Kinh đô triều Đinh được xây dựng ở đầu

19/11/2016 15:17

Đó là Cố đô Hoa Lư, nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Nơi đây, hơn 1.000 năm trước là trung tâm văn hoá - chính trị của Nhà nước Ðại Cồ Việt, được coi là kinh đô đầu tiên của nước ta.

Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm, gắn với sự nghiệp của 3 triều đại liên tiếp là nhà Ðinh, nhà tiền Lê và khởi đầu nhà Lý [từ năm 968-1010]. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ lên ngôi, ông nhận thấy Kinh đô Hoa Lư phù hợp thời chiến, không phù hợp thời bình nên quyết định dời đô về Thăng Long [Hà Nội]. Hoa Lư trở thành Cố đô.

Kinh đô Hoa Lư xưa được baoa bọc bởi những dãy núi trùng điệp tạo nên vòng thành vững chắc.     Ảnh: T.Q

Theo tài liệu, sở dĩ vua Ðinh chọn Hoa Lư định đô bởi đây là vùng đất rộng lớn, nhiều núi non hiểm trở bao bọc chung quanh, có nhiều sông, hào, thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công. Khoảng trống giữa các sườn núi được nhà vua cho xây kín bằng đất ken gạch, cao khoảng 10 m. Lối kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người, sức của, đồng thời tạo nên một “quân thành” vững chắc [sau này các triều đại nhà Trần, nhà Tây Sơn đều sử dụng Hoa Lư làm căn cứ phòng tuyến đánh thắng quân thù lập nên nhiều chiến công vang dội].

Lại nói về vua Ðinh, theo sử liệu, Ðinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, cha mất sớm, thuở nhỏ ông đi chăn trâu cho người chú, thường lấy trâu làm ngựa, bông lau làm cờ chơi trò đánh trận. Ông thường rủ đám trẻ làng mình đi đánh nhau với trẻ làng khác, đi đến đâu, thắng đến đấy.

Năm 938, sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng, Ngô Quyền lên ngôi vua. Năm 944, Ngô Quyền qua đời, xảy ra tình trạng loạn 12 sứ quân. Ðinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn, thu giang sơn về một mối. Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy hiệu Ðinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Ðại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm Kinh đô.

Năm 979, viên hoạn quan là Ðỗ Thích nằm mơ thấy sao rơi vào miệng, cho rằng điềm báo được làm vua nên đã ám sát vua Ðinh và con trai trưởng là Ðinh Liễn. Triều đình đưa con thứ là Ðinh Toàn [mới 6 tuổi] lên ngôi. Nhân cơ hội này, nhà Tống sang xâm lược nước ta. Ông vua 6 tuổi không đủ tài năng đứng lên dẹp giặc. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga nhiếp chính triều đình. Bấy giờ phương Nam quân Chiêm Thành tấn công. Ðất nước trước tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì quyền lợi quốc gia, Thái Hậu Dương Vân Nga đành hy sinh quyền lợi riêng tư trao toàn bộ binh quyền cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn.

Khi Lê Hoàn lên ngôi, với tài năng quân sự xuất chúng, ông đã thống nhất được đất nước. Sau khi thắng trận trở về, Thái hậu Dương Vân Nga cũng đã thọ tang vua Ðinh đủ 3 năm, bà tái giá đi bước nữa với vua Lê Hoàn. Bà trở thành hoàng hậu của 2 vương triều.

Kinh đô Hoa Lư­ bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Tại đây, nhiều công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, chùa, động... được các đời vua xây dựng phục vụ cho bộ máy bấy giờ.

Khi nhà Lý dời đô, ông rước cung điện 2 triều đại Ðinh, Lê về Thăng Long thờ phượng. Ðể tưởng nhớ công lao nhà Ðinh và nhà Lê, Nhân dân ta xây dựng 2 ngôi đền trên đất Cố đô Hoa Lư để hương khói. Do thời gian phong hoá, đền cũ không còn. Ðến thời hậu Lê [thế kỷ XVII], đền vua Ðinh và vua Lê được xây dựng lại và tồn tại đến ngày nay.

Tượng vua Lê Ðại Hành.                   Ảnh: T.Q

Ðền vua Ðinh được xây dựng mô phỏng theo cung điện nhà vua xưa, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, quay mặt hướng Ðông. Vua Ðinh Tiên Hoàng ngự ở chính điện, 2 bên thờ 3 hoàng tử Ðinh Liễn, Ðinh Toàn và Ðinh Hạng Lang. Ngay trước đền vua Ðinh, trên núi Mã Yên [cao 265 bậc] là lăng mộ Vua Ðinh; ngày xưa Nhân dân ta đưa thi hài vua lên an táng để con người bất tử đó vẫn như còn ngồi trên yên ngựa chống giặc cứu nước, cứu dân.

Ðền vua Ðinh Tiên Hoàng.                                    Ảnh: THANH QUANG

Cách đền vua Ðinh khoảng 200 m là đền vua Lê, thờ Lê Ðại Hành [Lê Hoàn]. Ðền Lê có quy mô nhỏ hơn đền vua Ðinh. Trong cung của đền có 3 pho tượng: Hoàng đế Lê Ðại Hành ở gian giữa, Hoàng hậu Dương Vân Nga gian bên phải và vua Lê Long Ðĩnh gian bên trái. Trong đền còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ công phu, điêu luyện.

Ðể tưởng nhớ nơi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, năm 2000, nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ được dựng lên. Nhà bia được xây dựng trên khu đất phía trước đền thờ vua Ðinh, vua Lê.

Núi Mã Yên là nơi an táng vua Ðinh Tiên Hoàng.                     Ảnh: THANH QUANG

Về thăm Cố đô Hoa Lư, những người con đất Việt không chỉ đơn thuần tham quan danh thắng, mà còn là chuyến hành hương tìm về cội nguồn, để tri ân, tưởng nhớ đến công lao tiền nhân dựng nước./.

Trang Anh

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam.

Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi [ 42 năm ] nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.

Theo sử sách, Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10 mét.

Du khách vào thăm đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: PV

Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ dựng nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi này làm án.

Kinh thành Hoa Lư xưa gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông.

Con đường lát gạch vào đền thờ vua Đinh, vua Lê. Ảnh: PV

Đến năm 1010 Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long thì Hoa Lư chỉ còn là Cố đô được coi là một căn cứ địa quân sự hết sức quan trọng của quân và dân Đại Việt dưới các triều đại: Lý - Trần - Lê - Mạc - Tây Sơn…..

Ngày nay hình ảnh của Cố đô Hoa Lư tuy không còn nguyên vẹn mà thay vào đó là đền thờ: Vua Đinh - Vua Lê được dựng ngay trên nền của Cố Đô Hoa Lư xưa. Hai ngôi đền cách nhau khoảng 500m, do khoảng cách gần nhau nên du khách thường gọi " Cố Đô Hoa Lư " là " Đền Vua Đinh - Vua Lê ".

Ðền vua Ðinh được xây theo kiểu "Nội công ngoại quốc" trên nền cung điện chính thuở xưa, uy nghi với ngọ môn quan, hồ sen, núi Giả, vườn hoa, nghi môn ngoại, nghi môn nội cùng ba tòa bái đường, Thiêu hương và hậu cung.

Long sàng- Bảo vật quốc gia. Ảnh: PV

Tại bái đường có "Long Sàng" làm bằng đá nguyên khối với đôi nghê đá rất sống động. Tiếp đó là nhà thiêu hương thờ các vị khai quốc công thần. Trong cùng là hậu cung đặt tượng vua Ðinh Tiên Hoàng cùng các con trai ông. Các hình chạm khắc trên đá, trên gỗ với các đề tài rồng, mây, tiên nữ, hoa lá… trang trí tại đền đều khá tinh xảo.

Ðền vua Lê nằm cách đền vua Ðinh chừng 500 mét thờ vua Lê Ðại Hành. Ðền vua Lê có quy mô nhỏ hơn nhưng có có ba tòa: Bái đường, Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người đã có công giúp Lê Hoàn lên ngôi; Chính cung - thờ vua Lê Ðại Hành [tức Lê Hoàn] ở giữa, bên phải là Lê Ngọa Triều [con trai vua Lê], bên trái là Hoàng hậu Dương Vân Nga.

Đền vua Lê.

Ðền vua Lê còn giữ nhiều dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ công phu, điêu luyện. Tại đây người ta đã tìm thấy di tích nền cung điện cũ cùng một số gốm sứ cổ. Những hiện vật quý này được lưu giữ tại phòng bảo tàng phía trái khu đền.

Khu di tích Hoa Lư còn có một số ngôi chùa khá đẹp như: chùa Ngân Xuyên [gần chân núi Mã Yên], chùa Nhất Trụ [cách đền vua Lê khoảng 200 mét] thu hút được nhiều du khách đến dâng hương, vãn cảnh.

Một địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: PV

Đến đây và được nghe những câu chuyện về các vị vua được kể một cách giản dị, thành kính và đầy tự hào của các thuyết minh viên tại đểm chắc chắn sẽ khiến cho mỗi du khách có cảm giác tự hào về lịch sử nước nhà.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp việc thăm Hoa Lư với một số thắng cảnh nổi tiếng khác ở Ninh Bình như: Khu du lịch núi chùa Bái Đính - Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm hoặc Thung Nham, Vân Long….

PV [Tổng hợp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề