Kỹ năng đọc sách quan trọng thế nào

Phân loại tài liệu đọc


Có rất nhiều loại tài liệu cần thiết, nhưng nhìn chung chúng có 3 loại sau: Loại 1: tài liệu tin tức hàng ngày [facebook, báo chí, tin nhắn, E.mail…]; Loại 2: các loại sách truyện [tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ,…]; Loại 3: Các loại sách giáo khoa, sách nâng cao, tham khảo, tài liệu chuyên sâu liên quan đến học tập…


Việc phân loại rõ ràng các tài liệu cần đọc giúp ta có được cách thức và tốc độ đọc phù hợp. Loại 1 và 2 thì đọc nhanh hơn, khái quát hơn. Loại thứ 3 thì cần nghiền ngẫm, đọc kỹ lưỡng hơn.




Sử dụng “vật dẫn đường”


Đã bao giờ bạn đang đọc nhưng bất ngờ quên mất không biết mình đang đọc đến dòng nào? Hay đang đọc đoạn này nhưng lại bị thu hút bởi một đoạn khác và phải mất không ít thời gian để tìm lại đoạn vừa đọc? Đó là vì mắt của chúng ta có tầm bao quát rất rộng và có tốc độ xử lý rất cao, do vậy, nếu đọc bằng cách chỉ nhìn vào sách thì bạn rất dễ bị mất tập trung.


Để khắc phục việc mắt “đi hoang”, bạn nên tìm một vật “dẫn đường” khi đọc. Ví dụ, khi đọc bạn dùng một cây bút hoặc chính ngón tay của mình lia theo dòng chữ, điều này giúp bạn sẽ không bị lạc mất dòng khi đang đọc.


Tăng "khẩu độ" mắt


Tốc độ xử lí của mắt nhanh hơn chúng ta tưởng rất nhiều, vì vậy để mắt đọc từng chữ là vô cùng lãng phí. Để tăng tốc độ đọc chúng ta không nên đọc từng chữ mà cần đọc nhiều chữ cùng một lúc.


Theo nghiên cứu, trung bình trong một tích tắc mắt có thể đọc được từ 3 đến 5 chữ, đây gọi là khẩu độ mắt. Khẩu độ mắt sẽ được trợ giúp bằng tốc độ lia đi của “vật chỉ đường” như đã nhắc ở trên và tất nhiên sẽ tăng lên bằng việc rèn luyện đọc hằng ngày.


Không đọc trong sự im lặng “đáng sợ”




Rất nhiều người hiểu lầm rằng không gian đọc càng im lặng thì khả năng tập trung và ghi nhớ càng cao, điều này hoàn toàn sai lầm. Đã có những thí nghiệm thực tế chứng minh không ai có thể chịu đựng được quá 10 phút khi ở trong một môi trường bị loại bỏ hoàn toàn âm thanh.


Vì vậy, khi đọc sách hãy tạo ra một không gian thoải mái nhất có thể và một gợi ý là âm nhạc. Hãy bật những bản nhạc phù hợp lên khi đọc sách, những bản nhạc có giai điệu không quá nhanh, cũng không quá chậm, mà nhẹ nhàng, dễ nghe, và có tiết tấu vừa phải, điều này giúp ta tiếp thu bài tốt hơn.


Đọc phần tóm tắt trước khi đọc chi tiết


Trước khi muốn khám phá và nắm bắt điều gì đó, bạn cần phải hiểu nó là cái gì? Nó như thế nào? Nguồn gốc xuất xứ của nó? Đọc sách cũng như vậy, bạn cần hiểu bạn đang đọc cái gì và khi bạn hiểu được cái cốt của tài liệu bạn sẽ đọc và nắm bắt nó nhanh hơn.


Ví dụ, khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết dài, như Tam quốc diễn nghĩa chẳng hạn. Nếu bạn đọc trước cốt truyện, hiểu được vai trò, vị trí, tính cách của các nhân vật chính, quá trình đọc sẽ nhanh hơn. Thêm nữa, việc đọc trước cốt truyện còn giúp bạn biết chỗ nào nên đọc lướt và chỗ nào nên đọc kỹ. Đảm bảo, những nhà bác học đã đọc “1 vạn cuốn sách” không ai có đủ khả năng đọc kỹ tất cả mà họ phải biết chắt lọc những điều cần thiết.


Phân bố thời gian phù hợp


Bộ não của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ nhất trong khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút. Chính vì vậy, để việc đọc hiệu quả nhất hãy duy trì thời gian đọc như vậy.


Rất nhiều người trong chúng ta khi đọc sách thường đọc trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ, điều này vừa hại sức khỏe lại ảnh hưởng đến chất lượng đọc.


Khoảng thời gian đọc tốt nhất giống như khoảng gian hoạt động tốt nhất của não bộ, cứ 45 hoặc 60 phút bạn hãy dành thời gian cho mắt và não nghỉ ngơi, chỉ 5 phút mát xa mắt, hay nghe một bài hát việc đọc của bạn sẽ tốt hơn.


Lựa chọn không gian phù hợp



Cũng giống với học bài, để tập trung đọc bạn cũng cần có một không gian đọc phù hợp. Có người thích một không gian gọn gàng, có người lại thích hơi bừa bộn một chút, có người thích đọc trong phòng, có người lại thích đọc trên thư viện, ngoài công viên xanh,…


Hãy lựa chọn cho mình một không gian phù hợp nhất bằng cách “thử”. Bạn hãy thử đọc sách trong nhiều không gian khác nhau, và khi thấy phù hợp nhất thì hãy lựa chọn không gian đó.


Cân bằng các loại tài liệu và đọc trên nhiều phương tiện khác nhau


Như đã nói ở phần đầu, có 3 loại tài liệu chúng ta cần thường xuyên sử dụng. Để tránh nhàm chán, hãy đan xen các loại tài liệu với nhau, vừa để tăng hứng thú vừa để phát huy hiệu quả.


Ví dụ, trong một buổi sáng [khoảng 3 tiếng], bạn đừng chỉ đọc sách giáo khoa, nâng cao hay tham khảo, hãy xen kẽ vào đó một khoảng thời gian ngắn để lên mạng đọc báo, nắm tin tức,… điều này cũng bổ sung kiến thức xã hội cho chúng ta trong học tập và kết bạn.


Bạn cũng có thể đọc trên nhiều phương tiện khác nhau như: sách, truyện, điện thoại, máy tính,… việc đa dạng hóa phương tiện đọc sẽ giúp bạn linh hoạt hơn thời gian đọc của mình.


Kỷ luật với bản thân


Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất.


Bạn có thể có rất nhiều lý thuyết, kỹ năng,… nhưng nếu không nghiêm khắc với bản thân thì tất cả cũng chỉ là trên giấy tờ, nói được mà làm không được.


Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ đọc vài trang sách. Khi mới rèn luyện thói quen đọc, hãy đọc những cuốn sách dễ hiểu, nhẹ nhàng. Hãy rèn luyện cho mình một thói quen đọc sách. Những điều khó khăn nhưng nếu có lợi thì chúng ta nhất định phải làm.

Trước hết là những sai lầm về chuyện đọc sách bigsmile 1. Đọc theo trình tự: Đọc sách không phải là một đường thẳng như bạn nghĩ để bạn miệt mài từ trang đầu tiên đến cuối cùng. Hãy chủ động trong việc tìm thông tin cần đọc trong cuốn sách, bởi đôi khi chính tác giả cũng viết những phần đầu sau khi đã hoàn tất những phần sau mà. 2. Đọc từng chữ: Thuở nhỏ, chúng ta đọc từng chữ cái, phát âm nó lên, cuối cùng rồi chúng ta cũng có thể đọc được cả chữ. Vậy thì tại sao chỉ dừng lại ở đó. Hãy rèn luyện cách đọc cả cụm từ, cả câu, rồi cả đoạn. 3. Đọc là một công việc miệt mài tốn nhiều thời gian: Không hẳn. Đọc có thể rất vui vẻ và nhanh chóng. Thực vậy, đọc nhanh cũng giống như đua xe vậy, rất hứng thú. 4. Giữ gìn sách thật cẩn thận, không tì vết. Thể hiện bạn là một người yêu sách, nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Bạn sẽ thấy những lời khuyên dưới đây sẽ tàn phá vẻ nguyên sơ của cuốn sách. Nhưng sách là của cá nhân, vậy thì bạn cũng nên cá nhân hóa tối đa để phục vụ cho công việc của mình. Đừng quá e dè với việc cá nhân hóa quyển sách. 5. Mọi phần cuốn sách đều giá trị như nhau: Sai lầm này sẽ tồn tại cho đến khi bạn đặt tên viết một quyển sách của riêng mình. Bạn sẽ thấy có những phần “nhồi” thêm, minh họa, hay thậm chí cả chương của quyển sách đơn giản vì nhà xuất bản khăng khăng đòi vậy. Hãy chọn lấy những phần giá trị. 6. Đọc nhanh làm giảm sự ghi nhớ: Thực tế là, đọc nhanh sẽ làm tăng sự ghi nhớ và khả năng lĩnh hội của người đọc.

Chuẩn bị đọc

1. Loại bỏ mọi xao nhãng Loại ra tất cả những thứ mà đầu óc bạn có thể nghĩ tới bên cạnh nội dung quyển sách. Đang có người nói chuyện, TV, chỗ ngồi không thoải mái, nhạc xập xình [OK, OK, tôi biết có nhiều người nói họ học tốt hơn với tiếng nhạc, nhưng quên nó đi, bạn đang nghe nhạc tốt hơn với việc học đó]. Hãy nghiêm túc loại bỏ tất cả những thứ đó. Lái xe đến siêu thị với tốc độ 25 dặm/giờ thì bật nhạc vừa đi vừa nghe được, nhưng chẳng có tay đua xe nào bật nhạc khi đang ở 210 dăm/giờ cả. 2. Tôi muốn gì? Tại sao phải đọc cái này? Đây là loại sách gì? Đọc tìm tài liệu cho bài luận hay đọc cho vui? Trước khi mở quyển sách ra, hãy dành 1 phút để xác định mục đích thật sự. Mỗi mục đích đọc khác nhau sẽ quy định bạn đọc nó như thế nào. 3. Dành 10 phút cho pre-read Dành 10 phút hoặc ít hơn để đọc qua toàn bộ quyển sách. Hãy thử làm điều này nếu bạn chưa bao giờ làm. Đọc sách cũng như chơi xếp hình vậy, bày nó ra tất cả, rồi lắp từng mảng vào cho đến khi hoàn chỉnh. Đọc bìa sách, hay những đánh giá của sách, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản. Di chuyển đến phần Mục lục và bạn đã có thể nắm được sơ qua toàn bộ những nội dung mà mình sắp tìm hiểu. Xem qua những hình ảnh, sơ đồ, bảng tóm tắt, trích dẫn hay tất cả những tiêu đề lớn. Nhiều quyển sách sẽ có phần Chương Tổng Quát [Key chapter], thâu tóm tất cả những chương khác. Việc đọc nó cũng giống như việc bạn xơi trái xơ-ri nổi bật trong ly kem trước khi bắt đầu ăn kem vậy.

Những kĩ thuật đọc nhanh

1. Tăng tốc – mức thoải mái. Bạn lái xe với tốc độ bao nhiêu thì thấy thoải mái, và đến mức nào thì chạm ngưỡng bất an? Đọc sách cũng vậy, hãy chọn cho mình một mức tăng tốc vẫn còn nằm trong mức thoải mái. Bạn có thể từ từ nâng mức này lên bằng cách chậm rãi tăng tốc để quen với cảm giác đó, giảm tốc nếu thấy khó chịu.

2. Xem quyển sách là một vỉa quặng chứ không phải vàng.

Sách chứa đựng hàng tấn quặng, và người đọc cần sàng lọc ra để lấy vàng trong đó. Hãy bỏ qua những thứ không cần thiết. 3. Không đọc thành tiếng. Thuở nhỏ đọc hay thành lời, và nhiều người vẫn không bỏ thói quen đáng yêu ấy, hay ít nhất cũng là lẩm nhẩm, hay mấp máy môi. Để trở thành tay đua sách, bạn cần biết nguyên tắc eye-and-mind. Mắt mới là cổng thông tin dẫn kiến thức đến bộ não, không phải tai hay miệng. Hãy nghĩ quyển sách sẽ đi vào đầu bạn bằng đôi mắt, uống sách bằng mắt. 4. Sử dụng ngón tay. Cũng là một thói quen thuở xưa, nhưng nên giữ, và sẽ được nâng lên mức độ cao hơn. Ngón tay như cái cờ hiệu dẫn đường, bắt bạn phải duy trì tốc độ. Bởi vì đọc bằng mắt, nên với ngón tay bạn sẽ biết được mình đang đọc ở tốc độ nào. Ngón tay giữ chúng ta ở trọng tâm, không rẽ trái rẽ phải hay đánh cua, và tránh cả trường hợp “đi đường tắt”, bỏ qua nội dung. Cũng có thể dùng cây bút để thay thế, nhưng vẫn nên dùng tay vì tay thì lúc nào cũng mang theo, rất linh hoạt và cơ động. 5. Không liếc lại. Khi đọc bằng sách, đôi lúc xảy ra tình trạng vô tình liếc lại những gì ta đã đọc [mà không có chủ ý], điều này xảy ra thường xuyên mà ta không biết. Hãy thử để ý, nếu phát hiện ra mình đã liếc lại, hãy tự nhủ quyển sách cũng như đoạn phim chiếu ngoài rạp, đoạn ấy có hay mấy cũng không thể tua lại được. Cứ giữ vững tốc độ tiến về phía trước. 6. Tầm nhìn ngoại biên. Thông thường thì ta sẽ đọc lướt qua từ trái sang phải [nếu bạn không phải là người Ả Rập]. Nhưng hãy đọc cách tạo ra tầm nhìn ngoại biên. Hãy giả dụ có một đường kẻ dọc ngay chính giữa trang sách, tập trung mắt của bạn vào những điểm trên đường thẳng ấy, đi từ trên xuống dưới. Để mắt thâu tóm lấy những cụm từ hai bên, giống như khi lái xe trên đường tuy luôn nhìn thẳng nhưng bạn vẫn có thể để ý sự vật hai bên đường vậy. Có thể thử bằng cách kẻ một đường bút chì như đã nêu và luyện tập. Khi đã quen, bạn sẽ có thể tự vẽ một đường vô hình trên mọi trang sách. 7. Từ chốt. 40 – 60% chữ trong một trang là các từ không phải then chốt hay quan trọng.

Thật vậy, nếu xóa đi những từ ấy, bạn vẫn có thể hiểu được nội dung của đoạn văn. Chúng có mặt ở đó để làm nhiệm vụ liên kết lại các từ chốt. Luyện tập để có thể nhận diện được những từ chốt này, còn những chỗ khác xem như là chỗ trống, bộ não sẽ tự động điền vào thông tin thiếu. Tốc độ đọc của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

8. Không nghỉ mắt. Nghỉ mắt đây có nghĩa là bạn dừng lại bất chợt ở một từ nào đó, như xe buýt tới trạm vậy. Điều này làm giảm tốc độ của mắt. Hãy duy trì sự liên tục, có thể không quá nhanh, nhưng đừng dừng lại. Còn trường hợp nghỉ mắt vì mỏi mắt thì đương nhiên rất cần thiết rồi, và cũng nhớ chớp mắt để làm ẩm giác mạc nhé. 9. Giải lao. Đừng đọc quá mê mải. Mỗi giờ hãy nghỉ ngơi 5, 10 phút, uống nước, ăn nhẹ. Hoặc cũng có thể gấp sách lại sau mỗi 100 trang và để 1 tiếng sau vậy. 10. Đồng hồ cát. Bạn cần đọc hết 300 trang sách? Hãy quyết định nên đọc nhanh mức nào. Tốc độ trung bình là 250 từ / phút [hay 1 trang / phút]. Nếu bạn đọc 100 trang trong 1 tiếng, nghĩa là bạn đạ đạt vận tốc 1.7 trang / phút rồi đó. Hãy lên dây cót cho từng phiên đọc của mình.

Video liên quan

Chủ Đề