Sử cứ gọi nhà nước của vua Lê ở Thanh Hóa là

       Trong lịch sử hình thành các đơn vị hành chính, Thanh Hóa luôn là một đơn vị hành chính độc lập với nhiều tên gọi khác nhau. Đời Lý Thái Tông - niên hiệu Thiên Thành [1029] - đã có công trong việc định ra danh xưng “Thanh Hóa”.        Xứ Thanh từ thuở khai thiên lập địa, chưa có tên gọi thì đã có loài người sinh sống. Các nhà khoa học đã xác định Thanh Hóa là một trong những cái nôi của loài người. Trải qua hàng chục vạn năm tiến hóa và phát triển, những bầy người nguyên thủy từ nơi rừng sâu núi thẳm di cư dần về phía đồng bằng, hình thành các tộc người, các khu vực quần cư đông đúc. Cho đến khi xuất hiện nhà nước đầu tiên do các Vua Hùng lập nên, địa giới được định hình, đất đai bắt đầu được đặt tên.        Thời kỳ Vua Hùng thành lập nước Văn Lang, chia địa giới hành chính thành 15 bộ; bộ Cửu Chân khi đó gồm địa phận tỉnh Thanh Hóa và một phần tỉnh Ninh Bình. Trong thời kỳ Bắc thuộc, năm Nguyên Đỉnh thứ 6 [111 trước công nguyên] lập quận Cửu Chân, thuộc Giao Châu [là địa giới nước ta thời ấy]. Quận Cửu Chân được thành lập là vùng đất bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Ninh Bình ngày nay. Năm Vũ Đức thứ 5 [622] thời Đường Cao Tổ, lập Ái Châu thuộc Giao Châu tổng quản phủ. Thời Hán Vũ Đế lập quận Cửu Chân, trụ sở đặt tại huyện Tư Phố [nay thuộc làng Giàng, xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa].        Thời nhà Đinh, chia cả nước ra làm 10 đạo, dưới đạo là châu, nhà Tiền Lê kế tiếp duy trì như nhà Đinh. Chưa thấy tài liệu nào ghi cụ thể 10 đạo thời Đinh, nhưng căn cứ vào những ghi chép thời ấy, trong 10 tên đạo có đạo Ái [Châu], có thể suy đoán tương đương với vùng đất Thanh Hóa bây giờ. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại thời điểm điều chỉnh về hành chính của Vua Lê Đại Hành vào tháng 3 năm 1002: Ông đổi mười đạo, phủ, châu thời Đinh làm lộ, phủ, châu, trong đó có tên lộ Ái [Châu].        Đầu thời nhà Lý, chia cả nước ra thành 24 lộ [ngoài ra còn có phủ, châu] dưới Trung ương; sách Toàn thư ghi tên các lộ, phủ, châu trong đó có lộ Thanh Hóa. Tên gọi “Thanh Hóa” xuất hiện từ thời nhà Lý.        Nhà Trần chia các đơn vị hành chính dưới Trung ương là: Lộ, phủ, trấn. Trấn Thanh Đô, được cho là tương đương với vùng đất Thanh Hóa ngày nay, do vua Trần Thuận tông đặt tên vào năm 1397, gồm 3 châu và 7 huyện.        Thời Lê sơ, năm Thuận Thiên thứ nhất [1428], vua Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 [1466] vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, đổi trấn thành châu, đổi lộ thành phủ. Các đơn vị hành chính trực thuộc dưới cấp Trung ương [triều đình] là thừa tuyên rồi đổi thành xứ. Thừa tuyên Thanh Hóa tồn tại đến năm Quang Thuận thứ 10 [1469] đổi là Thừa tuyên Thanh Hoa, từ đây tên gọi Thanh Hoa xuất hiện. Thời Hồng Thuận [Lê Tương Dực 1509 - 1516], Thừa tuyên Thanh Hoa lại đổi là trấn Thanh Hoa. Thời Lê Trung Hưng [1553 - 1788] gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa. Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa. Tên “trấn Thanh Hoa” được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mệnh thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên gọi “tỉnh Thanh Hoa” có từ đây. Năm Thiệu Trị thứ 3 [năm 1843] lại đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hóa.        Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, địa dư của Thanh Hóa khá ổn định, hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách lớn. Thanh Hóa tự hào là vùng đất phát tích, khởi nghiệp của nhiều triều đại quân chủ phong kiến; là đất “quý hương”, đất “thang mộc” của “Tam vua nhị chúa”; là địa bàn trọng yếu, “phên dậu”, “đất căn bản của nước Nam”. Thanh Hóa là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có chiều dài lịch sử hàng vạn năm tính từ khi xuất hiện loài người, có bề dày truyền thống văn hóa hàng ngàn năm, có vị thế đặc biệt trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Bề dày lịch sử, truyền thống và vị thế của Thanh Hóa đã được khẳng định và ghi chép khá đầy đủ, thống nhất, toàn diện và sáng tỏ trong các bộ chính sử từ thời cổ đại đến cận đại, trong các thư tịch, văn bia và các công trình nghiên cứu từ xưa đến nay. Trải qua 3 cuộc hội thảo khoa học, có sự tham gia của rất nhiều chuyên gia, nhà sử học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong cả nước đã có đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn để khẳng định: Năm 1029 [đời Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành] là năm xuất hiện Danh xưng “Thanh Hóa” với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Đây là mốc son quan trọng, đánh dấu chặng đường phát triển không ngừng của xứ Thanh suốt gần một thiên niên kỷ qua.

       Việc xác định thời gian xuất hiện Danh xưng Thanh Hóa có ý nghĩa quan trọng, khẳng định bề dày truyền thống lịch sử hào hùng của con người và miền đất xứ Thanh anh hùng, cách mạng, giàu truyền thống nhân văn, khoa bảng. Phát huy truyền thống tốt đẹp, nhân lên niềm tự hào về truyền thống dân tộc và vùng đất xứ Thanh, là nguồn cội sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, chính quyền và mỗi người dân Thanh Hóa vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu vươn lên, quyết tâm xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh; chung sức, đồng lòng xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn./.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha [huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa] là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Nhà vua đóng đô ở Thăng Long [Hà Nội] và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh [để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội] có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua.

Đường dẫn vào hoàng thành có một con sông đào tên là sông Ngọc. Dòng chảy này bắt nguồn từ Tây Hồ, vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng Việt dư địa chí, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp.

Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.

Qua cầu khoảng 50 m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh.

Hàng năm có rất đông du khách đến viếng điện Lam Kinh và tham quan chụp ảnh tại giếng cổ. Đây là một trong những giếng cổ lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5 m. Nền Ngọ môn rộng 11 m, dài hơn 14 m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm.

Trước Ngọ môn có con nghê đá đứng canh. Phần lưng và đế nghê vẫn còn giữ nguyên bản, có niên đại hàng trăm năm. Phần đầu và chân trước mới được phục dựng lại gần đây.

Khu di tích còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với "cây đa, giếng nước, sân đình". Bên phải sân rồng [còn gọi là sân chầu] là cây đa thị hàng trăm năm tuổi, có kích thước chục người ôm mới xuể.

Qua Ngọ môn vào đến sân rồng. Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích hơn 3.500 m2.

Chính điện Lam Kinh bố trí theo hình chữ "công" gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả ba điện có đường kính đến 62 cm.

Nằm sau khu chính điện là Thái miếu Lam Kinh gồm 9 tòa được bài trí trang nghiêm, là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Nhưng hiện tại mới có 5 Thái miếu được phục dựng.

Điện phía trước gọi là Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2 m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.

Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.

Năm 1962, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2012, khu di tích Lam Kinh tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Khởi nguồn, lễ hội Lam Kinh bắt đầu sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433. Ngày nay, cứ đến ngày 21 [giỗ Lê Lai] và 22 [giỗ Lê Lợi] tháng 8 Âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lam Kinh để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.

Hữu Khoa

Video liên quan

Chủ Đề