Kỳ thị LGBT tiếng Anh là gì

LGBT là gì? Cộng đồng LGBT là gì? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?

LGBT là một cụm từ tiếng Anh viết tắt để miêu tả các xu hướng tính dục (ngoài dị tính) của con người. Vậy bạn đã hiểu rõ LGBT là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng META tìm hiểu thêm về LGBT cũng như cộng đồng LGBT qua bài viết này nhé!

LGBT là gì? Cộng đồng LGBT là gì? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?

  • LGBT là gì?
  • Cộng đồng LGBT là gì?
  • Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?

LGBT là gì?

LGBT là viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tính dục của một người, là sự kết hợp của các từ: “Lesbian” (đồng tính nữ), “Gay” (đồng tính nam), “Bisexual” (lưỡng tính), “Transgender” (chuyển giới).

Ý nghĩa lá cờ LGBT

Kỳ thị LGBT tiếng Anh là gì
Lá cờ lục sắc là biểu tượng của cộng đồng LGBT

Sự đa dạng trong màu sắc của lá cờ biểu tượng LGBT đặc trưng cho sự đa dạng của cộng đồng này. Đồng thời, mỗi màu sắc đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện khát khao của LGBT trên toàn thế giới.

Cụ thể hơn, ý nghĩa 6 màu sắc của lá cờ LGBT, màu đỏ xuất hiện đầu tiên tượng trưng cho dũng khí. Màu cam biểu trưng cho nhận thức và năng lực. Màu vàng mang ý nghĩa của sự thách thức. Màu xanh lá cây thể hiện sự khích lệ và phấn đấu, nỗ lực. Màu xanh dương là màu của hy vọng, san sẻ, giúp đỡ, đấu tranh. Cuối cùng là màu tím đặc trưng cho sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết. Cả 6 màu trên hợp lại thành một thể thống nhất – thay lời cộng đồng LGBT nói lên ước mơ, khát vọng của mình.

Quảng cáo

LGBT là gì? Sự kỳ thị đối với cộng đồng LGBT - YouMed youmed.vn › ... › Sức khỏe tình dục

LGBT là viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tính dục của một người, là sự kết hợp của các từ: “Lesbian” (đồng tính nữ), “Gay” (đồng...

Xem tiếp : ...

Tóm tt

Thanh thiếu niên thuộc các nhóm thiểu số về tính dục và giới ở Việt Nam phải đối mặt với nạn kỳ thị và hắt hủi ở nhà cũng như ở trường. Dù trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã có những cam kết đáng kể nhằm công nhận các quyền của những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBT) nhưng các tiến bộ hữu hình vẫn ít hơn nhiều so với lời hứa, và khoảng cách giữa chính sách và thực tế nói trên làm nhức nhối những người trẻ tuổi.

Năm 2016, khi đang giữ ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận cho nghị quyết chống bạo hành và kỳ thị do xu hướng tính dục và bản dạng giới (SOGI). Phái đoàn Việt Nam có bài tường trình về ý kiến ủng hộ trước khi bỏ phiếu, trong đó nói rõ: “Nguyên nhân Việt Nam bỏ phiếu thuận xuất phát từ các thay đổi về chính sách liên quan đến quyền của người LGBT cả ở trong nước lẫn quốc tế.”

Có lẽ thay đổi pháp lý có tác động lớn nhất bao gồm việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình vào năm 2014, và Luật Dân sự vào năm 2015. Trong năm 2014, Quốc hội Việt Nam loại bỏ hôn nhân đồng tính ra khỏi danh sách các quan hệ hôn phối bị cấm; tuy nhiên, việc sửa đổi này chưa dẫn đến sự công nhận pháp lý đối với các mối quan hệ cùng giới. Năm 2015, Quốc hội Việt Nam sửa đổi Luật Dân sự để loại bỏ điều khoản cấm người chuyển giới được thay đổi giới tính trên giấy tờ pháp lý; tuy nhiên, nội dung luật sửa đổi chưa đưa ra được một quy trình minh bạch và thuận lợi đối với việc thay đổi giới tính trên giấy tờ pháp lý.

Và dù các lời tuyên bố và các thay đổi nói trên là chỉ dấu cho một tương lai nhiều hứa hẹn cho những người LGBT ở Việt Nam, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức đáng kể. Chính phủ Việt Nam vừa có vị thế vừa có trách nhiệm phải giải quyết các vấn đề này.

Những thông tin không chính xác về xu hướng tính dục và bản dạng giới vẫn lan tràn ở Việt Nam. Một phần trong số đó bắt nguồn từ các trường học. Chính sách cũng như việc thực hành giáo dục giới tính ở Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, và thiếu phần thảo luận bắt buộc về xu hướng tính dục và bản dạng giới. Các giáo trình chuẩn quốc gia cũng thiếu hẳn phần các vấn đề LGBT. Dù một số trường và giáo viên có tự lực đưa những bài học đó vào chương trình giảng dạy, khoảng trống ở cấp quốc gia khiến đa số học sinh Việt Nam không có kiến thức cơ bản về xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Có bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt đó đã gây ra hậu quả tai hại. Như được ghi nhận trong bản phúc trình này, thanh thiếu niên nhận thức rõ ràng về niềm tin phổ biến rằng sự hấp dẫn đồng tính là một chứng bệnh tâm lý có thể chẩn đoán được. Thất bại của chính phủ Việt Nam trong việc khắc phục thông tin sai lệch này khiến luận điểm đó tiếp tục lan truyền vô tội vạ. Niềm tin phổ biến nói trên đã có những tác động đáng kể đến cuộc sống của những thanh thiếu niên LGBT được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phỏng vấn, từ trở thành nguyên nhân chính của tình trạng kỳ thị và sách nhiễu, đến việc các bậc cha mẹ đưa con là người đa dạng tính dục đến gặp các chuyên gia sức khỏe tâm lý để tìm cách chữa trị. Ngay cả những thanh thiếu niên sau này xác định họ là người đa dạng tính dục cũng ghi nhận rằng họ lớn lên cùng các định khuôn và thông tin sai lệch về bản thân và về những người khác. Trong một số trường hợp, những kiến thức sai lầm đó đã nuôi dưỡng sự thù ghét, thậm chí bạo lực đối với những người LGBT.

Do thiếu vắng thông tin từ các nguồn chính thức, thanh thiếu niên Việt Nam phải đi tìm những thông tin chính xác và tích cực về xu hướng tính dục và bản dạng giới ở những nơi khác. Một số sinh viên kể lại việc họ tìm kiếm thông tin từ các nguồn không chính thức – đặc biệt là tìm kiếm và tra cứu trên mạng internet. Dù việc tìm ra được thông tin tích cực bằng các cách nói trên cũng đáng khích lệ, nhưng các thông tin đó không thể đầy đủ và thậm chí không tiếp cận được đối với rất nhiều thanh thiếu niên Việt Nam.

Trong các trường học Việt Nam, tình trạng sách nhiễu bằng lời nói đối với học sinh LGBT rất phổ biến. Học sinh từ nhiều loại trường học khác nhau – ở đô thị và nông thôn, công lập cũng như tư thục – kể với chúng tôi rằng nhiều học sinh và giáo viên sử dụng những từ ngữ miệt thị để nói về những người LGBT, đôi khi nhằm vào chính họ, kèm theo những lời đe dọa bạo lực. Các nghiên cứu khác, trong đó có nghiên cứu của các cơ quan Liên hiệp quốc và của một số nhóm người Việt, cũng xác thực ý kiến này.

Dù ít xảy ra hơn, một số thanh thiếu niên LGBT cũng cho biết đã bị bạo hành thân thể. Ví dụ như, một người trả lời phỏng vấn nói: “[Việc bắt nạt] đa phần là bằng lời, nhưng có một lần cháu bị năm sáu thằng đánh hồi cháu học lớp tám – chỉ vì chúng không ưa ngoại hình của cháu.” Điểm tương đồng giữa các vụ xâm hại bằng lời nói và bạo hành cơ thể là sự thiếu vắng phản ứng nhất quán từ phía nhân viên nhà trường, và tình trạng thiếu niềm tin của học sinh vào sự hiện diện của cơ chế giải quyết các vụ bạo hành và kỳ thị.

Đa số các thanh thiếu niên LGBT là những người đã trải nghiệm tình trạng bị bắt nạt ở học đường được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phỏng vấn nói rằng các em không thấy yên tâm khi báo cáo những vụ việc đó với nhân viên nhà trường. Nguyên nhân của việc đó, trong một số trường hợp, là cách hành xử đầy định kiến, công khai của nhân viên; trong nhiều trường hợp khác, là do học sinh có ý nghĩ rằng việc phải nhờ cậy những người lớn can thiệp sẽ không an toàn.

Và ngay cả trong những trường hợp học sinh không bị xâm hại bằng lời nói hay bạo hành thân thể, nhiều em cho biết rằng gia đình, bạn bè và thầy cô giáo, vừa trực tiếp lẫn gián tiếp, áp đặt các thông lệ xã hội về dị tính luyến ái và người hợp giới. Việc này xảy ra trong lớp học khi các giáo viên gọi những quan hệ không phải là luyến ái dị giới hướng tới sinh đẻ là “phi tự nhiên” hay khi cha mẹ dọa con mình bằng bạo lực, ruồng bỏ hay đưa đi chữa trị nếu đứa con thể hiện là đồng tính nam hay đồng tính nữ.

Thanh thiếu niên LGBT bị bắt nạt hay cô lập ở học đường phải chịu hàng loạt tác động tiêu cực. Như bản phúc trình này ghi nhận, các em cảm thấy căng thẳng vì bị bắt nạt và sách nhiễu, và tình trạng căng thẳng đó ảnh hưởng tới khả năng học tập. Một số học sinh nói rằng do bị bắt nạt vì xu hướng tính dục hay bản dạng giới của mình khiến các em trốn lớp hoặc nghỉ hẳn ở nhà.

Ngược lại, những thanh thiếu niên LGBT cho biết đã nhận được những thông tin chính xác, tích cực về xu hướng tính dục và bản dạng giới ở nhà trường, hay sự ủng hộ từ phía bạn bè hoặc thầy cô, nói rằng những điều đó rất có ý nghĩa. Các em cảm thấy được khích lệ để đi học đều hơn và tự bảo vệ trước những tình huống bị sách nhiễu hay thông tin sai lệch. Và những học sinh cảm thấy có đầy đủ thông tin hơn cũng cho biết rằng hiểu biết sự thật về xu hướng tính dục và bản dạng giới– cụ thể rằng đó không phải là “trục trặc tâm lý” gì hết – khiến các em được tăng cường khả năng phòng chống kỳ thị và bạo hành.

Các thanh thiếu niên LGBT không đơn độc trong việc nhận biết và đẩy lùi tình trạng ngược đãi nhằm vào họ. Nhiều bậc cha mẹ có con là thanh thiếu niên LGBT cũng bắt đầu nhận lấy vai trò phải hành động vì sự đa dạng và dung hợp, và đứng ra tổ chức các hội thảo phổ biến thông tin khắp đất nước, và tình nguyện tư vấn cho các bậc phụ huynh đồng cảnh, những người lớn lên và được dạy dỗ trong một hệ thống giáo dục coi đồng tính luyến ái là một căn bệnh.

Trong một sự kiện nghệ thuật, là một phần của ngày hội của người đồng tính Hanoi Pride năm 2019, một nhóm các nhà hoạt động và nghệ sĩ đã trưng bày một cuộc triển lãm tìm hiểu về lịch sử đa dạng tính dục ở Việt Nam qua nhiều từ ngữ miệt thị đã được cộng đồng LGBT cải tạo trong những năm gần đây. Những người tổ chức hy vọng rằng “xã hội sẽ có hiểu biết tốt hơn để, khi chúng ta sử dụng những từ này, chúng ta hiểu rõ định nghĩa của chúng.” Cuộc triển lãm đề cao một mục tiêu đơn giản mà quan trọng: phá bỏ một số hiểu biết sai lệch cơ bản, dẫn đến tình trạng vi phạm nhân quyền của những người LGBT – nhất là thanh thiếu niên - ở Việt Nam ngày nay.

Chính phủ Việt Nam có một số điều luật cấm kỳ thị và bảo đảm quyền giáo dục đối với tất cả trẻ em. Chính phủ cũng đưa ra tuyên bố sẽ theo xu hướng toàn cầu về tôn trọng quyền của những người LGBT, là các tín hiệu về ý chí chính trị nhằm thực hiện những thay đổi cần thiết để thực sự bao gồm tất cả mọi người, không phân biệt xu hướng tính dục hay bản dạng giới, tại các cơ sở giáo dục cũng như trong toàn xã hội. Những bước đi đầu tiên phải có cả việc sửa đổi lại quan niệm cố hữu phổ biến rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh và cần được chữa trị.

1. Hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái là gì?

Ghê sợ đồng tính luyến ái (tiếng anh: Homophobia) là nỗi sợ hãi, căm ghét, ác cảm hoặc phân biệt đối xử với người đồng tính một cách vô lý.

2. Biểu hiện thường thấy của hội chứng này

Thái độ: Coi thường, miệt thị, khó chịu,... với cách thể hiện giới (gender expression) của người đồng tính từ việc ăn mặc, đi đứng đến cách ăn nói.

Hành vi: Xa lánh, cười cợt, chế giễu, nhại lại hành động, yêu cầu họ phải nói năng, cư xử mạnh mẽ hay nữ tính hơn.

Đối tượng của việc bị kỳ thị không chỉ là người khác, mà có những người còn mang sự kỳ thị đối với bản thân bởi ảnh hưởng của định kiến xã hội.