Lợi nhuận nuôi bò trong 1 năm là bao nhiêu năm 2024

(HNM) - Hiện nay, Hà Nội đang đưa nhiều giống bò mới chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi. Nhờ đó, đạt giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Lợi nhuận nuôi bò trong 1 năm là bao nhiêu năm 2024

Mô hình chăn nuôi bò thịt tại xã Minh Châu (huyện Ba Vì) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ánh Ngọc

Theo ông Nguyễn Bá Anh ở xã Minh Châu (huyện Ba Vì), trước đây gia đình chăn nuôi bò truyền thống hiệu quả thấp, nhưng từ khi chuyển sang nuôi giống bò thịt cao sản đã đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với giống bò cỏ truyền thống. Nếu như trước đây, nuôi bò cỏ truyền thống có lợi nhuận 5-6 triệu đồng/năm thì giống bò cao sản đạt 8-10 triệu đồng/con. Hiện, gia đình ông Nguyễn Bá Anh đang nuôi 28 con bò, thu nhập 250-300 triệu đồng/năm.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Kim Vũ, Hà Nội là địa phương có tiềm năng chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi bò thịt. Toàn thành phố hiện có tổng đàn bò hơn 130 nghìn con, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng; trong đó, đàn bò thịt và bò sinh sản hơn 117 nghìn con với nhiều giống bò chất lượng cao, như: 65% bò lai Zebu, gần 30% bò lai hướng thịt (Angus, Droughtmaster, Wagyu, BBB...); số bê sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo đạt khoảng 60 nghìn con/năm, cung cấp cho thị trường trên 50 nghìn bò giống, bê giống các loại, gồm: Giống BBB, Angus, Wagyu, Charolais, Brahman...

“Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt phát triển theo hướng trang trại, quy mô lớn. Hiện đàn bò thịt, sinh sản tại 39 xã, vùng chăn nuôi bò thịt trọng điểm là hơn 50 nghìn con; hơn 100 trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư (quy mô từ 20 con trở lên/trại)”, ông Hoàng Kim Vũ cho biết thêm.

Tuy nhiên, hiện chăn nuôi bò thịt trên địa bàn thành phố mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu tiêu dùng; phần lớn vẫn phải nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài. Đây vừa là thách thức nhưng vừa là cơ hội, tiềm năng để ngành phát triển trong thời gian tới.

Để chăn nuôi bò thịt tiếp tục phát huy hiệu quả, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thời gian tới, Hà Nội tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, chủ yếu tại các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn, Mê Linh, Mỹ Đức…; phấn đấu đến năm 2025, đàn bò thịt, bò sinh sản có quy mô 150.000-155.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 13.000-15.000 tấn/năm. Đến năm 2030, đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo đạt trên 90% tổng đàn, trong đó lai tạo giống bò cao sản 50%.

Để đạt mục tiêu này, Sở NN&PTNT Hà Nội tham mưu UBND thành phố có cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu về chăn nuôi bò; phối hợp với các địa phương xây dựng chăn nuôi bò thịt theo chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu “thịt bò Hà Nội”, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Để khai thác tiềm năng trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và bò thịt nói riêng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở NN&PTNT tiếp tục chủ trì, phối hợp với các huyện, thị xã, sở, ban, ngành liên quan phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, xa khu dân cư, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn áp dụng công nghệ cao nhằm phục vụ nhu cầu lai tạo bò thịt, tiêu thụ thịt bò trên địa bàn thành phố và cung cấp cho các địa phương trong cả nước.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 35 nghìn con trâu, bò; trong đó, bò thịt chiếm khoảng 65% tổng đàn, tập trung chủ yếu ở các huyện Khoái châu, Văn Giang, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên.

Xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên với địa thế vùng đất bãi màu mỡ nên người dân trong xã đã tận dụng vừa trồng cỏ kết hợp nuôi bò thịt. Đây là địa phương có số lượng đàn bò lớn của tỉnh Hưng Yên. Đàn bò thịt trong xã thường xuyên duy trì từ 6 - 7 nghìn con. Các hộ chăn nuôi bò thịt trong xã đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nghiên cứu chọn nuôi giống bò thịt năng suất, chất lượng cao để sản xuất, cung ứng cho thị trường.

Ông Đào Văn Thắng, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi bò thịt Phú Cường cho biết, do hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây các thành viên trong hợp tác xã đều nuôi bò thịt với số lượng lớn. Mỗi thành viên trong hợp tác xã thường chăn nuôi từ 15 đến 30 con bò thịt, hộ nhiều nhất gần 40 con. Trung bình mỗi con bò thịt nuôi từ khi bắt giống đến lúc xuất chuồng khoảng 8 đến 10 tháng, người chăn nuôi có lãi khoảng 20 đến 25 triệu đồng. Hầu hết các hộ chăn nuôi bò thịt đều có kinh tế khá, giàu, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Thạch, xã Phù Ủng (huyện Ân Thi), đàn bò của gia đình ông thường xuyên được duy trì trên dưới 60 con. Nguồn thức ăn được tận dụng chủ yếu từ cỏ voi gia đình tự trồng. Ngoài ra, gia đình ông Thạch cũng đầu tư máy cuốn rơm để dự trữ thức ăn cho bò. Ông còn tận dụng chất thải chăn nuôi để nuôi giun quế, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập. Nhờ đó, chi phí chăn nuôi giảm, lợi nhuận cao và mỗi năm doanh thu từ chăn nuôi của gia đình đạt trên 100 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, Hưng Yên có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc như: địa hình bằng phẳng, có nhiều bãi chăn thả tự nhiên ở các xã ven đê, nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Ngoài ra, bò dễ nuôi, ít chịu rủi ro về dịch bệnh, sản phẩm dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao. Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao đang được xác định là hướng đi trong phát triển chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên.

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên luôn khuyến khích các hộ chăn nuôi phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP (quy trình thực hiện chăn nuôi tốt) đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Cùng đó, khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi tuần hoàn qua việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như: Đầu tư hệ thống quạt làm mát chuồng trại, máy thái cỏ, máy ép tách phân hoặc xử lý phân bò để nuôi giun quế. Sau đó sử dụng giun quế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, phân giun sau khi ép tách phân được sử dụng để bón cỏ hoặc cây trồng.

Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đề án "Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường" nhằm phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất sạch và bền vững theo chuỗi ngành hàng gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đồng thời, giảm dần và tiến tới không phát triển chăn nuôi quy mô nông hộ, tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Qua đó, phấn đấu đến năm 2025 ổn định đàn vật nuôi đạt tổng sản lượng thịt hơi khoảng 175 nghìn tấn. Về số lượng, đàn gia súc đạt từ 550 - 580 nghìn con lợn (100% lợn nạc và siêu nạc); hơn 42 nghìn con bò (tỷ lệ bò thịt lai 3 máu, 4 máu chất lượng cao chiếm hơn 60%). Đối với đàn gia cầm, duy trì ở mức hơn 10 triệu con (thủy cầm từ 3 - 3,5 triệu con); trong đó, khoảng 60% là gà Đông tảo và Đông tảo lai.

Về cơ cấu, ngành chăn nuôi chiếm 60% tỷ trọng trong nông nghiệp; trong đó, chăn nuôi tập trung chiếm từ 65 - 70%; chăn nuôi trang trại an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP chiếm từ 55 - 60%. Cùng đó, xây dựng từ 10 - 15% số trang trại an toàn dịch với bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh và dịch tả lợn châu Phi. Mỗi năm hỗ trợ xây dựng và đánh giá chứng nhận từ 50 - 70 trang trại, cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP.

Hưng Yên cũng đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nhất là khâu sản xuất con giống, mở rộng các cơ sở chăn nuôi hữu cơ; xử lý chất thải chăn nuôi gắn với việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo đảm sản xuất nông nghiệp sạch.

Nuôi bò 1 năm lãi bao nhiêu?

Mỗi con bò thịt có lãi 15 - 20 triệu đ/năm; nuôi bò vỗ béo 3 - 5 triệu đ/con/4 tháng và bò sinh sản 1 con bê chăm sóc 6 tháng bán được 15 triệu...

1 năm bờ đê bao nhiêu con?

Theo ông Trần Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định, bò sinh sản có thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, bê đẻ ra khoảng 5 – 6 tháng sau cai sữa là có thể xuất bán. Tùy theo chế độ dinh dưỡng, nếu bò sinh sản được nuôi tốt mỗi năm có thể đẻ 1 con.

Con bò có thể sống được bao nhiêu năm?

Sinh thái, hành vi và lịch sử sự sống. Các loài bò có tuổi thọ khoảng 18-25 năm trong tự nhiên, còn trong tình trạng nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống tới 36 năm.

Bò giống 3b giá bao nhiêu?

Bò 3b bán làm giống ngay từ khi 1 tháng tuổi сó giá khoảng 15 triệu đồng/con. Trong khi các giống bò kháс phải 6-10 tháng mới bán được giá như vậy. Nếu bò 3b nuôі được 6,7 tháng thì giá cũng dao động từ 35 – 40 triệu mỗi con. Giá сon giống khi mua cao bù lại khi bán thuơng phẩm cũng cao không kém.