Luật sư bùi thị hồng giang là ai

Theo đó, các bị can bị truy tố gồm: Bùi Trung Kiên [cựu cán bộ thuộc C03] bị đề nghị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo khoản 4, điều 174, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bị can Lê Thanh An [cựu cán bộ C03] bị đề nghị truy tố về tội "Môi giới hối lộ", theo khoản 4, điều 365, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Các bị can còn lại gồm: Bùi Thị Hồng Giang [sinh năm 1975, luật sư]; Trần Văn Long [sinh năm 1976, cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt]; Hà Duy Tuấn [sinh năm 1985, ngụ tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh]; Nguyễn Ngọc Triệu [sinh năm 1973, ở Hà Giang] cùng bị đề nghị truy tố về tội “Môi giới hối lộ”, theo khoản 4, điều 365, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bị can Nguyễn Minh Quân. 

Theo kết luận điều tra, vào thời điểm 2021, C03 đang điều tra những sai phạm về đấu thầu của đối tượng Nguyễn Minh Quân [sinh năm 1973, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, TPHCM]. Lúc này, do lo sợ bị bắt giữ, Quân tìm đủ mọi cách để "chạy án", đã liên hệ và nhờ Bùi Trung Kiên giúp đỡ. Quân đưa cho Kiên số tiền 700.000 USD.

Tiếp đó, bị can Quân tiếp tục nhờ Kiên tìm cách lo cho Nguyễn Văn Lợi [Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm], là giám đốc doanh nghiệp trúng nhiều gói thầu tại Bệnh viện Thủ Đức].

Quân đã chuyển cho Kiên số tiền 1,5 triệu USD. Sau khi nhận tiền, Kiên không gặp và đưa số tiền trên cho ai để “chạy án” mà dùng vào việc mua bất động sản. Chờ đợi lâu không thấy động thái giúp đỡ nào từ Kiên, Quân đã đòi lại tiền. Lúc này, Kiên đã trả lại cho Quân số tiền 1,15 triệu USD.

Chưa dừng lại, bị can Quân tiếp tục tìm đến nhờ Long và Giang giúp đỡ. Quân chuyển cho Long, Giang số tiền 1,5 triệu USD. Số tiền này được cả hai đưa cho Lê Thanh An để nhờ An lo giúp. Bị can An cầm tiền và chuyển cho Nguyễn Ngọc Triệu để tìm cách lo lót giúp cho Quân. Tuy nhiên những người trên chưa liên hệ và đưa tiền cho bất cứ ai để giải quyết cho Quân.

Trong vụ án, cơ quan điều tra làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của Bùi Trung Kiên. Sau khi bị can Quân tố cáo hành vi của Kiên, gia đình Kiên đã tự nộp lại hơn 23 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả. 

Tại cơ quan điều tra, bị can Bùi Trung Kiên khai: Sau khi nhận tiền tư Quân, Kiên đã dùng tiền để đầu tư đất, không nhờ được ai tác động và cũng không đưa tiền cho bất kỳ ai. 

Cơ quan điều tra cho rằng, tuy không có chức vụ, quyền hạn, không được giao nhiệm vụ điều tra, xác minh vụ việc, vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức; nhưng do Kiên đang cần tiền để đầu tư đất nên đã lợi dụng là cán bộ C03, mặc dù biết rõ là không thể và không có khả năng tác động, nhưng vẫn hứa hẹn, giúp đỡ Nguyễn Minh Quân.

Sau khi nhận tiền, Kiên không nhờ ai để tác động và cũng không đưa tiền cho bất kỳ ai, mà đem đầu tư bất động sản ở: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hành vi của bị can Bùi Trung Kiên đã phạm vào tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với số tiền chiếm đoạt là 1,05 triệu USD [quy đổi thành hơn 23,5 tỷ đồng].

Cơ quan điều tra cũng xác định, bị can Lê Thanh An tuy không có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc điều tra, xác minh vụ việc, vụ án trên nhưng khi Trần Văn Long và Bùi Thị Hồng Giang liên hệ, đưa 1,5 triệu USD để giúp Nguyễn Minh Quân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Lê Thanh An đã nhận và đưa cho Hà Duy Tuấn 1 triệu USD để giúp Nguyễn Minh Quân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. An cất giữ lại 500.000 USD. Hành vi của bị can Lê Thanh An đã phạm vào tội “Môi giới hối lộ” với số tiến môi giới 1,5 triệu USD [quy đổi thành hơn 33,7 tỷ đồng].

Bị can Lê Thanh An đã trả lại cho bị can Bùi Thị Hồng Giang 8 tỷ đồng trước khi bị phát giác; bà Phùng Hồng Hạnh [người nhà bị can An] đã tự nguyện nộp 7,5 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả trước khi Lê Thanh An bị khởi tố bị can.

Quá trình điều tra, bị can Lê Thanh An thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và hợp tác giúp cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.

ĐỖ TRUNG

Ngày 10-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam với Bùi Trung Kiên và Lê Thanh An [nguyên cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu [C03], Bộ Công an] để điều tra về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại khoản 4, Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam với 4 người gồm: luật sư Bùi Thị Hồng Giang, Trần Văn Long [Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần truyền thông Du lịch Việt], Hà Duy Tuấn [ngụ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh], Nguyễn Ngọc Triệu [nguyên ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã hoàn tục và thôi tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam] cũng để điều tra về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại khoản 4, Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bước đầu, công an xác định cả 6 bị can có hành vi nhận tiền để chạy án cho ông Nguyễn Minh Quân [SN 1973, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức].

Trước đó, ngày 7-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm và các đơn vị liên quan" theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 57/QĐ-CSKT-P10 ngày 14-10-2021.

Bị can Nguyễn Minh Quân [trái] và bị can Nguyễn Văn Lợi [phải]

Kết quả điều tra vụ án xác định Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức và Nguyễn Văn Lợi [SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm] đã thông đồng, câu kết thực hiện hành vi trái quy định của Luật Đấu thầu trong việc mua sắm vật tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện TP Thủ Đức gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Ngày 6-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các thủ tục tố tụng gồm Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với Nguyễn Minh Quân và Nguyễn Văn Lợi.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh đúng quy định pháp luật.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, mở rộng vụ án, triệt để thu hồi tài sản cho Nhà nước và người bệnh.

CHÍ THẠCH - ĐỖ TRUNG

Chiều nay, phiên tòa xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam [VNCB], Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín [Sacombank], Ngân hàng TMCP Tiên Phong [TPBank], Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng của các luật sư.

Sáng nay, sau khi Viện kiểm sát đọc bản luận tội và đề nghị mức án của các bị cáo thì luật sư Phan Trung Hoài [bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh] đã lên tranh tụng. Theo luật sư Hoài thì HĐXX cần xem xét bối cảnh dẫn đến hành vi của bị cáo Danh và cần xem xét các khoản tiền để cấn trừ thiệt hại của ngân hàng VNCB.

Sau phần tranh tụng của luật sư Hoài thì HĐXX có nhắc nhở luật sư tôn trọng phạm vi xét xử và cho rằng việc tách vụ án thành 2 giai đoạn là hợp lý và không ảnh hưởng đến sự thật.

Luật sư Bùi Phương Lan [bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh] tiếp tục phiên tranh tụng buổi chiều. Theo Luật sư Lan, bối cảnh dẫn đến hành vi và dòng tiền vay ra rồi đi đâu, làm gì là rất cần thiết phải làm rõ. Luật sư cho rằng HĐXX cần làm rõ câu hỏi: "Bị cáo Phạm Công Danh cần tiền làm gì mà vay nhiều thế" vì đây là câu hỏi chủ chốt trong suốt vụ án này. Ls Lan khẳng định, trong suốt vụ án không hề nghe các bị cáo dùng tiền để làm gì cho riêng họ mà chỉ có bị cáo Danh rút tiền để chi chăm sóc khách hàng, tăng vốn điều lệ…của ngân hàng…Mà các khoản chi này đều có thể xem xét để thu hồi, góp phần giảm thiệt hại cho ngân hàng VNCB. 

Luật sư Bùi Phương Lan [bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh] tiếp tục phiên tranh tụng buổi chiều. Theo Luật sư Lan, bối cảnh dẫn đến hành vi và dòng tiền vay ra rồi đi đâu, làm gì là rất cần thiết phải làm rõ. Luật sư Lan cho rằng HĐXX cần làm rõ câu hỏi: "Bị cáo Phạm Công Danh cần tiền làm gì mà vay nhiều thế" vì đây là câu hỏi chủ chốt trong suốt vụ án này.

Ls Lan khẳng định, trong suốt vụ án không hề nghe các bị cáo dùng tiền để làm gì cho riêng họ mà chỉ có bị cáo Danh rút tiền để chi chăm sóc khách hàng, tăng vốn điều lệ…của ngân hàng…Mà các khoản chi này đều có thể xem xét để thu hồi, góp phần giảm thiệt hại cho ngân hàng VNCB. Luật sư Lan cũng hoài nghi về việc Ngân hàng Nhà nước mua lại VNCB với giá 0 đồng.

Riêng về khoản tiền tăng vốn điều lệ, luật sư cho rằng VNCB cho rằng tiền đã hòa vào dòng tiền và không có cơ sở để trả lại là không đúng bởi đó là tiền của cổ đông góp vốn vào nhưng chưa được tăng vốn. Luật sư cho rằng tiền của các bị cáo nộp tiền tăng vốn nếu không trả lại được cho các bị cáo thì cũng  phải được xem xét cấn trừ vào tổng thiệt hại mà các bị cáo gây ra.  

Luật sư Trương Quốc Hòe [bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh] trình bày. Ông Hòe cho rằng bối cảnh khiến ông Danh gây ra hành vi sai phạm cần được xem xét thấu đáo. Ngay từ đầu, ông Danh đã momg muốn được thành lập một ngân hàng mới cho ngành xây dựng với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành phát triển, phù hợp với chủ trương của Chính Phủ. Tuy nhiên, mong muốn có được ngân hàng để thực hiện mô hình 4 nhà đã không thành do Ngân hàng Nhà nước không cho phép thành lập ngân hàng mới.

Và rồi, ông Danh bị lừa, lôi kéo và mua lại Ngân hàng Đại Tín với tình trạng bê bết, cố gắng giữ thanh khoản ngân hàng và rồi ông Danh kết thúc sự nghiệp của mình bằng bản cáo trạng của ngày hôm nay. Theo luật sư Hòe, bối cảnh dẫn đến hành vi của bị cáo Danh chưa được xem xét.  

Luật sư Hòe  cũng như luật sư Hoài hay luật sư Lan đều băn khoăn về hành động mua lại ngân hàng 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước. Luật sư Hoài cho rằng, trong hành động này chưa đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là ông Phạm Công Danh góp đến 84% vốn. Quyền của cổ đông chưa được giải quyết ổn thỏa.

Luật sư Hòe cũng trình bày ý kiến cho rằng có nhiều hành vi không đúng pháp luật như việc các công ty vay vốn chưa được xem xét. Nếu như hành vi vi phạm pháp luật thì không được công nhận thì việc các công ty lập hồ sơ khống để vay vốn cũng không được thừa nhận mới hợp lý.  

Luật sư Hà Hải [bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh] lên trình bày. Luật sư Hà Hải chủ yếu nói về các khoản tiền chưa được xem xét cấn trừ trong số tiền thiệt hại. Cụ thể, Theo luật sư Hà Hải, kết thúc giai đoạn 1, HĐXX cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã quyết định thu hồi được số tiền lên đến 6.577 tỷ đồng trong tổng số gần 9.133 tỷ đồng tổng thiệt hại giai đoạn 1. Như vậy, sau khi cấn trù thiệt hại và số tiền đã thu hồi thì số tiền còn thiếu của giai đoạn 1 là 2.555,7 tỷ đồng.

Luật sư Hà Hải cho rằng trong giai đoạn 1 chưa xem xét đến nhiều khoản. Luật sư đề nghị thu hồi thêm 6.570 tỷ đồng từ khoản 400 tỷ rút trong khoản cho thuê mặt bằng của Trung Dung chuyển cho ông Trần Qúy Thanh; khoản tiền 300 tỷ vay sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích tại VNCB, khoản tiền trả lãi cho nhóm Trần Qúy Thanh, khoản tiền trả cho bà Hứa Thị Phấn….Như vậy, số tiền được xem là vật chứng của vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa được đề nghị thu hồi lên đến hơn 6.400 tỷ.

Theo luật sư Hà Hải, toàn bộ khoản tiền gần 6.200 tỷ được cho là sai phạm của ông Phạm Công Danh trong giai đoạn 2 không sử dụng vào mục đích cá nhân mà cứu vớt VNCB. Cụ thể: 1.176 tỷ đồng để trả nợ BIDV Sở giao dịch 2; 457 tỷ chuyển đến để trả nợ BIDV Chi nhánh Hải Vân; 166 tỷ chuyển về tài khoản cá nhân để chi chăm sóc khách hàng; 600 tỷ chuyển vào tài khoản của Hứa Thị Phấn để Phấn dùng toàn bộ số tiền tất toán các hợp đồng tín dụng theo như thỏa thuận chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín; 200 tỷ chuyển vào Agribank Tân Phú để tăng vốn điều lệ, 155 tỷ chuyển trả lãi nhóm Trần ngọc Bích, 194 tỷ chuyển vào tài khoản Trần Qúy Thanh….và 4.000 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ được rút ra từ khoản vay 4.000 tỷ của BIDV.

Luật sư Hà Hải cho rằng, Phạm Công Danh đã vay mượn tiền để giải cứu một ngân hàng đã chết mà lỗi hoàn toàn không phải do mình. Phần lớn hậu quả thiệt hại nằm trong các khoản tiền thanh toán cho nhóm Phú Mỹ 3.661 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ [4.500 tỷ đồng].Luật sư Hà Hải mong muốn HĐXX xem xét, lưu tâm trong quá trình xét hỏi để thu hồi từ những cá nhân, tổ chức…để phục vụ công tác khắc phục hậu quả vụ án.  Chính vì vậy, luật sư Hà Hải đề nghị HĐXX xem xét các khoản tiền chưa được thu hồi để thu hồi và khắc phục hậu quả vụ án.

HĐXX nhắc nhở luật sư Hà Hải tuân thủ giới hạn phạm vi xét xử của vụ án, những thứ ngoài khoản HĐXX cáo trạng thì không xem xét.

Luật sư Bùi Thị Hồng Giang [bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh]. Luật sư Giang đề nghị HĐXX xem xét 2 điểm sau để giảm nhẹ tội cho bị cáo Danh:

-Thứ nhất: Bị cáo Phạm Công Danh làm hệ thống ngân hàng khi chưa có kinh nghiệm. Với cương vị người chủ tịch ngân hàng thì cần phải hiểu rõ rất nhiều luật, quản lý rủi ro ngân hàng…trong khi ông Phạm Công Danh chỉ có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Khi Phạm Công Danh điều hành ngân hàng thì thấy rằng có nhiều luật không giống như khi làm doanh nghiệp.

Luật sư Giang đưa ra số lượng quy định trong hệ thống ngân hàng lên đến hàng nghìn cho thấy luật pháp liên quan hệ thống ngân hàng rất phức tạp và một người không có kinh nghiệm thì khó có thể điều hành được.

Luật sư Giang cũng lấy dẫn chứng cho rằng, riêng luật về cho vay trên khoản tiền gửi, mỗi người trong vụ án này đã có cách hiểu khác nhau, nhận thức khác nhau dẫn đến sai phạm.

-Thứ hai, có một số vấn đề xem xét để làm giảm tội danh của ông Danh như: Ông Danh đang làm chủ tập đoàn hết sức yên ổn nhưng đã xin mở ngân hàng để có thể giúp gói 4 nhà thành công. Khi không được mở ngân hàng thì ông Danh đã từng rất quyết tâm tái cơ cấu ngân hàng Ngân hàng Đại Tín để vực dậy ngân hàng này. Rồi, ông Danh phải bỏ tiền túi ra để vực dậy ngân hàng….Như vậy thì, ông Danh có cố ý làm trái quy định của Nhà nước không? Luật sư bày tỏ sự xót xa của mình đối với thân chủ.  

Luật sư Giang mong HĐXX xem xét.

Luật sư cuối cùng bảo vệ cho bị cáo Phạm Công Danh là Trần Minh Hải lên phát biểu. Ngoài các nội dung các luật sư khác đã trình bày thì luật sư cho rằng HĐXX cần xem xét lại vấn đề có hay không việc các bị cáo cố ý sai phạm khi mà luật không quy định rõ vấn đề gửi tiền và vay tiền dùng tiền gửi thế chấp. Nếu HĐXX cho rằng đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì ngay lập tức hàng nghìn giao dịch trong hệ thống ngân hàng về việc thế chấp tiền gửi để vay tiền là sai pháp luật, gây nên nghịch lý trong hệ thống ngân hàng.

Luật sư Hải cũng cho rằng, nếu khoản 4.500 tỷ đồng không được cấn trừ trong khoản tiền gây sai phạm tại VNCB thì gây ra rất nhiều nghịch lý. Đây là khoản tiền cổ đông nộp vào để tăng vốn điều lệ nhưng đã không được tăng vốn. Về lý, nếu không tăng vốn, không trả lại cho cổ đông thì ít nhất cũng phải ghi vào khoản phải trả. Hiện tại không ghi vào đâu cả và dùng lý lẽ "hòa vào dòng tiền chung, không xác định được" là không phù hợp.

Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại VNCB với giá 0 đồng và rồi ngân hàng CB cho rằng khi chuyển đổi rồi thì không có nghĩa vụ liên quan đến khoản tiền tăng vốn nữa là không đúng. Bản chất Ngân hàng Đại Tín, VNCB hay ngân hàng CB bây giờ chỉ là đổi tên và vẫn là một pháp nhân. Mà pháp luật đã quy định rất rõ là trong trường hợp đổi tên, chuyển chủ vấn phải kế thừa nghĩa vụ nợ. Nói như vậy, không thể có chuyện Ngân hàng CB không trả khoản tiền các cổ đông nộp vào để tăng vốn.

Luật sư Hải cho rằng, nếu không xử lý dứt điểm khoản 4.500 tỷ rõ ràng thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bản chất đó vẫn là tiền của cổ đông và như nếu không trả thì chẳng khác gì ăn cắp của cổ đông cả. 

Theo Nhịp sống kinh tế

cafef.vn - Ngày 22/1/2018

//cafef.vn/big-story/phien-toa-chieu-22-1-luat-su-tiep-tuc-tranh-tung-20180122143012442.chn

Video liên quan

Chủ Đề