Làm thế nào để lớp đoàn kết hơn

     Có phải đó là điều bạn luôn trăn trở về lớp mình? Dù bạn là lớp trưởng, bí thư hay chỉ là 1 thành viên bình thường, tôi tin bạn cũng đã từng nghĩ đến điều này
Tôi viết bài này, chẳng phải để chia sẻ bí quy

ết để một lớp học trở nên đoàn kết hơn. Bởi vì tôi, chính tôi, còn chưa bao giờ cảm thấy tôi từng được học ở lớp học nào đó đoàn kết. Có chăng chỉ là qua lời kể của mấy đứa bạn thân học khác lớp, khác trường về lớp-của-nó trong cái tặc lưỡi thèm thuồng của tôi.Tôi vẫn hay cảm thấy mình xui xẻo. Sao tôi không được học trong một lớp học đoàn kết, mọi người đều vui vẻ chơi với nhau, hiểu ý nhau? Tôi cảm thấy chán. Tôi vẫn khoanh tay ngồi nhìn cả lớp biểu quyết đi chơi, thầm nghĩ “Xì, không nghĩ được chỗ nào chơi vui hơn à. Đúng là… lũ không đoàn kết!”. Tôi vẫn thường xem mấy tấm hình tụi trong lớp chụp lúc đi chơi với nhau – mà không có tôi. Tôi cũng có tiếc chứ, sao lại không? Nhưng nhìn chúng lố nhố, tạp nham thế nào ý. Tụi con nhà giàu thì áo quần lòe loẹt đứng tụm năm tụm bảy cười nói, thoải mái tự sướng đủ kiểu trước ống kính. Tụi mọt sách thì ăn mặc đơn giản đứng lấp ló ở góc nào đó trong khung hình, hoặc là… lấy tay che ống kính. Được rồi, tôi thừa nhận tôi không muốn ăn mặc lòe loẹt như tụi đang làm duyên làm dáng chụp hình kia. Nhưng tôi cũng chẳng muốn làm trò cười cho người khác hay phải lấp ló trong khung ảnh của kẻ khác. Có cảm giác như sự phân biệt “đẳng cấp” vậy! Thế nên tôi vẫn thường chọn việc ở nhà… cho lành! Tôi thấy ngán ngẩm đến mức đến ngày cắm trại – ngày vui nhất đời học sinh tôi cũng chẳng muốn đi. Không phải tui không thích cắm trại nhưng mà có vui gì đâu mà đi. Lớp gì mà chẳng đoàn kết, đến cả việc làm áo lớp mà chúng nó cũng nhặng xị cả lên. Đứa đòi màu này, đứa đòi hình nọ, suốt mấy ngày đó cả lớp cứ loạn hết cả lên. Chắc cũng nhờ chị nhân viên tư vấn kiên nhẫn và sự quyết đoán ở phút cuối của lớp trưởng tôi thì mẫu áo lớp mới hoàn thành. Rồi cái ngày nhận áo về lớp cũng tới - Lớp tôi tràn ngập màu đỏ. Bỗng dưng tôi thấy hồi hộp, có chút cảm động khi nhìn thấy 1 màu đỏ đang bao trùm cả lớp. Trong đầu tôi là hình ảnh cả biển người đang cổ vũ đội tuyển Việt Nam trong trận cầu nảy lửa tại sân Mỹ Đình – điều đối với tôi là thiêng liêng nhất, là… đoàn kết nhất! Phì cười với suy nghĩ của mình, tôi trông đợi đến ngày cắm trại, để cả lớp cùng mặc áo giống nhau, để tui được cảm nhận hương vị của sự đoàn kết mà tôi trông đợi bấy lâu.Tôi cũng không nhớ rõ trong ngày cắm trại đã xảy ra cụ thể những gì, thứ duy nhất còn đọng lại trong tâm trí của một đứa đang học Đại học về lớp học thời cấp 3 của nó, về cái ngày cắm trại đầy ý nghĩa – dường như đã làm thay đổi cả phần đời học sinh còn lại của nó – là tiếng cười giòn tan, không còn phân biệt khoảng cách. Lần đầu tiên trong tôi không còn ý nghĩ phân biệt con nhà giàu, thằng mọt sách. Chúng tôi đều như nhau, đều mặc mình chiếc áo màu đỏ mang tinh thần “Cố gắng sẽ gặp may mắn” của cả lớp. Lần đầu tiên tôi thấy chúng tôi không còn khoảng cách. Cùng nhau hùng hục kéo dây để giật giải nhất phần thi kéo co. Cùng nhau hò hét cổ vũ lớp mình giành phần thắng phần thi đổ nước vào chai. Cùng nhau ăn cơm, nói chuyện rộn ràng. Cùng nhau chạy nối đuôi thành đoàn tàu màu đỏ chạy lăn quăn khắp sân trường. Cùng nhau cười giòn tan trong nắng…

Đến bây giờ, khi nhìn lại những tấm ảnh kỉ niệm thời cấp 3, tôi vẫn không thôi thích thú, không thôi tiếc nuối bồi hồi. Những cái áo đỏ cùng nhau dã ngoại, cùng nhau đi tắm suối, cùng nhau lên đồi chơi. Tôi nhớ! Nhớ những cái áo đỏ năm nào Tôi nghĩ khi đọc được tiêu đề bài viết này, có 1 anh chàng lớp trưởng luôn băn khoăn về sự đoàn kết của lớp mình, cô nàng bí thư muốn tập thể vững mạnh sẽ ngay lập tức vào xem bài viết này. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này, các bạn cũng tuyệt vời như anh chàng lớp trưởng và cô bí thư lớp tôi năm nọ vậy. Thế nên tôi muốn gửi gắm một thông điệp đến những bạn đang có cảm giác như-tôi-đã-từng [nghĩ rằng lớp mình không đoàn kết ý]: Cuộc đời không chỉ là tấm gương soi mà, hãy mở lòng ra và bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn đã cho nữa! Tin tôi đi! Vì tôi đã từng như thế!

Chúc bạn nhanh chóng “tìm lại” được tập thể đoàn kết mà mình ao ước. 

Nếu có “phe, nhóm” trong một lớp học thì đó cũng là điều bình thường vì đó là những nhóm bạn cùng chung sở thích; thân thiện với nhau từ cấp học dưới, giúp nhau trong học tập và các hoạt động khác của lớp, của trường.

Nhưng “phe, nhóm” ở đây lại biến tướng, trở thành những nguyên nhân gây mất đoàn kết; đố kỵ nhau, khích bác nhau và có thể dẫn tới những xô xát, xảy ra bạo lực học đường…

"Phe, nhóm" trong lớp [Ảnh minh họa: LAP].

Các “phe, nhóm” trong lớp học gây ra nhiều khó khăn, bức xúc cho giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm trong việc giảng dạy và ổn định lớp.

Có những lần lên lớp giảng bài, khi ra câu hỏi thì chẳng em nào chịu phát biểu cả [mặc dù có những câu hỏi dễ].

Sau vài ba lần như thế, tôi dò hỏi những học sinh tích cực thì các em cho biết: nếu bạn nào đứng lên xung phong phát biểu thì các nhóm khác sẽ dè bỉu, chọc quê nếu nói chưa đúng. Nếu trả lời đúng thì bị các bạn kia nói là “làm màu” hoặc “học kém mà còn làm phách”…

Chưa hết, các phong trào thi đua cũng bị kéo xuống vì xảy ra tình trạng phá đám, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Mỗi khi xảy ra chuyện các “phe, nhóm” xích mích nhau có những giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân nhưng lại không đưa ra phương hướng giải quyết đến nơi đến chốn nên tình trạng đâu lại vào đấy.

Cũng có những giáo viên chủ nhiệm, do tinh thần trách nhiệm chưa cao, cứ để tình trạng “phe nhóm” phát triển thì lớp trở thành nỗi ám ảnh cho học sinh ngoan, chăm học và nỗi ám ảnh cho giáo viên đứng lớp…

Trước tình trạng “phe, nhóm” này trước hết chúng ta phải phát hiện và có biện pháp “hóa giải” ngay từ khi còn “trứng nước”.

Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm và cần có những biện pháp kịp thời, cách làm linh hoạt để xây dựng tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau trong lớp.

Đó là những buổi sinh hoạt văn nghệ trong giờ chủ nhiệm hàng tuần. Sau khi làm xong các công việc, cần dành thời gian thích hợp cho các tổ thi đua văn nghệ thật sôi nổi, hào hứng. 

Đó là những buổi ngoại khóa, dã ngoại khi có điều kiện, có dịp thuận tiện [vừa kết thúc học kỳ, nhân các ngày nghỉ lễ, cắm trại trong trường…]. Có sự phân công, có quy định giờ giấc, quy định trong sinh hoạt dã ngoại… Đây cũng là dịp cho các em xả stress, vui đùa, chạy nhảy với nhau trong khung cảnh thiên nhiên, ngoài trời.

Đó là những dịp tham quan di tích văn hóa, lịch sử vừa nâng cao hiểu biết nhưng đồng thời cũng nâng cao kỹ năng sống, cách ứng xử của các em với nhau… giáo viên chủ nhiệm sẽ quan sát, nắm được tâm tánh, ý thích của từng học sinh…

Từ đó, giáo viên chủ nhiệm có các ứng xử phù hợp để động viên, khích lệ cũng như uốn nắn các em…

Thông qua những hoạt động này, các em trở nên gần gũi, hiểu nhau hơn và chia sẻ, cảm thông cho nhau hơn…

Cũng thông qua các hoạt động đa dạng này, các em sẽ biết dựa vào nhau, giúp đỡ nhau trong mọi công việc để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao…

HOÀNG SA VIỆT

Video liên quan

Chủ Đề