Mang thai là gì

Mang thai làm thay đổi chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết, một phần bởi vì rau thai sản sinh ra hormone và một phần bởi vì hầu hết các hormone tuần hoàn dưới các dạng gắn kết với protein và sự liên kết protein tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai.

Rau thai sản sinh ra tiểu đơn vị beta gonadotropin màng nuôi ở người [beta-hCG], một hormone dinh dưỡng, giống như FSH và LH, duy trì thể vàng và do đó ngăn ngừa sự phóng noãn. Nồng độ estrogenprogesterone tăng sớm trong thời kỳ mang thai vì beta-hCG kích thích buồng trứng liên tục sản sinh ra chúng. Sau 9 đến 10 tuần mang thai, chính rau thai sản sinh ra một lượng lớn estrogenprogesterone để giúp duy trì sự mang thai.

Rau thai sinh ra hormone [tương tự như hormone gây kích thích tuyến giáp] kích thích tuyến giáp, gây quá sản, tăng tuần hoàn, và to ra vừa phải. Estrogen kích thích tế bào gan, làm tăng nồng độ globulin liên kết tuyến giáp; do đó, nồng độ thyroxine toàn phần có thể tăng, nồng độ hormone tuyến giáp tự do vẫn duy trì bình thường. Ảnh hưởng của hormone tuyến giáp có xu hướng gia tăng và có thể biểu hiện giống như chứng cường tuyến giáp, với nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, mồ hôi quá nhiều và tình trạng bất ổn về cảm xúc. Tuy nhiên, hội chứng cường giáp thực sự chỉ xảy ra trong 0,08% các trường hợp mang thai.

Rau thai sản xuất hormone phóng thích corticotropin [CRH], nó kích thích sản sinh ACTH ở người mẹ. Mức tăng ACTH làm tăng lượng các hormone thượng thận, đặc biệt là aldosterone và cortisol, và do đó góp phần làm phù.

Tăng cường sản xuất corticosteroid và tăng sản xuất progesterone của rau thai dẫn đến đề kháng insulin và tăng nhu cầu insulin, cũng như căng thẳng của thai kỳ và có thể là sự gia tăng nồng độ của lactogen rau thai người. Insulinase, được sản sinh bởi rau thai, cũng có thể tăng yêu cầu insulin, do đó nhiều phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường trong thai kỳ phát triển các dạng rõ ràng hơn của bệnh tiểu đường Đái tháo đường [DM] .

Rau thai sản sinh hormone kích thích tế bào tạo sắc tố [MSH], làm tăng sắc tố da vào cuối thai kỳ.

Tuyến yên to lên khoảng 135% trong thời kỳ mang thai. Nồng độ prolactin huyết thanh mẹ tăng gấp 10 lần. Prolactin gia tăng liên quan đến sự gia tăng sản xuất hormone giải phóng thyrotropin, được kích thích bởi estrogen. Chức năng chính của tăng prolactin là đảm bảo tiết sữa. Mức này sẽ trở về bình thường sau khi sinh, thậm chí ngay cả ở phụ nữ cho con bú sữa mẹ.

Mang thai tuần 1 là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với nhiều thai phụ. Đây là thời điểm bắt đầu của cả một quá trình cưu mang, sinh nở với thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, nó không hề đơn giản mà có những lưu ý nhất định mà các mẹ bầu cần chú ý. Vậy trong khoảng thời gian này, người phụ nữ nên chú ý những gì? Phải làm gì để tốt nhất cho cả mẹ và bé? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1.Mang thai tuần đầu là khoảng thời gian khi nào

Theo thực tế, các chuyên gia cho rằng, tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn chưa chính thức mang thai một cách thực sự. Bởi vì các bác sĩ chuyên khoa sản sẽ theo dõi thai kỳ và tính ngày dự sinh dựa vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt sau cùng.

Chính vì vậy, người sản phụ sẽ mang thai tuần 1 trước cả thời điểm diễn ra sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, tinh trùng gặp trứng vào khoảng thời gian từ tuần 1 đến tuần 3 của thai kỳ. Nếu kết quả test thai dương tính, nó có nghĩa là thai kỳ đã vào tuần thứ 4 chứ không phải tuần thứ nhất nữa.

>> Ốm nghén và những điều các mẹ bầu cần biết, xem và hiểu thêm trong bài viết: Ốm nghén: Những điều cần biết.

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian mang thai tuần 1 là khi trứng đã thụ tinh với tinh trùng. Sau đó, thai nhi được 1 tuần tuổi thì người thai phụ được gọi là mang thai 1 tuần. 

2. Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Thai 1 tuần tuổi thực chất vẫn chưa có bất cứ một biểu hiện nào nào cho thấy sự hình thành rõ ràng về hình dạng và kích thước. Phải đến một vài tuần sau đó, thai nhi mới chính thức hình thành.  Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tính thời gian này là một giai đoạn của quá trình hình thành bào thai. 

Mang thai tuần 1 chính là tuần nguyệt san của thai phụ. Vì vậy đây cũng là điểm quan trọng không kém những tần sau đó. Đây là khoảng thời gian mà mẹ bầu lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Tuần nguyệt san của thai phụ

>> Việc tiêm phòng khi mang thai có thực sự quan trọng hay không? Những điều bạn cần biết về tiêm phòng khi mang thai cùng YouMed tìm hiểu thêm: Tiêm phòng khi mang thai.

Ngày dự sinh của bé được tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, những bà mẹ sinh muộn sẽ có thai kỳ kéo dài đến tận 42 tuần hoặc lâu hơn. Lúc này, thai được gọi là thai quá ngày hoặc thai già tháng.

3. Sự thay đổi trên cơ thể người mẹ

Trong giai đoạn trước mang thai, cơ thể người mẹ đã có sự chuẩn bị cho việc hình thành của em bé. Thật ra, cơ thể người phụ nữ đã được chuẩn bị từng tháng từ thời điểm dậy thì.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, tử cung loại bỏ lớp lót trong của nó. Hiện tượng này tạo điều kiện cho sự hình thành một lớp áo mới. Nó có nhiều đường dẫn máu và nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai được tốt nhất.

Dấu hiệu có thai tuần đầu  các mẹ có thể quan sát

  • Tăng thân nhiệt.
  • Mùi và màu sắc của chất nhầy ở cổ tử cung có sự thay đổi.
  • Bầu vú có dấu hiệu sưng, cương cứng, núm vú chuyển sang màu đậm hơn.
  • Cảm thấy khó chịu, dễ buồn nôn đối với nhiều mùi.
  • Tính tình thay đổi, có thể dễ bực bội, cáu gắt, nóng giận.
  • Đi tiểu nhiều lần hơn trong một ngày.
Trễ kinh là triệu chứng phổ biến

Một số biểu hiện có thai tuần đầu khác có thể xuất hiện ở nhiều thai phụ như:

  • Táo bón.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Khó ngủ.
  • Cảm giác căng tức ngực, tức bụng.

Trong tuần đầu mang thai, các triệu chứng có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không điển hình. Vì vậy, thai phụ cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Quan tâm đến những thay đổi của cơ thể để có thể phát hiện ra mình đã bắt đầu mang thai.

4. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 1 như thế nào?

Thai phụ nên cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điển hình là nên bổ sung axit folic [vitamin B9] cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết cho thời kỳ mang thai.

Axit folic tự nhiên tồn tại trong các loại hạt khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, bánh mì nâu. Chất này có tác dụng ngăn ngừa các khiếm khuyết thần kinh khi mang thai trong những tuần đầu tiên.

Người mẹ nên bổ sung axit folic

Trong giai đoạn mang thai tuần 1, người mẹ nên tập hình thành thói quen tốt trong chế độ dinh dưỡng và tập luyện, đồng thời chăm sóc chu đáo hơn cho các vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

Bên cạnh đó, thai phụ không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các loại thức uống có cồn. Hạn chế cà phê, chất béo, chất ngọt. Đồng thời tránh làm việc nặng, vận động nhiều như chạy nhảy; hạn chế thức khuya, suy nghĩ nhiều.

5. Một số bệnh thường gặp

Trong thời gian mang thai tuần 1, người mẹ có thể gặp một số bệnh thông thường như:

  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Hội chứng bàng quang kích thích.
  • Hen phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng.
  • Viêm da dị ứng.
  • Bệnh trĩ, táo bón.
  • Cúm, viêm đường hô hấp trên.
  • Nhiễm virus như: sởi, Rubella, Epstein-barr virus, virus hợp bào hô hấp, thủy đậu,…
Thai phụ mang thai tuần 1 rất dễ bị mất ngủ

Vì vậy, lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa dành cho thai phụ mang thai tuần 1 đó là:

  • Cân bằng cảm xúc, hạn chế nóng giận, bực tức.
  • Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tránh ngâm mình trong nước.
  • Khi bị bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa sản để khám bệnh, không nên tự ý uống thuốc.

Trên đây là những thông tin cần thiết về mang thai tuần 1 mà YouMed muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng các bạn sẽ nắm rõ, nhất là những bạn chuẩn bị mang thai. Mến chúc các thai phụ sẽ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, “mẹ tròn con vuông”.

Video liên quan

Chủ Đề