Làm sao để giảm hồng cầu trong máu

Có nhiều nguyên nhân khiến số lượng hồng cầu trong cơ thể của bạn tăng lên

Chào bạn!

Hồng cầu là thành phần chiếm số lượng lớn trong máu với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Số lượng hồng cầu tăng ít hoặc nhiều hơn so với tiêu chuẩn đều là những dấu hiệu bất thường của cơ thể

Giá trị RBC thông thường khoảng từ 4,2 đến 5,9 x 1012 tế bào/l, trong khi đó giá trị RBC của bạn là 6,41 x 1012 tế bào/l, điều này cho thấy bạn đang bị tăng hồng cầu. 

Tăng hồng cầu là tình trạng số lượng các tế bào hồng cầu được tạo ra quá nhiều. Điều này có thể làm cho máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và gây nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn. Không chỉ gây tắc nghẽn mạch máu, việc sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu còn có thể gây gia tăng thể tích máu và dẫn đến lách to hoặc làm tổn thương gan. 

Nguyên nhân khiến số lượng hồng cầu tăng vượt mức tiêu chuẩn là do: Mất nước, nôn nhiều, đi ngoài hoặc mắc chứng đa hồng cầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn tim, phổi [bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi,..] hay tình trạng thiếu oxy trong máu cũng có thể khiến số lượng hồng cầu tăng lên. 

Điều trị tăng hồng cầu thường tập trung vào việc điều trị các bệnh lý gây tăng hồng cầu. Khi nguyên nhân gây bệnh được cải thiện thì hồng cầu có thể trở lại mức bình thường. Nếu nguyên nhân gây tăng hồng cao liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, sử dụng thuốc thì bạn có thể làm một số điều dưới đây để cải thiện tình trạng trên. 

- Tập thể dục để cải thiện chức năng tim và phổi

- Hạn chế bổ sung sắt

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể

- Tránh sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc các đồ uống lợi tiểu

- Cai thuốc lá

- Tránh sử dụng thuốc steroid và các loại thuốc tăng cường hiệu suất khác

Trong trường hợp của bạn, để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình như thế nào bạn nên đi khám lại tại chuyên khoa huyết học ở các cơ sở uy tín. Các bác sỹ tại đây sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây tăng hồng cầu từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ bạn và các bác sĩ xin tư vấn đến bạn một số thông tin về bệnh hồng cầu tăng cao như sau:

1. Hồng cầu tăng cao là gì

2. Biểu hiện khi hồng cầu tăng cao

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng hồng cầu tăng cao

4. Xét nghiệm sàng lọc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Hồng cầu tăng cao là gì?

Tăng hồng cầu là tình trạng số lượng các tế bào vận chuyển oxy trong máu, tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều hồng cầu làm cho máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và gây nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn.

Tăng hồng cầu thường gặp ở những người béo phì, tăng huyết áp, người bị bệnh động mạch vành… Tăng hồng cầu được xác định bằng cách đếm hồng cầu trong máu. Ở người bình thường, 1mm3 có 3,7 đến 4 triệu hồng cầu, những người có lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu/ mm3 được xem là thiếu máu, và người có lượng hồng cầu trên 5triệu/ mm3 được xem là tăng hồng cầu.

Tăng hồng cầu trong một số trường hợp được xem là một dạng ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, bệnh tiến triển chậm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Biểu hiện khi bị tăng hồng cầu

Người bị tăng hồng cầu thường có các biểu hiện như: Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau viêm các dây thần kinh. Da đỏ hoặc xanh tím ở mặt, môi, cổ và các đầy chi, đặc biệt là khi trời lạnh. Lách to, cứng nhẵn. Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to. Bệnh cũng có thể phối hợp với viêm bể thận, u nang thận…

3. Nguyên nhân làm tăng hồng cầu

Có nhiều nguyên nhân gây tăng hồng cầu trong máu, có thể do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị hạn chế, hoặc do một bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hồng cầu.

Cơ thể có thể tăng sản xuất hồng cầu để bù đắp lại một số bệnh lý gây ra giảm nồng độ oxy như:  Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn; Suy tim; Bệnh lý xuất hiện từ khi sinh gây giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu [bệnh hemoglobin]; Sống ở vùng cao; COPD [bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính] và các bệnh lý khác của phổi; Xơ phổi; Hội chứng ngừng thở khi ngủ; Hút thuốc lá [phụ thuộc nicotin]

Ngoài ra, khi các tế bào hồng cầu quy tụ lại cùng một vị trí nhưng vấn đảm bảo duy trì số lượng cũng sẽ gây ra tình trạng huyết tương [chất lỏng trong máu] giảm đi mà số lượng tế bào hồng cầu lại tăng lên. Đây gọi là tăng nồng độ tế bào trong máu.

Bên cạnh đó, một số bệnh về xương tủy cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng hồng cầu trong máu khi mắc các bệnh như rối loạn tăng sinh tủy hoặc bệnh đa hồng cầu.

Người bị bệnh thận cũng dễ mắc tình trạng hồng cầu tăng cao do tế bào hồng cầu được kích thích sản xuất nhiều hơn sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật thận hoặc bị ung thư thận.

Các nguyên nhân thường gặp làm tăng hồng cầu:

  • Mang thai, dậy thì
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
  • Suy tim 
  • Tăng huyết áp động mạch phổi 
  • Sống ở nơi đồi núi cao
  • Ung thư thận, gan

Các nguyên nhân ít gặp hơn gây ra tăng hồng cầu:

  • Tăng hồng cầu Chuvash
  • Dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng phân tử hemoglobin
  • Đột biến gen bẩm sinh

Tăng tế bào hồng cầu là tình trạng cơ thể sản sinh quá nhiều hồng cầu. Mặc dù tế bào máu này đóng vai trò vận chuyển oxy cùng các dưỡng chất đến nuôi các bộ phận cơ thể nhưng khi số lượng của chúng quá nhiều có khả năng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Trong đó, sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mao mạch được đánh giá là biến chứng thường gặp nhất.

Phân biệt tăng tế bào hồng cầu và tình trạng đa hồng cầu

Mọi người thường nhầm lẫn hai tình trạng trên là một, nhưng thực tế chúng là những vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó:

  • Tăng tế bào hồng cầu liên quan đến sự gia tăng số lượng của nhóm tế bào này, ảnh hưởng trực tiếp đến thể tích lưu lượng máu.
  • Đa hồng cầu không chỉ là tình trạng tăng nồng độ hồng cầu mà còn gia tăng cả hemoglobin – protein trong hồng cầu đảm đương nhiệm vụ mang oxy đến các mô trong cơ thể.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng tăng tế bào hồng cầu

Trong trường hợp này, người bệnh thường có những biểu hiện như sau:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Chảy máu cam
  • Tăng huyết áp
  • Suy giảm thị lực
  • Ngứa

Nguyên nhân

Nguyên nhân tăng tế bào hồng cầu là gì?

Dựa vào nguyên nhân khiến số lượng hồng cầu đột ngột gia tăng, các chuyên gia phân loại tình trạng sức khỏe này thành hai nhóm nhỏ gồm:

Tăng tế bào hồng cầu nguyên phát

Theo nghiên cứu, vấn đề sức khỏe này diễn ra khi gene chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình sản sinh hồng cầu từ tủy xương bị đột biến. Sự thay đổi này có thể khiến số lượng tế bào hồng cầu được tạo ra vượt quá mức cần thiết.

Ngoài ra, vì đột biến gene là nguyên nhân gây bệnh nên tình trạng sức khỏe này mang tính chất di truyền.

Tăng tế bào hồng cầu thứ phát

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, trường hợp này là hệ quả từ thói quen, vấn đề sức khỏe hoặc những ảnh hưởng từ thuốc, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Các bệnh về phổi khiến cơ thể không nhận đủ oxy cần thiết
  • Sự hiện diện của khối u, bao gồm cả lành tính và ác tính
  • Thuốc steroid và thuốc lợi tiểu

Mặt khác, trong vài trường hợp hy hữu, vấn đề sức khỏe trên có khả năng diễn ra mà không có nguyên nhân cụ thể.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tăng tế bào hồng cầu?

Xét nghiệm máu là thủ thuật y tế quan trọng trong quá trình kiểm tra số lượng hồng cầu ở một người có vượt quá mức quy định hay không. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số sau, bao gồm:

  • Số lượng tế bào hồng cầu trong một đơn vị máu.
  • Nồng độ erythropoietin [EPO]. Đây là một loại hormone sản xuất ở thận, đóng vai trò thúc đẩy quá trình sinh sản hồng cầu khi cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết.
  • Chỉ số HTC [tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần].
  • Hàm lượng hemoglobin trong một đơn vị máu.

Ngoài ra, bạn còn cần làm thêm xét nghiệm định lượng nồng độ oxy trong máu. Mặt khác, đôi khi kỹ thuật kiểm tra đột biến gene cũng có thể được chỉ định.

Những phương pháp điều trị tăng tế bào hồng cầu

Việc sớm điều trị rất quan trọng vì nó có thể giảm thiểu rủi ro hình thành cục máu đông trong mao mạch, đồng thời đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.

Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ thuốc để đối phó với vấn đề trên.

Những phương pháp điều trị phổ biến dành cho tình trạng sức khỏe này bao gồm:

  • Trích máu tĩnh mạch: lấy một lượng máu nhỏ ra khỏi cơ thể nhằm giảm bớt số lượng tế bào hồng cầu. Bạn sẽ cần thực hiện thủ thuật này với tần suất hai lần/tuần hoặc hơn cho đến khi hàm lượng hồng cầu được kiểm soát ổn định.
  • Dùng thuốc aspirin: một số người dùng aspirin liều thấp với mục đích ngăn ngừa huyết khối hình thành.
  • Sử dụng thuốc ức chế sản sinh hồng cầu: thường là hydroxyurea, busulfan và interferon.

Trường hợp nguyên phát dường như không thể phòng ngừa được vì nó liên quan đến sự thay đổi ở mức vật chất di truyền. Tuy nhiên, đối với tình trạng số lượng hồng cầu đột ngột tăng lên vì vấn đề cụ thể, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phát sinh bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Không hút thuốc lá
  • Thường xuyên rèn luyện thể chất
  • Chú ý vấn đề dinh dưỡng
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề