Bác viết tuyên ngôn độc lập ở đâu

Ngày đăng: 01/09/2020

QK2 – Từ Chiến khu cách mạng Tân Trào, ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ về Hà Nội. Tối 25/8, Người vào nội thành, ở nhà ông Trịnh Văn Bô, tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng hôm sau, 26 tháng 8, Bác đã triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn các chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới, thông qua danh sách Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa để Chính phủ ra mắt quốc dân đồng bào.

Ngày 27 tháng 8, Bác Hồ triệu tập cuộc họp Ủy ban Dân tộc giải phóng, đề nghị thi hành chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia bao gồm đại biểu các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái có danh vọng. Nhiều ủy viên Việt Minh xin rút. Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng trong ngày hôm đó, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt quốc dân và đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người chuẩn bị. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt, đề nghị duyệt kỹ, vì ta sẽ đọc không phải chỉ để đồng bào cả nước ta nghe, mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho cả các nước đồng minh nghe.

Trong các ngày 28 và 29 tháng 8, vào ban ngày, Bác đến trụ sở của Chính phủ lâm thời tại 12 Ngô Quyền làm việc. Tại đây, Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, Người trở về tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, vừa là nơi làm việc, tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác đã mời một số cán bộ đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Hôm sau, bổ sung.

Vào hội 14 giờ ngày 2/9/1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên lễ đài trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu

Ngày 5/9/1945, Báo Cứu quốc số 36, đăng toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập. Dưới bản Tuyên ngôn Độc lập ký tên 15 thành viên của Chính phủ lâm thời gồm: Hồ Chí Minh, Chủ tịch; Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Vũ Trọng Khánh, Phạm Ngọc Thạch, Đào Trọng Kim, Lê Văn Hiến. Phạm Văn Đồng, Vũ Đình Hòe, Cù Huy Cận, Nguyễn Văn Xuân.

Trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 và tình hình trong nước sau Cách mạng Tháng Tám, đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập thấm thía giá trị của độc lập tự do; điểm nhấn đắc biệt sâu sắc là quyền con người gắn kết chặt chẽ, thống nhất biện chứng với quyền dân tộc. Đây là mục tiêu, khát vọng của loài người, của bất cứ quốc gia, dân tộc nào đều hướng tới. Bác Hồ đã thể hiện tầm tư duy sâu sắc. Người trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Người lập luận vừa kiên quyết, vừa khôn khéo, tạo cơ sở pháp lý vững chắc: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”; và vì thế, mỗi người dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam đều có những quyền chính đáng ấy; không ai có thể tước đoạt được; và nếu bị tước đoạt, cả dân tộc sẽ đoàn kết, kiên cường, kiên trì chiến đấu để giành lại và quyết tâm bảo vệ.

Người cũng tố cáo thực dân Pháp: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. 

Kết tinh của tinh thần, ý chí và khát vọng độc lập, tự do; kiên trì đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam, ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.

Bản Tuyên ngôn Độc lập gồm 3 phần: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn; cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn và lời tuyên bố độc lập. Đây là một văn kiện lịch sử, văn bản pháp lý ngắn gọn, chặt chẽ, sắc bén, chứa đựng những nội dung cốt lõi, có cơ sở pháp lý vững chắc để không chỉ khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước thế giới mà còn mở ra một thời kỳ mới của dân tộc ta, nhân dân ta trên con đường xây dựng và phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuyên ngôn Độc lập không chỉ kết tinh các giá trị truyền thống dân tộc, khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới; đồng thời khích lệ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc; là mục tiêu, kết quả của hành trình tìm đường cứu nước của Người, mở ra thời đại của con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tuyên ngôn Độc lập cũng khẳng định rõ vai trò, sức mạnh của khối toàn dân đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống mới; có giá trị thực tiễn là lấy lại tên Việt Nam trên bản đồ thế giới.  

Với Tuyên ngôn Độc lập, một nước Việt Nam hồi sinh sau bao mất mát, hy sinh. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, tiến hành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến giảnh động lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội  trong suốt hơn 30 năm đổi mới.

Việt Nam đã và đang ngày càng chủ động, tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế gắn với xu thế toàn cầu hóa của thời đại. Quyền con người của Việt Nam ngày càng được bảo đảm, được hiến định. Đặc biệt trong Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân đã được quy định ở 36 điều, trên tổng số 120 điều của bản Hiến pháp. Bên cạnh đó, mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là quá trình hiện thực hóa quyền con người gắn liền với quyền dân tộc.

75 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập, mỗi người dân Việt Nam càng thấy thấm thía hơn giá trị của độc lập, tự do; ý nghĩa lớn lao và sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc. Giá trị ấy làm bản “thiên cổ hùng văn” Tuyên ngôn Độc lập có giá trị trường tồn.

VIỆT LONG  [tổng hợp]

Chuyện kể rằng: Sau cách mạng Tháng Tám 1945, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định đưa Bác về Thủ đô Hà Nội để lãnh đạo, giữ vững và củng cố chính quyền non trẻ.

Lúc này, Bác rất gầy và thêm bị ốm. Trên đường về Hà Nội, có lúc mệt quá, Bác không đi được, anh em dùng vải và đòn tre làm cáng. Nằm trên cáng, Bác sốt cao, nóng hầm hập nhưng Bác vẫn thấy vui vì đi tới đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng và đồng bào hào hứng hô vang: ''Ủng hộ Việt Minh'', “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm''. Bác về đến ngoại thành Hà Nội, chiều tối ngày 26/8/1945, đồng chí Trường Chinh đến đón Bác. Xe đưa Bác vào nhà số 48 phố Hàng Ngang [Hà Nội], nhà của ông Trịnh Văn Bô, một thương gia lớn và là cơ sở của cách mạng. Ngôi nhà 3 tầng, tầng l và tầng 3 chủ nhà dành để ở và bán hàng. Còn tầng 2 dành phục vụ cho cách mạng. Lúc này, chủ nhà chưa biết người cách mạng vào ở nhà mình là Hồ Chí Minh. Đi lên, đi xuống nhiều lần chủ nhà chỉ thấy một cụ già dáng người gầy nhưng nhanh nhẹn, có đôi mắt sáng lạ thường. Sau này, chủ nhà mới biết ngôi nhà của mình có vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay chiều tối hôm sau ngày 27/8, đồng chí Vũ Kỳ được Trung ương chọn làm thư ký riêng cho Bác đến gặp Bác. 

Bác thân mật hỏi Vũ Kỳ “Chú tên gì?”.  Vũ Kỳ đáp: “Dạ, cháu tên Cần ạ”. [tên Vũ Kỳ hồi đó]. Có lẽ tôi xúc động nói không rõ nên Bác nghe thành Cẩn, Bác trìu mến bảo: “Cẩn à! Cẩn là cẩn thận. Rất tốt”. Sáng hôm sau, Bác gọi tên Cẩn, tôi thưa rất rõ: “Dạ cháu là Cần ạ”. Bác tỏ ra rất vui và nói ngay : “Cần thì càng tốt. Cần là cần, kiệm, liêm, chính”. Đó cũng là niềm mong muốn của Bác về phẩm chất, đạo đức của người cán bộ cách mạng. Chúng ta biết sau này tại chiến khu Việt Bắc, Vũ Kỳ là một trong tám đồng chí làm việc bên Bác được Bác đặt tên: Trường - Kỳ -Kháng - Chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi .

Nguồn: Internet

Trong căn nhà 48 phố Hàng Ngang, hằng ngày Bác ngủ  dậy rất sớm tập thể dục, sau đó ngồi vào bàn làm việc, chiếc máy chữ trên bàn cứ nghe lách tách liên hồi. Ban đêm, Bác thức rất khuya, trầm ngâm suy nghĩ về những nội dung trong bản thảo Tuyên ngôn Độc lập và dùng bút chỉnh sửa. Sau mấy ngày sốt, tuy sức khoẻ giảm sút trông thấy, nhưng Bác vẫn miệt mài làm việc. Đêm 29 tháng 8, Bác thức khuya hơn bình thường vì ngày 02 tháng 9 đã cận kề. Bác viết rồi lại sửa. Pha nước cho Bác, tôi mạo muội mời Bác ngã lưng tí cho khỏe vì khuya quá rồi. Bác cầm li nước ấm trên tay và đi ra cửa sổ nhìn xuống dưới đường. Lúc này, có em bé bán lạc rang vừa đi, vừa rao : «Ai lạc rang ... không !  Ai lạc rang ... không !»... Bác nhìn mãi khi bóng em bé khuất vào góc đường, Bác quay vào bàn ôn tồn nói: Dân mình nghèo khổ quá, đến khuya thế này rồi mà trẻ con còn đi mưu sinh. Rồi Bác lại  ngồi vào bàn viết, thấy thế, tôi không dám mời Bác ngủ nữa. Ngồi bên Bác, lòng cứ ái ngại lo lắng cho sức khỏe của Bác. Bác viết, rồi nghỉ... những lúc suy nghĩ căng thẳng nhất Bác thường đặt tay lên trán và thường nhìn vào những dòng chữ như có hồn vừa được viết ra với đôi mắt sáng. Cho đến ngày 30 tháng 8, bản Tuyên ngôn Độc lập được dự thảo xong. Bác đưa ra tranh thủ ý kiến các đồng chí Trung ương. Sáng 31 tháng 8, Bác hỏi Vũ Kỳ:

- Chú có biết Quảng trường dự định họp mít tinh như thế nào không? Rồi Bác bảo Vũ Kỳ vẽ phác thảo bản đồ cho Bác xem. Xem bản đồ xong. Bác hỏi:

- Liệu được bao nhiêu người?

Đồng chí Vũ Kỳ trả lời; được vài chục vạn người Bác ạ.

Bác hỏi tiếp: Thế các chú định bố trí để đồng bào đi vệ sinh ở đâu?

Đồng chí Vũ Kỳ sững sờ trước câu hỏi của Bác và lúng túng không biết trả lời thế nào. Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ làm việc với Ban tổ chức nếu trời có mưa thì kết thúc mít tinh sớm hơn, tránh cho đồng bào khỏi bị ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu thiếu nhi.

Thật hạnh phúc biết bao cho nhân dân Việt Nam khi được biết vị đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, trước khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, một việc lập quốc, khai sinh một đất nước sau gần thế kỷ mất nước, nô lệ; sau một ngàn năm phong kiến lạc hậu ...trong khoảnh khắc ấy người đã để tâm lo cả những việc rất nhỏ trong đời sống nhân dân, đặc biệt cho trẻ em và người già.

Nguồn: Internet

Ngày 02-9-1945 đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi: khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Tại Quảng trường Ba Đình, khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, đến đoạn tố cáo tội ác thực dân Pháp và phát xít Nhật, cả biển người im phăng phắc. Tiếng Người trầm ấm đi vào lòng người. Bất chợt, Bác ngừng đọc cất tiếng hỏi rất thân mật:  “Đồng bào nghe tôi nói rõ không? ”. Bác e rằng đồng bào có thể nghe không rõ bởi giọng nói của một người đã đi xa Tổ quốc suốt 30 năm, giữa Quảng trường rộng lớn, tiếng gió hòa lẫn nhiều âm thanh rền vang khác của hàng vạn người ... mà khoảnh khắc ấy Bác quên cả mình là Chủ tịch nước đang trịnh trọng đọc Tuyên ngôn. Nên nhà thơ Tố Hữu đã cảm nhận,

“Ôi câu hỏi hơn một lời kêu gọi

Rất  đơn sơ mà ấm áp bao lòng 

Cả dân tộc một lời đáp có

Như trường sơn say gió biển đông”.

Chưa bao giờ và chưa ở đâu, người ta lại thấy tình cảm giữa lãnh đạo cao nhất và dân chúng gần gũi và thân thương đến thế! Kết thúc cuộc mít tinh, ra về nhưng mọi người vẫn như nhìn thấy ánh mắt, vẫn như nghe thấy giọng nói ấm áp và hiền hậu của Bác.

76 năm đi qua, hình ảnh Người, lời nói trầm ấm của Người mãi còn khắc sâu trong tâm khảm của thế hệ người Việt Nam được may mắn chứng kiến sự kiện lịch sử có một không hai, lịch sử được khắc sâu qua những câu chuyện kể cho thế hệ hôm nay. Câu chuyện Vũ Kỳ kể về Bác Hồ viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập mãi được con cháu kể tiếp, viết lại nhưng tính thời sự vẫn mãi còn vang vọng.

Lịch sử dân tộc là mồ hôi, nước mắt, máu xương của cha ông hàng ngàn năm xây dựng qua những lần khẳng định chủ quyền của quốc gia dân tộc. Đọc tuyên Ngôn độc lập Hồ Chí Minh viết và đọc 02/9/1945, bao thế hệ Việt Nam hôm nay lại ngẫm về “bài thơ thần” “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, [triều nhà Lý], vang lên trên phòng tuyến sông Như Nguyệt [1076], làm kẻ thù khiếp vía. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi [triều nhà Lê sơ]  cất cao khúc ca khải hoàn, kết thúc thắng lợi 21 năm chống quân Minh [1406- 1427].

Từ Tuyên ngôn Độc lập 02/9/1945, gợi nhắc quá khứ hùng thiêng của dân tộc qua mấy ngàn năm lịch sử, luôn ngẩng cao đầu, đứng lên giành quyền tự quyết, quyền độc lập cho chính mình, ta càng yêu hơn đất nước Việt Nam; càng tự hào về dân tộc anh hùng đã sản sinh ra những vĩ nhân làm rạng danh cho non sông, đất nước; để trong mỗi trái tim Việt Nam sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh./.

Như Hoa

Video liên quan

Chủ Đề