyện, giữ vững giao thông liên lạc với cấp trên, tích cực sắm sửa vũ khí, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh. Trên cơ sở nhận rõ vai trò của lực lượng vũ trang trong cách mạng, ngay sau cao trào cách mạng 1936 - 1939, Đảng ta đã chú trọng đẩy mạnh xây dựng lực lượng chủ lực. Theo đó, Đội vũ trang Cao Bằng, các trung đội Cứu quốc quân và Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lần lượt ra đời. Đây là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ các căn cứ địa, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển ở khắp nơi. Cùng với xây dựng lực lượng, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh còn coi trọng việc xây dựng các vùng căn cứ làm nơi đứng chân, xây dựng, củng cố lực lượng du kích. Đó là những nơi có địa thế hiểm yếu, có dân chúng cảm tình ủng hộ; việc xây dựng các vùng căn cứ đều gắn liền với việc giành và củng cố chính quyền cách mạng ở địa phương. Nhờ đó, các căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao Bằng,... được hình thành và phát triển. Cùng với đó, theo chỉ thị của Đảng, Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng tổ chức nhiều đội xung phong Nam tiến, làm nhiệm vụ gây dựng cơ sở quần chúng, mở đường liên lạc từ Cao Bằng xuống Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên và mở thông với Hà Nội, tạo sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, thống nhất. Sự phân phối lực lượng đều khắp bảo đảm khi thời cơ đến nhất tề Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Như vậy, từ những “Đội tự vệ” được tổ chức ở Phú Riềng và Nghệ Tĩnh [năm 1930], Đảng ta đã tổ chức được một lực lượng vũ trang cách mạng khá đông và rộng rãi2. Lực lượng vũ trang ấy đã cùng với đội quân chính trị quần chúng đông đảo kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một sức mạnh to lớn trong cuộc khởi nghĩa toàn dân, đè bẹp mọi sự phản kháng của quân thù, xóa bỏ chính quyền nhà nước của thực dân và phong kiến tay sai.

2 - Kịp thời chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh; phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo cơ sở cho Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Trong những năm đầu cách mạng, phong trào chính trị của nhân dân chưa mạnh, lực lượng địch còn ổn định nên đấu tranh chính trị vẫn là chủ yếu, đấu tranh vũ trang là phụ trợ. Trước sự biến chuyển của tình hình thế giới, trong nước cũng như yêu cầu của cách mạng, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang trở nên quan trọng như nhau; rồi tiến lên thời kỳ đấu tranh vũ trang chiếm địa vị chủ yếu. Nhưng ngay trong thời kỳ này càng phải phân định rõ, lúc nào nó chiếm địa vị chủ yếu ở phạm vi cục bộ và lúc nào nó chiếm vị trí chủ yếu trong phạm vi toàn cục. Vì thế, sự chỉ đạo của Đảng đối với công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang phải nắm vững phương châm: vừa kiên quyết, vừa thận trọng, biết cân nhắc điều kiện chủ quan và so sánh lực lượng, bảo đảm cho lực lượng cách mạng phát triển một cách vững chắc cho đến khi thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi. Thực tiễn cho thấy, cuối năm 1941, khi thực dân Pháp mở cuộc càn quét lớn vào Võ Nhai, lãnh đạo Đảng ở địa phương đã phát động quần chúng khởi nghĩa và tiến hành chiến tranh du kích. Được tin khởi nghĩa Võ Nhai nổ ra, Trung ương Đảng đã đánh giá những ưu điểm, phê phán khuyết điểm, sai lầm và chỉ thị cho Đảng bộ Bắc Sơn - Võ Nhai phải lập tức đình chỉ khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh du kích, dùng hình thức đấu tranh thông thường của quần chúng để chống khủng bố, củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Tương tự, mùa Đông năm 1944, ở Cao Bằng, nhân dân đã sẵn sàng khởi nghĩa vũ trang. Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng chuẩn bị họp lần cuối để quyết định phát triển chiến tranh du kích. Sau khi kiểm tra tình hình, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa. Người chỉ ra rằng: bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu lúc này chỉ hoạt động bằng chính trị thì không thể đẩy phong trào đi tới, nhưng phát động khởi nghĩa vũ trang ngay thì sẽ chịu nhiều tổn thất. Đây là một chủ trương sáng suốt, tránh cho phong trào cách mạng ở Cao - Bắc - Lạng khỏi bị đàn áp; giữ gìn, phát triển lực lượng cho Tổng khởi nghĩa sau này.

Nét đặc sắc của nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang của Đảng còn được thể hiện, khi Nhật làm đảo chính Pháp [09-3-1945], Đảng ta kịp thời ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Theo đó, cùng với lãnh đạo nhân dân phá kho thóc của Nhật, động viên quần chúng xuống đường đấu tranh, Đảng ta còn phát động chiến tranh du kích, đẩy mạnh phong trào chống Nhật cứu nước, sẵn sàng chuyển lên Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Với chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời của Đảng, cao trào kháng Nhật, cứu nước dâng lên mạnh mẽ trong cả nước. Mặt trận Việt Minh có thêm hàng triệu đội viên. Đội quân chính trị ở thành thị và nông thôn phát triển nhanh chóng. Lực lượng vũ trang cách mạng được mở rộng, hoạt động mạnh mẽ, khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều địa phương và giành thắng lợi. Đây là cơ sở, điều kiện để Đảng ta và Mặt trận Việt Minh phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

3 - Đấu tranh vũ trang trực tiếp hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Thực tế cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 cho thấy, mặc dù buộc phải đầu hàng đồng minh, nhưng quân Nhật ở Đông Dương chưa chịu buông vũ khí, thậm chí có nơi chúng còn ra tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân. Vì vậy, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng bộ Việt Minh và các Ủy ban khởi nghĩa, các đơn vị giải phóng quân, du kích quân từ căn cứ địa Việt Bắc và các chiến khu khác cùng tiến gấp về các địa phương đánh địch, trực tiếp xóa bỏ chính quyền thực dân - phong kiến và thành lập chính quyền cách mạng hoặc mở đường cho quần chúng vùng lên giành chính quyền. Từ căn cứ Tân Trào, một đơn vị chủ lực của Việt Minh tiến về Thái Nguyên đánh địch, phối hợp với quần chúng lập chính quyền cách mạng và tiến thẳng về Hà Nội. Tại căn cứ Cao Bằng, lực lượng vũ trang tiến đánh Thị xã và phát triển sang Hà Giang. Tại Quảng Ngãi, từ chiến khu Vĩnh Sơn, Đại đội du kích Phan Đình Phùng đã tỏa đi đánh chiếm các đồn, giải phóng các huyện Di Lăng, Sơn Hà, Bình Sơn, Sơn Tịnh và phối hợp với Đại đội du kích Hoàng Hoa Thám làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy chiếm tỉnh lỵ. Cùng với đó, tại khắp các địa phương trên toàn quốc, nhất là ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng và ủy ban khởi nghĩa, đội quân chính trị to lớn của quần chúng nhân dân được vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác, súng săn, lựu đạn,… đã nhất tề nổi dậy giành chính quyền. Đặc biệt, tại Hà Nội, ngày 19-8-1945, hơn 10 vạn nhân dân nội, ngoại thành bừng bừng khí thế đấu tranh, xuống đường biểu dương lực lượng. Cuộc biểu tình thị uy nhanh chóng biến thành khởi nghĩa giành chính quyền. Quần chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, đã lần lượt chiếm các cơ quan đầu não của địch: Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Trại Bảo an binh và các sở [mật thám, cảnh sát, bưu điện,…]. Phát-xít Nhật dùng vũ lực cố chiếm lại Trại Bảo an binh, nhưng trước sức thị uy của quần chúng và các đội tự vệ vũ trang đã buộc chúng phải rút lui. Khởi nghĩa thắng lợi nhanh gọn ở Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các địa phương trên cả nước kiên quyết xốc tới giành chính quyền về tay nhân dân; đồng thời, đánh dấu sự cáo chung của chế độ thực dân - phong kiến ở Việt Nam.

Bài học về nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang của Đảng trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đã trở thành tiền đề quan trọng để Đảng ta kế thừa, vận dụng trong suốt 30 năm kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, bài học đó vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

HÀ THÀNH ________

1 - ĐCSVN - Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 631.

2 - Gồm: 13 đại đội chủ lực Việt Nam Giải phóng quân và một số đại đội, trung đội tỉnh, huyện cùng hàng trăm tổ, đội vũ trang du kích, tự vệ,… được thành lập rộng khắp ở tất cả các cấp trên cả nước.

Cuộc khởi nghĩa vũ trang là gì?

Đây là một hội nghị lịch sử, quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, là nhiệm vụ trước tiên, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lại [chỉ thực hiện giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng].nullTư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn dân và Cách mạng ...tapchicongsan.org.vn › web › guest › nghien-cu › tu-tuong-ho-chi-minh-v...null

Khởi nghĩa vũ trang bắt đầu từ khi nào?

Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền vào năm bao nhiêu?

Đêm 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Trước tình hình chuyển biến mau lẹ, Xứ ủy Bắc Kỳ họp [tối 14 và ngày 15/8/1945] tại làng Vạn Phúc [Hà Đông], quyết định tiến hành khởi nghĩa trong 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.nullKhởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội - Sự kiện đặc biệt trong Cách ...binhphuoc.gov.vn › news › tin-tuc-su-kien-421 › khoi-nghia-gianh-chinh-...null

Lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò gì?

Lực lượng vũ trang là lực lượng chiến đấu của nhà nước nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do tính chất nhiệm vụ đặc biệt không cho người phi hành quân đội, công an và dân quân , khu vực không cho ai vào , cho nên lực lượng này được hưởng những chế độ đặc biệt.nullLực lượng vũ trang – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Lực_lượng_vũ_trangnull

Chủ Đề