Lãng du trong văn hóa việt nam pdf năm 2024

Internet đã toàn cầu hóa thông tin, làm cho mọi người ở bất cứ nơi nào trên trái đất cũng thấy tất cả, biết tất cả. Nhưng để đi đến hợp tác với nhau trong kinh tế, chính trị thì phải hiểu nhau, chấp nhận nhau. Muốn vậy thì cần có những hiểu biết về các điểm khác nhau về văn hóa, điều đó có nghĩa là chúng ta phải tạo nên bầu không khi “chung sống giữa các nền văn hóa" [lời của Dominique Wolton, tác giả cuốn sách "Toàn cầu hóa văn hóa". Đinh Thủy Anh, Ngô Hữu Long dịch, NXB Thế giới, 2006] để con người của các nền văn hóa xích lại gần nhau. Ngày nay cả thế giới dùng chung kỹ thuật Internet, nhưng không có chung về văn hóa, xã hội, chính trị. Nếu chúng ta lắng nghe, học hỏi lẫn nhau với tinh thần thiện chi: hợp tác cùng phát triển thì những trở ngại về văn hóa, xã hội, chính trị sẽ được giải tỏa. Nếu sử dụng trở ngại do khác nhau về văn hóa, xã hội, chính trị làm công cụ thì có thể gây ra hiểu lắm, gầy thủ địch, thậm chí đổ vỡ, chiến tranh.

Internet là phương tiện truyền thông với vô văn thông điệp của thông tin đa chiều. Chúng ta phải thanh lực, đu nhập những gì phục vụ cho nhu cầu, cho sự phát triển của đất nước, nếu không sẽ ngơ ngác, roi tôm vào biến thông tin và chết ngợp trong đó.

Cuốn sách “Lãng du trong các nền văn hóa" chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa" trong thời buổi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế, trong thời buổi toàn cầu hóa kinh tế. Vì vậy việc biết những nét chính trong nền văn hóa các nước cũng là điều cần thiết và bổ ích. Ta thấy các nền văn hoá đều có chung một điểm: sống phải có tình và có lý. Trong khi rỏ nét ở văn hoa Việt Nam là nhân đạo, ở Ấn Độ là nhân bản, ở Trung Quốc là nhân văn, thì ở Nga là nhân ai, ở Mỹ là nhân quản. Phật giáo chỉ bám rễ và phát triển ở Trung Quốc khi các nhà truyền giáo biết đề cao chữ Hiếu, nhưng ở Việt Nam chữ đó là chủ Nghĩa. Điều đó cho thấy, cái gì có khả năng thích ứng thì mới hòa nhập được vào trong văn hoa bản địa. Việc hiểu biết văn hoá các nước sẽ làm tăng sự thông cảm, giúp ta mở rộng tầm nhìn về những vấn đề dân tộc và quốc tế. Nếu bạn đọc muốn đi xa hơn đi sâu hơn vào những điều mình thích thú thi xin đọc những sách chuyên khảo.

Văn hoá ở đây được hiểu theo nghĩa bao gồm tín ngưỡng, tôn giáo, văn học, âm nhạc, hội hoạ..., là nơi thể hiện rõ nhất bản sắc dân tộc, tinh thần dân tộc, lòng tự hảo dân tộc, cách tiếp nhận những giá trị của thế hệ đi trước, của các dân tộc khác. Bản sắc dân tộc là vấn đề hết sức tình tế và nhạy cảm, là hợp lý ở dân tộc này, nhưng lại là phi lý, vô lý ở dân tộc khác. Chúng ta nên thấy đó là những khía cạnh khác nhau của một toàn thể nên thấy đó là hoa thơm có lạ của các vùng miền trên hành tinh chúng ta và đó là sản phẩm của hoàn cảnh địa lý -chính trị-xã hội, của lịch sử.

Sách có thể chưa thỏa mãn được mong đợi của bạn đọc xa gần. Nếu bạn đọc chưa hài lòng mong bạn rộng lòng bao dung, tặc lưỡi: "Mới được đến thế!"

Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Nhà Văn hóa Hữu Ngọc xuất bản cuốn sách Lãng Du Trong Văn Hóa Xứ Sở Hoa Anh Đào dựa trên nền tảng cuốn “Hoa Anh đào và điện tử” [xuất bản năn 1989] và cuốn “Dạo chơi vườn văn Nhật Bản” [xuất bản năm 1992] với nhiều nội dung mới được bổ sung và cập nhật.

Độc giả sẽ nhận thấy một đất nước Nhật Bản thu nhỏ trong cuốn sách Lãng Du Trong Văn Hóa Xứ Sở Hoa Anh Đào. Cuốn sách đã giới thiệu một cách đầy đủ và sâu sắc những nét văn hóa đặc trưng của xứ sở này.

Lãng Du Trong Văn Hóa Xứ Sở Hoa Anh Đào cũng cho độc giả thấy một Nhật Bản tuy chịu ảnh hưởng của Khổng học, Phật học và Lão học nhưng không phụ thuộc vào chúng mà đã tạo nên một nền văn hóa dân tộc độc đáo. Trong diễn trình lịch sử, tuy phải đương đầu với nhiều vấn đề về "mối quan hệ truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, sáng tạo và cải biên, quốc gia và quốc tế", Nhật Bản vẫn vượt qua được bằng việc dung hòa các "yếu tố đối lập" trên một cách khéo léo, một mặt bảo tồn truyền thống, mặt khác tiếp thu những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã “đề cập sâu sắc đến một số vấn đề cơ bản của Nhật Bản thuộc dĩ vãng và hiện tại” với cảm xúc tinh tế và một lối viết mang dáng dấp tùy bút, mộc mạc mà đằm thắm. Có thể xem đây như một cuốn sách tham khảo cho những bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến, và muốn tìm hiểu về văn hóa cũng như đất nước Nhật Bản.

Nhận định:

“Trong Lãng du trong văn hóa xứ sở Hoa Anh đào, tác giả đã đề cập đến một số chủ đề thuộc dĩ vãng và hiện tại của Nhật Bản với cái nhìn tinh tế và một lối viết mang dáng dấp tùy bút, mộc mạc mà đằm thắm. Từng trang viết hấp dẫn, nhẹ nhàng mà sâu sắc dựa trên nguồn tư liệu và trải nghiệm phong phú của chính bản thân tác giả sẽ làm cho độc giả cảm nhận về đất nước Mặt trời mọc từ những góc nhìn, cự ly khác nhau, vừa chi tiết, vừa khái quát”. - Tiến sĩ khoa học Nghiêm Vũ Khải - Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Nhật Bản, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt - Nhật, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chủ Đề