Lãi suất cho vay ngân hàng năm 2011

Chụp lại hình ảnh,

Biện pháp tăng lãi suất tiền gửi có lợi cho người có tiền nhưng là gắng nặng với doanh nghiệp.

Sau Tết, lãi suất cho vay ở Việt Nam tăng mạnh, nhiều ngân hàng tính 20% đối với các khoản cho vay khiến doanh nghiệp trở tay không kịp.

Đối với các khoản vay mua xe hơi, máy tính cá nhân, lãi suất có thể lên tới 56%/năm, báo Tuổi Trẻ trong nước đưa tin.

Lãi suất áp dụng đầu năm 2011 tính ra cao bằng lãi suất năm 2008, thời điểm Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, khi lượng tín dụng cho vay giảm mạnh, tiền mặt trở nên khan hiếm.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nói họ buộc phải thu hẹp đầu tư, sản xuất cầm chừng, giảm tối đa vay mượn từ ngân hàng.

Trong khi ngân hàng đổ lỗi cho việc huy động tiền mặt từ xã hội khó khăn. Quản lý ngân hàng cho hay do nguồn tín dụng hạn chế, nhiều tổ chức tài chính buộc phải nâng lãi suất tiền gửi thành 15, 16 phần trăm, đẩy lãi suất cho vay lên tới 19, 20 phần trăm.

Không chỉ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi lãi suất tăng cao chóng mặt. Người dân với các khoản vay cá nhân cũng bị tính lãi nặng hơn sau Tết.

Một người vay 500 triệu đồng để mua nhà trả góp vừa được thông báo khoản trả nợ ngân hàng hàng tháng của anh sẽ tăng từ 9 lên thành 11 triệu. Lo lắng hơn nữa khi không ai dám khẳng định với anh rằng 11 triệu đồng/tháng chưa phải điểm dừng cuối cùng.

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt nguồn tín dụng để kiềm chế lạm phát đôi khi gây ra hậu quả ngoài ý muốn.

Đây là một trong những lý do khiến lãi suất ở Việt Nam hiện ở mức ‘cao nhất thế giới’, ông Thành cho báo Tuổi Trẻ hay trong một cuộc phỏng vấn.

“Theo tôi, lý do doanh nghiệp VN đang phải chịu lãi suất cao nhất thế giới như hiện nay là vì thiếu tiền, vì ngân hàng thắt chặt tín dụng. Muốn có vốn ngân hàng phải huy động lãi suất cao, cho vay cao, từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn không thoát ra được.”

Lãi suất gia tăng bắt nguồn từ cuộc đua huy động tiền gửi do các ngân hàng nhỏ khơi mào. Các ngân hàng này buộc phải dựa vào nguồn vốn từ thị trường tự do để tăng thanh khoản, họ đẩy lãi suất tiền gửi lên cao để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân.

Vì huy động tiền với giá cao, lãi suất cho vay cũng buộc phải đẩy lên theo. Điều này gây ra làn sóng tăng lãi suất giữa các ngân hàng với nhau.

Giải pháp của vấn đề, theo ông Bùi Kiến Thành, là Ngân hàng Nhà nước tăng cường cho các ngân hàng nhỏ vay tiền và chủ động ấn định lãi suất.

“Phải dùng lãi suất để kéo giá cả xuống chứ đừng nhìn giá cả để ấn định lãi suất, như vậy sẽ không thể trị tận gốc lạm phát,” chuyên gia tài chính nói.

Nguồn hình ảnh, BBC World Service

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam vừa phá gia tiền đồng, khả năng giảm lãi suất sẽ càng khó.

Nhiều doanh nghiệp thừa nhận với phóng viên rằng nhu cầu vay tiền của họ rất lớn, trong đó có đầu tư dây chuyền, mở rộng sản xuất. Với lãi suất tăng gần gấp đôi, trong năm qua, đến nay, họ chỉ biết “ngồi nhìn!”

“Nếu tính lại các hợp đồng mà công ty đã vay từ cuối năm 2009 với lãi suất 10,5%/năm thì hiện nay tất cả các hợp đồng này đều đã bị điều chỉnh lãi suất lên mức 18,66%/năm.

“Trong vòng một năm, lãi suất đã tăng gần gấp đôi, thử hỏi làm sao doanh nghiệp có thể làm gì để ổn định sản xuất?” phó giám đốc một công ty nhựa cho tờ báo từ TP HCM hay.

Cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Cao Sỹ Kiêm nhận xét môi trường lãi suất cao hiện giờ khiến nhiều doanh nghiệp đang ‘co cụm’. Theo ông Kiêm, người giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất thu hẹp sẽ gây ra hệ lụy với xã hội rất lớn.

“Một khi doanh nghiệp không dám làm ăn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, hàng hóa khan hiếm, giá cao, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, lao động không có việc làm, kinh tế tăng trưởng chậm lại,” cựu quan chức ngân hàng nói.

“Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đang phải xoay xở đủ cách nhưng sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn.

“Giảm lãi suất để cứu doanh nghiệp là điều tất yếu phải làm,” báo Tuổi Trẻ trích lời ông Cao Sỹ Kiêm nói.

* Một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay

Phóng to
Các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động theo mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định - Ảnh: Thanh Đạm

Ngân hàng huy động lãi suất vượt trần: Đình chỉ lãnh đạoGiảm lãi suất cho vay về 17-19%/năm

Nhân viên một NH cổ phần chi nhánh Phan Đình Phùng [Q.Phú Nhuận, TP.HCM] cho biết từ 14g chiều 7-9 LS huy động cao nhất chỉ còn 14%/năm áp dụng cho tất cả kỳ hạn, ngoài ra không còn hình thức khuyến mãi khác.

Trong khi đó tại chi nhánh một NH cổ phần lớn, LS được giảm từ mức 18,5%/năm trước đó còn 14%/năm. Nếu gửi trên 100 triệu đồng sẽ được nhận quà tặng là mũ bảo hiểm, áo mưa. Nhiều NH còn thận trọng rút hết các chương trình khuyến mãi tặng quà trước đó, trường hợp có duy trì khuyến mãi thì NH sẽ áp dụng mức LS huy động thấp hơn mức trần để không vi phạm quy định của NH Nhà nước.

Nhiều NH cho biết theo thói quen, nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm vẫn yêu cầu được khuyến mãi hoặc tặng thêm LS, do vậy nhân viên NH phải giải thích về chủ trương mới để khách hàng hiểu. Có NH còn niêm yết thông tư quy định trần LS của NH Nhà nước ngay tại quầy giao dịch như một hình thức thông báo không thỏa thuận LS.

Tổng giám đốc một NH cổ phần tại quận 1 cho rằng nếu tất cả NH đều nghiêm chỉnh chấp hành trần LS thì khách hàng sẽ không có nhiều lựa chọn, NH không lo “tiền chạy”. Tuy nhiên, ông cho rằng NH Nhà nước nên có thêm hỗ trợ cho các NH vì nếu cùng áp dụng một mức LS như hiện nay, chắc chắn NH lớn sẽ có nhiều ưu thế hơn, việc huy động vốn của NH nhỏ vẫn sẽ gặp khó khăn. Thực tế ngày 8-9 dù từ chối thỏa thuận LS với khách hàng, nhiều NH vẫn ghi lại số điện thoại và hứa “nếu có chương trình khuyến mãi sẽ gọi thông báo”.

Ông Đặng Văn Thành, chủ tịch HĐQT Sacombank, cho rằng thời cơ đã chín muồi để hạ LS huy động nhằm tiến đến giảm LS cho vay. Thực tế thời điểm này NH muốn giữ LS cao cũng không được, vì không doanh nghiệp [DN] nào chịu được LS cho vay trên 20%/năm. Ngay trong chiều 8-9, Sacombank đã dành 2.000 tỉ đồng để cho vay đến các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và nông nghiệp - phát triển nông thôn trên toàn hệ thống với LS ưu đãi 17-19%/năm, thời gian triển khai từ ngày 8-9 đến 31-12. Mục đích của chương trình nhằm hỗ trợ nguồn vốn ổn định cho DN để tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm 2011. Thời gian sắp tới, NH sẽ tiếp tục đưa ra những chính sách ưu đãi mới dành cho các đối tượng DN khác trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

NH Hàng hải giảm LS cho vay với DN sản xuất. Theo đó, LS cho vay ngắn hạn bằng VND đối với DN sản xuất tối thiểu 17,5%/năm, tối đa 19%/năm; đối với các khoản vay trung - dài hạn là 18,5%/năm và 20%/năm; lãi suất chiết khấu USD giảm còn 8%/năm.

Sau thông điệp giảm LS, BIDV tiếp tục phát đi thông báo tới đây sẽ ưu tiên cho vay ngắn hạn đối với khách hàng tốt thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; khách hàng là DN nhỏ và vừa, có đầu ra ổn định, nguồn thu chắc chắn, có năng lực tài chính tốt, có tài sản đảm bảo.

Ðơn vị: %/năm

Lãi suất

Trước 8-9

Từ 8-9

Ngân hàng huy động của dân

17-18

14

Cho vay giữa các ngân hàng

14-15

17-20

Lãi suất đầu vào của một số NH vẫn trên 14%/năm, nếu kéo dài sẽ khó giảm lãi suất cho vay

Ngày 8-9, một ngày sau khi Ngân hàng [NH] Nhà nước có chỉ thị về xử lý lãnh đạo NH huy động vượt trần lãi suất, đã có diễn biến mới, độ nóng của lãi suất huy động chuyển từ giữa NH với người gửi tiền sang giữa NH với NH.

Đầu giờ sáng 8-9, NH không còn thương lượng lãi suất với người gửi tiền, những NH còn theo thói quen cũ đều bị NH Nhà nước cảnh cáo ngay sau đó. Vì thế những NH cần vốn nhưng không huy động được của dân chỉ còn trông vào nguồn vay từ các NH bạn.

Khoảng 9g cùng ngày, lãi suất cho vay giữa NH với nhau được cập nhật. NH thừa vốn đã đưa ra mức lãi suất cho vay tăng khá mạnh 17-20%/năm tùy thời hạn, trong đó kỳ hạn ngắn lãi suất cao hơn.

Một lãnh đạo NH cần vốn nói việc thực hiện nghiêm trần lãi suất khiến họ bị NH bạn ép. Nếu trước đây NH bạn đưa lãi suất 19-20% làm họ chuyển sang trả thêm ngoài trần lãi suất để huy động của dân thì nay phải vay của NH bạn. Mức lãi suất trên 17%/năm là quá cao, không ít NH cần vốn lắc đầu nhưng cũng có NH chấp nhận vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Có nhiều lý giải khác nhau về nguyên nhân lãi suất vay giữa các NH tăng cao. Có NH nói do một NH cổ phần có vốn nhà nước chi phối - nơi có nhiều vốn để cho NH bạn vay - đang đáo hạn khoản vay và làm lại thủ tục không còn nhiều vốn để cho vay, nên lãi suất tạm nóng. Những NH cần vốn nói họ vẫn không thể tiếp cận nguồn vốn rẻ từ NH Nhà nước, từ đó những NH có vốn tận dụng việc thực hiện trần lãi suất để cho vay với lãi suất cao. Xu hướng cho vay lãi suất cao giữa các NH đã có vài ngày trước khi có chỉ thị mới về trần lãi suất huy động.

Lãi suất vay giữa các NH tăng nóng là hạt sạn khi quyết liệt giảm lãi suất cho vay. Tình trạng này cũng từng xảy ra sau những lần NH đồng thuận thực hiện trần lãi suất huy động. Vì vậy nếu để kéo dài, kịch bản cũ được lặp lại, lần này nếu các NH cần vốn không dám xé trần lãi suất huy động thì khó giảm lãi suất cho vay.

Điều thị trường kỳ vọng nhất là sự can thiệp từ NH Nhà nước, bên cạnh biện pháp hành chính [xử lý NH vượt trần] phải có giải pháp kinh tế - tạo kênh dẫn vốn linh hoạt đến các NH cần vốn - vẫn chưa thấy. Lẽ ra để tạo lòng tin cho thị trường, NH Nhà nước can thiệp sớm, ổn định lãi suất huy động không chỉ giữa các NH với người gửi tiền mà cả giữa các NH với nhau. Có thế việc giảm lãi suất cho vay mới diễn ra đều ở các NH, và những NH cần vốn cũng thoải mái chấp hành nghiêm trần lãi suất huy động.

T.TU.

A.H.

Video liên quan

Chủ Đề