Kính thiên văn phản xạ và khúc xạ năm 2024

Tính năng quan trọng nhất của kính thiên văn là khẩu độ, tức là đường kính của thấu kính hay gương thu ánh sáng. Một chiếc kính thiên văn với khẩu độ lớn sẽ thu được nhiều ánh sáng , mang lại cho bạn hình ảnh sáng và chi tiết tốt hơn. Lời khuyên cho chiếc kính đầu tiên của bạn là nên có khẩu đội tối thiểu từ 80-90 mm. Với khẩu độ 80mm bạn sẽ dễ dàng quan sát Mặt Trăng, Sao Mộc, thiên hà bên ngoài Dải Ngân Hà. Khẩu độ càng lớn thì bạn sẽ quan sát được rõ nét, nhiều chi tiết…

Khi nhìn thông qua một kính thiên văn khẩu độ lớn hầu như luôn ấn tượng hơn so với cái nhìn của cùng đối tượng thông qua chiếc kính nhỏ hơn. Nhược điểm ở đây là khẩu độ càng lớn thì giá thành càng cao và kính thiên văn cũng cồng kềnh hơn. Vậy nên tùy vào tài chính của mình bạn có thể lựa chọn loại phù hợp. Bạn cần lưu ý kích thước và khối lượng của kính thiên văn, và khoảng cách phải di chuyển đến khu vực quan sát. Một vài chiếc kính tuyệt vời cho người mới bắt đầu có thể có kích thước từ 1.2 đến 1.5 mét chiều dài, 200 đến 230 mm chiều rộng, và có hai phần chính, mỗi phần nặng từ 9 đến 14 kg. Nếu bạn khó có thể cất giữ và di chuyển thì bạn có thể xem xét đến một chiếc kính nhỏ gọn hơn. Bạn có thể phải giảm một ít khẩu độ, hoặc mua một chiếc kính đắt tiền hơn nhưng nhỏ gọn hơn.

3. Lựa chọn chân đế tốt Bên cạnh chất lượng quang học, thì thứ quan trọng nhất đối với chiếc kính thiên văn là chân đế. Chân đế là thứ nâng đỡ ống kính thiên văn. Bạn có thể mua được ống kính có chất lượng quang học tốt nhất quả đất, nhưng nếu bạn đặt nó trên một chân đế chất lượng kém, thì sẽ thật tồi tệ. Trong điều kiện gió mạnh, một chân đế chất lượng kém có thể khiến ống kính rung lắc và tất nhiên là không thể quan sát được gì với điều kiện như vậy. Vì thế, hãy bảo đảm rằng ống kính của bạn được đặt trên một chân đế tốt.

Vậy kính thiên văn với chân đế tự tìm mục tiêu có tốt hơn chân đế bình thường hay không? Câu trả lời là có. Một chiếc kính thiên văn với chân đế tự tìm mục tiêu [Go-to] là kính thiên văn với một động cơ hoặc nhiều động cơ được điều khiển bởi một máy tính tích hợp. Một khi đã cài đặt hoàn chỉnh cho một đêm quan sát, một kính thiên văn tự tìm mục tiêu sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian bởi nó sẽ tự động dịch chuyển ống kính hướng đến bất kỳ đối tượng nào trên bầu trời mà bạn muốn, và tự động bám theo nó. Ngay cả những người dày dặn kinh nghiệm cũng vẫn ưu tiên chọn kính thiên văn tự tìm mục tiêu vì họ muốn dành phần lớn thời gian cho việc quan sát bầu trời hơn là điều chỉnh kính.

Tuy nhiên, với chiếc kính thiên văn với chân đế tự tìm mục tiêu giá thành khá cao. Nếu tài chính của bạn còn eo hẹp thì bạn có thể lựa chọn những chiếc kính thiên văn chân EQ hoặc chân AZ là đã đủ chắc chắn và tiện ích để bạn quan sát thiên văn.

Kính thiên văn Meade Polaris 130EQ

Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm, dùng thử kính thiên văn bằng cách bạn có thể tìm kiếm một câu lạc bộ thiên văn ở gần nơi bạn ở và tham dự một buổi sinh hoạt của họ. Ở đó, bạn sẽ tìm thấy những người khác có cùng sở thích và chia sẻ thông tin cũng như cho phép bạn nhìn qua kính thiên văn của họ. Trong một buổi quan sát của câu lạc bộ, bạn có thể trải nghiệm nhiều loại kính thiên văn khác nhau trong một thời gian ngắn và đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân mình.

Trên đây, là đôi điều về cách chọn kính thiên văn cho người mới chơi. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để lựa chọn cho mình chiếc kính thiên văn phù hợp. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với meZOOM để được giải đáp, hỗ trợ nhiệt tình.

Nếu theo dõi các group thiên văn nghiệp dư tại Việt Nam, có lẽ chúng ta sẽ bắt gặp những câu hỏi “ngô nghê” như thế này nhiều nhan nhản. Và nếu chịu khó đọc thêm, chúng ta còn bắt gặp những câu trả lời cũng buồn cười không kém. Việc chọn kính thiên văn đối với người mới bắt đầu là không đơn giản, khi ngân quỹ thường eo hẹp và tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết. Giữa một ma trận kính thiên văn tới từ hàng chục thương hiệu Tây Tàu lẫn lộn, chúng ta thường tìm đến một số bài viết trên Internet mà không biết rằng, chính những người viết ra thứ đó ko hề có kinh nghiệm về thứ họ viết ra và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi mục đích thương mại.

Những sai sót cơ bản như thế này có thể tìm thấy đầy rẫy trên Internet

Trên đây là một hình ảnh mà tôi chụp lại trên một trang web mà mọi người coi là uy tín trong giới thiên văn nghiệp dư tại Việt Nam. Tôi đã đảo qua một vài trang web bán kính thiên văn khác và thấy rằng họ cũng có quan điểm na ná vậy. Và tất nhiên, họ chẳng có số liệu nào chứng minh khẳng định của mình là đúng. Có chẳng, tất cả chỉ là võ đoán hoặc dựa trên những thông tin không rõ ràng cóp nhặt của nhau hoặc dịch từ các trang báo nước ngoài. Tôi không chắc rằng đã có bao nhiêu người đọc và tin theo những kiến thức sai lầm như thế này, nhưng con số có lẽ là không ít.

Vậy quay trở về vấn đề chính, kính khúc xạ và phản xạ – loại nào tốt hơn? Chúng ta sẽ bắt đầu đi từ những khái niệm cơ bản mà rất nhiều người thường bỏ qua.

– Kính thiên văn khúc xạ [Dioptrics]: là loại kính thiên văn quang học sử dụng thấu kính hoặc hệ nhiều thấu kính để tạo ảnh. Trong trường hợp sử dụng một thấu kính tiêu cự dài đơn giản để hội tụ ánh sáng, thông thường ảnh bị sắc sai [chromatic aberration] và cầu sai [spherical aberration] nghiêm trọng. Do đó, các kính thiên văn thường sử dụng một hệ gồm nhiều thấu kính để hiệu chỉnh. Hệ thấu kính tiêu sắc [achromatic] thường có hai thấu kính để khử sắc sai. Hệ thấu kính APO [apochromat] thường có từ hai thấu kính trở lên, trong đó có một hoặc nhiều thành phần dạng ED [Extra-low dispersion – tán xạ cực thấp] giúp khử được cả sắc sai và cầu sai. Hệ thấu kính Super-achromat thì có cấu trúc rất phức tạp để khử sắc sai trên một dải phổ rộng và cho trường ảnh phẳng kích thước lớn.

– Kính thiên văn phản xạ [Catoptrics]: là loại kính thiên văn sử dụng một hoặc hệ nhiều gương phản xạ để tạo ảnh.

Liệu có cửa nào khi so sánh một chiếc khúc xạ 150mm ED thông thường với một chiếc phản xạ Newtonian Astrograph 150mm hàng đầu thế giới sử dụng gương hyperbol, vỏ carbon fiber, focuser 2 tốc độ khổng lồ và cơ chế khử cong trường hoàn hảo bằng hệ thấu kính phụ trợ?

Trước tiên, xin nhắc lại rằng: kính thiên văn phản xạ ở đây không chỉ là kiểu kính Newtonian truyền thống với sự kết hợp của một gương cong [dạng cầu hoặc parabol] với một gương phẳng. Khái niệm kính thiên văn phản xạ rộng hơn thế khá nhiều. Bất cứ một hệ quang học nào sử dụng gương để tạo ảnh thì có thể coi là kính thiên văn phản xạ.

Ngoài kiểu Newtonian có lẽ khá thông dụng với người chơi nghiệp dư, kính thiên văn phản xạ còn có một số kiểu được ứng dụng trong các đài quan sát chuyên nghiệp như Ritchey–Chrétien [hai gương hyperbol], Dall–Kirkham [một gương elip và một gương cầu], Korsch [ba gương hoặc có thể nhiều hơn]… Những kính thiên văn phản xạ phức tạp kiểu này, chẳng hạn như kiểu Korsch thường tự bản thân nó đã khử được hầu hết các lỗi thông dụng cầu sai, coma, loạn thị với trường ảnh rất phẳng không thua kém bất kỳ kính thiên văn khúc xạ cao cấp nào. Kiểu Ritchey–Chrétien cũng “miễn nhiễm” với coma và được dùng phổ biến trong các đài quan sát lớn và nổi tiếng trên thế giới như kính thiên văn vũ trụ Hubble, kính thiên văn Keck… [dù kiểu thiết kế này thường được phối hợp thêm với một hệ thấu kính hoặc một hệ gương khác đặt ở đuôi để khử loạn thị và mở rộng kích thước trường ảnh].

Ngay kể cả với những kính thiên văn Newtonian khi sử dụng gương parabol/hyperbol loại tốt và đi kèm với một bộ coma corrector hợp lý, chất lượng ảnh có thể được cải thiện rõ rệt và đáp ứng đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong nhiếp ảnh thiên văn cao cấp.

Ảnh chụp từ kính thiên văn Newtonian 200mm tự chế sử dụng bộ hiệu chỉnh ASA 0,95x Wynne corrector. Tác giả András Papp có thể xem tại đường link sau: //window2space.com/en/gallery/

Như vậy, câu trả lời tốt nhất cho vấn đề trên đó là: không thể xét được kính khúc xạ hay phản xạ, loại nào có chất lượng quang học tốt hơn – ngay cả khi hai loại kính này có cùng thông số. Thậm chí, ngay cả khi có cùng mức giá thì cũng có nhiều kính thiên văn được chế tạo với mục đích khác xa nhau như quan sát hành tinh, quan sát DSO, chụp ảnh trường rộng, chụp ảnh trường hẹp… Thông thường, ứng với mỗi loại kính, các hãng đều có phong phú mẫu mã với mức giá tương ứng với chất lượng quang học và mục đích sử dụng. Khi so sánh, chúng ta cần chỉ ra model cụ thể chứ không thể phán xét một cách chung chung và thiếu căn cứ như ở phía trên đã đề cập.

Vấn đề 2: “Kính khúc xạ luôn nhẹ gọn và dễ sử dụng hơn các loại kính khác phải không?”

Câu trả lời là không hẳn. Điều này có lẽ chỉ đúng với những kính thiên văn nhỏ và rẻ tiền với cấu trúc tiêu sắc, khi đường kính thấu kính chưa phải là vấn đề quá nan giải. Đối với các kính thiên văn khúc xạ nhiều thành phần như APO, khối lượng lớn của hệ thấu kính và vỏ, đi kèm với độ phức tạp khi gia công, chế tạo thường làm mất đi ưu thế của chính nó.

Chiếc khúc xạ cao cấp Skyrover 130mm APO PRO này nặng tới 9.1kg và dài tới gần 1 mét khi chưa có phụ kiện nào gắn kèm. Không ai nói rằng nó nhẹ và gọn cả dù đường kính mới chỉ đạt 130mm và tới từ một thương hiệu Trung Quốc.

Chẳng hạn, kính thiên văn Skywatcher Esprit 150ED APO có khối lượng lên tới gần 15kg và dài 1.5 mét chỉ tính riêng OTA. Một phiên bản “giá rẻ” hơn với 2 thành phần thấu kính là Skywatcher Evostar 150 ED cũng đã nặng hơn 9kg và dài khoảng 1.3 mét. Với kích thước gương tương đương, kính phản xạ và tổ hợp thường ngắn hơn và nhẹ hơn nhiều, chỉ chừng 5-7 kg.

Ưu thế sử dụng duy nhất gần như vượt trội của kính khúc xạ có lẽ là vấn đề chuẩn trực và bảo trì. Kính khúc xạ rất hiếm khi bị lệch trục [tuy nhiên, khi đã lệch rồi thì cũng rất khó chuẩn trục lại]. Kính khúc xạ cũng đỡ bị bụi lọt trong và dễ vệ sinh hơn nhiều so với kính phản xạ vốn có cấu trúc “mở”.

Vấn đề 3: “Đường kính gương/thấu kính có phải là tất cả?”

Đường kính gương/thấu kính hay độ mở của kính thiên văn là yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả. Chúng ta thường được đọc rằng, đường kính gương lớn sẽ giúp thu được nhiều ánh sáng đi vào trong ống kính hơn. Vậy phần ánh sáng “nhiều hơn” đó sẽ sử dụng để làm gì? Chúng ta sẽ có 1 trong 2 ích lợi sau:

– Cho ảnh với độ phóng đại lớn hơn [tiêu cự gương hoặc thấu kính dài hơn] – Cho ảnh với độ sáng cao hơn [tiêu cự gương hoặc thấu kính ngắn hơn]

Hai ích lợi trên không thể xảy ra cùng lúc trên một kính thiên văn. Nếu muốn độ phóng đại lớn, chúng ta buộc phải hi sinh độ sáng của ảnh và ngược lại. Nếu muốn ảnh trông sáng sủa, dễ nhìn thì độ phóng đại không được quá lớn.

Những chiếc kính lớn và chất lượng quang học cao như thế này có nhiều ý nghĩa khi quan sát và chụp ảnh hành tinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể chụp được DSO nếu như có rất nhiều tiền để chi cho trụ và những thiết bị khác tương xứng.

Thông thường, đối với các kính thiên văn dùng để quan sát và chụp ảnh hành tinh, độ mở của gương/thấu kính càng lớn thì càng có lợi do chúng ta có thể đẩy độ phóng đại lên cao trong khi vẫn giữ cho ảnh nằm ở mức “vừa đủ sáng” cho mắt người quan sát được. Tất nhiên, đường kính gương hay thấu kính chỉ là một trong những yếu tố quan trọng khi xét một chiếc kính dùng để quan sát. Rõ ràng, một kính thiên văn phản xạ với gương cầu hay thấu kính đơn thì dù có lớn đến mấy cũng không thật sự có nhiều ý nghĩa. Không ai muốn mua một chiếc kính bự cho ra ảnh với độ phóng đại lớn khủng khiếp nhưng ảnh lại mờ tịt như khi chiếu một bộ phim 240p lên màn hình… 60 inch.

Tôi chụp được những hình ảnh này từ kính thiên văn khúc xạ với đường kính chỉ 107mm tại đài quan sát trên tầng thượng.

Đối với nhiếp ảnh thiên văn nghiệp dư, một chiếc kính lớn với tiêu cự dài là gánh nặng đáng kể về mặt tiền bạc. Bạn không chỉ phải chi kha khá tiền để mua kính, mà còn phải tính tới việc sắm một chiếc trụ EQ với payload lớn và khả năng track mượt mà ở độ phóng đại cao. Thông thường, đối với những đối tượng điển hình dành cho dân nghiệp dư như tinh vân Lạp Hộ, tinh vân Chẻ Ba [Trifid nebula], tinh vân Lagoon, tinh vân Đại Bàng [Eagle nebula], Đầu Ngựa [Horsehead nebula]…, chúng ta chỉ cần kính thiên văn vừa đủ với tiêu cự trong khoảng 500-700mm là có thể chụp được dễ dàng với độ phóng đại cao. Thậm chí, với những đối tượng nổi tiếng như thiên hà Andromeda, tinh vân Bắc Mỹ, chỉ cần dùng tới ống kính máy ảnh trong khoảng 200-300mm để thu hình.

Trong ảnh thiên văn, với một người có kinh nghiệm đi trước, tôi thật sự khuyên các bạn mới bắt đầu tìm hiểu nên mua một kính thiên văn với chất lượng quang học cao, hơn là tìm cách đi “đọ” thông số. Những thứ như tiêu cự hay đường kính không nói lên điều gì khi cuối cùng điều mà bạn cần vẫn chỉ là những bức ảnh thật sắc nét!

Kính thiên văn khúc xạ phản xạ là gì?

Kính thiên văn khúc xạ sử dụng vật kính làm vật kính, trong khi kính phản xạ sử dụng thấu kính lõm làm vật kính. Chóa phản xạ sử dụng một tấm gương để thu thập và tập trung ánh sáng. Tất cả các thiên thể ở rất xa nhau nên ánh sáng truyền tới Trái đất từ ​​chúng là các tia song song.

Có bao nhiêu kính thiên văn?

Kính thiên văn phổ thông có 3 loại chính là: Khúc xạ, Phản xạ và Tổ hợp ngoài ra còn những loại kính dùng cho các nhà thiên văn chuyên nghiệp như kính thiên văn vô tuyến, kính thiên văn hồng ngoại…

Kính thiên văn là kinh gì?

Kính viễn vọng được ứng dụng trong quan sát thiên văn học, hay trong công tác hoa tiêu của ngành hàng hải, hàng không hay công nghệ vũ trụ, cũng như trong quan sát và do thám quân sự. Trong các ứng dụng thiên văn, chúng còn được gọi là kính thiên văn.

Mua kính thiên văn để làm gì?

Kính thiên văn thường được sử dụng để nghiên cứu các hành tinh, ngôi sao, và các vật thể khác trong vũ trụ. Đây là những vật thể có khoảng cách rất xa, thậm chí hàng nghìn tỷ km trở lên, và không thể quan sát được bằng mắt thường.

Chủ Đề