Làn xe cấp 1 làn xe cao tốc là gì năm 2024

Trên đường cao tốc, làn ngoài cùng bên phải thường hẹp hơn các làn khác, được tách biệt bằng vạch liền. Tác dụng của làn này là dừng khẩn cấp, dành cho các xe khi gặp sự cố có thể tấp vào lề và dừng lại, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Bên cạnh đó, những xe ưu tiên trong trường hợp khẩn cấp có thể chạy vào như cứu hoả, cứu thương, công an...

Vậy làn đường dừng khẩn cấp là gì?

Ý tưởng về làn đường dừng khẩn cấp bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960. Làn đường dừng khẩn cấp này sẽ chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của tuyến đường cao tốc, mặc dù ở một số nơi làn đường này được loại bỏ để tạo thêm làn đường cho xe chạy.

Trong trường hợp có làn đường dừng khẩn cấp thì chiều rộng tiêu chuẩn là 3,3 mét, đủ rộng cho một chiếc xe tải lớn mà không phải lấn qua làn đường chính. Phân biệt với các làn đường chính bằng một vạch sơn liền màu trắng phản quan [khác với các vạch đứt phân tách các làn đường chính với nhau]. Ngoài ra, các miếng mắt mèo cũng được đặt trên vạch trắng này như là một dấu hiệu nhận biết.

Sử dụng làn đường dừng khẩn cấp sao cho đúng luật?

Bước tiếp theo, khi xe dừng hẳn bạn nên đánh tay lái về phía bên phải hoặc trái [nếu bạn ở những nước đi bên trái],để đảm bảo rằng nếu điều tồi tệ nhất xảy ra là có một chiếc xe khác đâm vào xe bạn thì xe bạn cũng sẽ lao về phía bên ngoài của đường cao tốc thay vì lao vào làn đường chính. Và không quên là kéo phanh tay để tránh trường hợp xe lăn bánh tự do.Khi di chuyển trên đường, gặp tình huống khẩn cấp và muốn dừng lại, bạn nên bắt đầu đánh lái về phía bên phải [hoặc bên trái đối với những nước di chuyển bên trái], đồng thời nhanh chóng bật đèn cảnh báo nguy hiểm [nút màu đỏ ngay giữa xe], đặc biệt là vào ban đêm để những chiếc xe ở phía sau biết bạn đang muốn chuyển làn đường.

Kế đến là tìm số điện thoại khẩn cấp - thường được ghi trên các tấm bảng báo hiệu để liên hệ với dịch vụ cứu hộ. Nếu có thể, hãy nhìn xung quanh để xem có các chỉ dấu của đường cao tốc không. Những tấm bảng nhỏ với các con số bên trên là thứ duy nhất giúp các dịch vụ cứu hộ biết được vị trí của bạn và họ sẽ đến giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.

Chạy vào làn đường khẩn cấp, bị xử lý như thế nào?

Luật Giao thông đường bộ 2008, điều 22: Quyền ưu tiên của một số loại xe.

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

  1. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
  1. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
  1. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
  1. Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ] Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Mặt khác, Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

[PLO]- Bộ GTVT cho biết 5 tuyến cao tốc 2 làn xe sẽ được ưu tiên mở rộng trước. Các tuyến 4 làn xe, 1 làn dừng khẩn cấp sẽ tiếp tục cân đối nguồn lực để mở rộng. Cạnh đó, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường cao tốc và sẽ ban hành trong quý I-2024.

"Sẽ có 5 tuyến cao tốc 2 làn xe được nâng cấp, mở rộng hoàn chỉnh lên 4 làn xe theo chỉ đạo của Thủ tướng".

Đó là thông tin về lộ trình nâng cấp các tuyến cao tốc 2 làn xe sau vụ tai nạn nghiêm trọng tại cao tốc Cam Lộ-La Sơn hồi tháng trước được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đưa ra tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 2-3.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm thông tin về lộ trình nâng cấp các tuyến cao tốc 2 làn xe. Ảnh: X.Đ

Nâng cao an toàn trên các tuyến cao tốc

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, Bộ đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ khẩn trương thực hiện việc rà soát để nghiên cứu tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và phương án tổ chức giao thông để nâng cao an toàn khai thác trên các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư 2 làn xe hoặc 4 làn xe, 1 làn dừng khẩn cấp không liên tục cũng như trên toàn bộ tất cả các tuyến cao tốc và quốc lộ khác…

Căn cứ vào kết quả rà soát, đánh giá sẽ có điều chỉnh bổ sung các hệ thống cọc tiêu, biển báo, sơn vạch kẻ đường và các phương án về tốc độ lưu thông trên tuyến để làm sao người điều khiển phương tiện giao thông lưu thông thuận lợi nhất, an toàn nhất khi lưu thông trên các tuyến cao tốc này.

Bộ cũng phối hợp với lực lượng CSGT và công an các địa phương xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện có vi phạm…

Ngoài ra, để có cơ sở đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng cũng chỉ đạo phải khẩn trương xây dựng thống quy chuẩn quốc gia về đường cao tốc. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ khẩn trương nghiên cứu dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường cao tốc.

Mở rộng 5 tuyến này là ưu tiên số 1

"Hiện chúng tôi đã hoàn thành dự thảo, đang gửi Bộ KHCN để thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định chúng tôi sẽ hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường cao tốc và sẽ ban hành trong quý I năm nay, tức là trong tháng 3 này" - Thứ trưởng nói.

Toàn cảnh họp báo chiều 2-3.

Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường bộ cao tốc phân kỳ đầu tư. Thực hiện nội dung này, Bộ GTVT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang được Thủ tướng giao làm chủ quản các tuyến đường bộ cao tốc, trong đó có tuyến phân kỳ đầu tư.

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN cũng có các đơn vị hiện đang quản lý các tuyến đường bộ cao tốc có phân kỳ đầu tư 2 làn xe; Các ban quản lý dự án của Bộ GTVT được giao làm chủ đầu tư các dự án khẩn trương rà soát các dự án, nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư mở rộng các tuyến này theo quy mô quy hoạch hoàn chỉnh. Bộ GTVT sẽ tập hợp báo cáo Thủ tướng trong tháng 3 này.

"Hiện theo chúng tôi thống kê thì có 5 tuyến cao tốc đang khai thác quy mô 2 làn xe. Kế hoạch mở rộng 5 tuyến này là ưu tiên số 1. Các tuyến phân kỳ 4 làn xe, 1 làn dừng khẩn cấp không liên tục sẽ tiếp tục cân đối nguồn lực để mở rộng" - Thứ trưởng nhấn mạnh

5 tuyến phân kỳ đầu tư 2 làn xe

Tuyến La Sơn - Hòa Liên: Bộ GTVT đã báo cáo và được cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí vốn từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022. Hiện đang trình Thủ tướng chủ trương đầu tư để hoàn thiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật về Đầu tư công và Luật xây dựng. Cố gắng phấn đấu khởi công cuối năm nay, hoàn thành cuối năm 2025 - đầu năm 2026.

Tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình: Hiện đang khai thác quy mô 2 làn xe, quy hoạch 6 làn xe. Dự án này, Thủ tướng giao UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan chủ quản. Đây là dự án đầu tư theo hình thức PPP. Hòa Bình đã chấp thuận cho nhà đầu tư thực hiện bước điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng tuyến này theo quy mô quy hoạch.

Tuyến Yên Bái - Lào Cai: Thuộc dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai do VEC làm chủ đầu tư, trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Ủy ban Quản lý vốn sẽ chỉ đạo VEC nghiên cứu, đề xuất mở rộng đoạn từ Yên Bái lên Lào Cai.

Hai tuyến còn lại thuộc Bộ GTVT quản lý là Thái Nguyên - Chợ Mới và Cam Lộ - La Sơn. Bộ GTVT đang chỉ đạo 2 ban quản lý dự án khẩn trương đề xuất phương án về nguồn vốn, phương thức đầu tư để mở rộng hai tuyến này theo quy mô quy hoạch.

Như vậy, 5 tuyến phân kỳ đầu tư quy mô 2 làn xe sẽ được ưu tiên triển khai tiếp. Các tuyến còn lại phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe và làn dừng khẩn cấp không liên tục.

Bộ GTVT sẽ tiếp tục có tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nguồn lực đầu tư để báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn để triển khai mở rộng.

Tại sao cao tốc có 2 làn xe?

Sớm đầu tư nâng cấp cao tốc 2 làn xeNhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng, Bộ GTVT và các địa phương nghiên cứu, đề xuất đầu tư một số tuyến cao tốc theo quy mô phân kỳ. Việc sớm đưa vào khai thác các tuyến cao tốc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tại sao cao tốc không có làn dừng khẩn cấp?

Do nhu cầu vận tải trên tuyến trong giai đoạn đầu chưa cao, nguồn vốn còn hạn hẹp nên thời gian qua, một loạt tuyến cao tốc chỉ được đầu tư xây dựng 2 làn xe và không có làn dừng khẩn cấp.

Xe máy đi sai làn đường cao tốc phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, xe máy đi vào cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, lỗi xe máy đi vào cao tốc còn bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lên cao tốc chạy bao nhiêu km h?

1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h. 2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.”

Chủ Đề