Maria Tiếng Việt là gì

Đối với các định nghĩa khác, xem Maria [định hướng].

Maria [từ tiếng Latinh; tiếng Hebrew: מרים‎, chuyểntựMiriam], còn được gọi là Đức Mẹ hay Đức Bà Mary, trong một vài ngữ cảnh có thể được gọi là Madonna [Thánh Mẫu] [xem thêm], là một phụ nữ người Do Thái[3] quê ở Nazareth, thuộc xứ Galilea, sống trong khoảng những năm cuối thế kỷ I TCN đến đầu thế kỷ I CN. Theo Tân Ước[4] và kinh Qur'an bà là mẹ của Giê-su. Các Kitô hữu coi Giêsu con trai bà là "Đấng Kitô" [nghĩa là Người được xức dầu], Con Thiên Chúa, Ngôi Lời nhập thể, trong khi người Hồi giáo coi Giêsu là Đấng Messiah,[5] là vị tiên tri quan trọng nhất của Thiên Chúa gửi đến cho dân tộc Israel và là tiên tri cao trọng thứ hai sau tiên tri Muhammad.

Maria
SinhMấtQuốc tịchDân tộcPhối ngẫuCon cáiCha mẹ
Đức Trinh nữ cầu nguyện, tranh vẽ bởi Giovanni Battista Salvi da Sassoferrato vào năm 1650. Hiện vật đang được trưng bày tại National Gallery, Luân Đôn.
Ngày tháng không xác định; theo truyền thống, Lễ sinh nhật của Đức Maria được tổ chức vào ngày 8 tháng 9 vào khoảng năm 18 TCN[1]
Nazareth, Israel
Không xác định; sau khi khoảng năm 30/33
Jerusalem, Israel
Israel, Đế quốc La Mã
Do Thái
Thánh Giuse
Giêsu Nazareth
Gioakim và Anna[2]

Trong Phúc âm Matthew và Phúc âm Luke, Maria được mô tả là một trinh nữ [tiếng Hy Lạp: παρθένος, parthénos.[6] Theo truyền thống, các tín đồ Kitô hữu tin rằng bà mang thai và sinh ra Giêsu là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Người Hồi giáo tin rằng bà được thụ thai theo lời phán của Thiên Chúa. Việc mang thai này xảy ra khi bà - lúc đó còn là một thiếu nữ khoảng 14 tuổi [theo Cựu ước] - đã đính hôn với Giuse, và ông bà đang trong thời gian chờ hoàn thiện nghi thức kết hôn theo tập tục của người Do Thái. Sau khi biết mình có thai, Thánh Giuse liền bỏ đi và trong đêm đó Thánh Giuse nằm mộng thấy Sứ Thần hiện ra và giải thích rằng thai ấy chính là Con Thiên Chúa,bà và Giuse cùng chuyển đến vùng Bethlehem, tại đây bà đã hạ sinh Giêsu.

Những lời đầu tiên mà kinh Tân Ước tường thuật về cuộc đời của bà Maria là biến cố truyền tin, theo đó, sứ thần Gabriel đã hiện ra với bà để báo tin rằng bà được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ của Giêsu. Sau này, Tân Ước có một đôi lần nhắc đến người mẹ Giêsu trong một vài sự kiện khác. Một số truyền thuyết trong các giáo hội Kitô giáo còn cho rằng cha mẹ của Maria là Thánh Gioakim và Thánh Anna. Một số nguồn thông tin khác không thuộc quy điển Kinh Thánh có viết về sự qua đời và hồn xác lên trời của bà Maria.

Bà Maria đã sớm được tôn kính trong đức tin của Kitô giáo, đặc biệt là trong Giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông Phương. Họ gọi bà là Đức Mẹ hoặc Đức Bà.Trong Tin Lành và Hồi Giáo, Maria cũng được nhìn nhận với một vị trí đặc biệt. Trong một thời gian dài, bà Maria là chủ đề được ưa thích trong các tác phẩm hội họa, âm nhạc và văn học Kitô giáo. Ngày lễ mừng kính bà được Công giáo Rôma, Chính Thống Giáo Đông phương và Anh giáo đồng cử hành là ngày 5 tháng 8. Ngoài ra, còn có thêm rất nhiều ngày lễ suy tôn bà Maria, tính theo những tước hiệu và sự kiện, được Giáo hội Công giáo mừng kính vào các ngày khác trong năm.[5]

Mục lục

  • 1 Các nguồn đề cập tới Maria
  • 1.1 Trong Tân Ước
  • 1.1.1 Gia đình và thời thơ ấu
  • 1.1.2 Trong cuộc đời Giêsu
  • 1.1.3 Sau khi Giêsu lên trời
  • 1.2 Văn bản và truyền thống Kitô giáo sau này
  • 2 Tôn kính Maria trong Kitô giáo
  • 2.1 Từ thế kỷ II tới thời Trung Cổ
  • 2.2 Từ khi cải cách
  • 2.3 Các danh hiệu
  • 2.4 Các ngày lễ kính
  • 2.5 Giáo lý Kitô giáo liên quan
  • 3 Cách nhìn về Maria
  • 3.1 Cái nhìn từ các nhánh Kitô giáo
  • 3.1.1 Công giáo Rôma
  • 3.1.2 Chính Thống giáo Đông phương
  • 3.1.3 Tin Lành
  • 3.2 Hồi giáo
  • 4 Hình ảnh Maria trong nghệ thuật
  • 5 Hình ảnh Maria trong văn chương
  • 6 Xem thêm
  • 7 Chú thích
  • 8 Liên kết ngoài

Các nguồn đề cập tới MariaSửa đổi

  • Phúc âm Luca là nguồn đề cập đến Maria nhiều nhất [12 lần], tất cả đều tường thuật trong thời thơ ấu của Giêsu [chương 1:27,30,34,38,39,41,46,56; chương 2:5,16,19,34].[7][8]
  • Phúc âm Matthew đề cập đến bà Maria trong các chương 1:16,[9] chương 20,[10] chương 2:11[11] đều trong thời kỳ thơ ấu của Giêsu. Chỉ duy nhất một lần trong chương 13:55 là lúc Giêsu đang đi giảng dạy.[12]
  • Phúc âm Mark chỉ đền cập đến bà một lần[13] và một lần khác đề cập đến người mẹ của Giêsu mà không nêu tên bà.[14]
  • Phúc âm John nói về bà hai lần, nhưng không bao giờ đề cập đến tên của bà mà thường mô tả như là mẹ của Giêsu. Lần đầu tại tiệc cưới ở Cana [chương 2:1-12],[15] lần thứ hai đề cập đến bà khi đứng gần thập giá Giêsu chịu tử nạn [chương 19:25-26].[16]
  • Sách Công vụ Tông đồ tường thuật bà Maria và những người môn đệ của Giêsu hội họp tại căn phòng kín sau khi ông lên trời [chương 1:14].
  • Sách Khải Huyền chương 12:1 có đề cập "người phụ nữ mặc áo Mặt Trời" nhưng không hề liên hệ đến bà Maria. Tuy nhiên, các học giả Kinh Thánh liên hệ điều này và cho rằng đó chính là hình ảnh của Maria.[17]

Trong Tân ƯớcSửa đổi

Gia đình và thời thơ ấuSửa đổi

Thiên thần hiện đến cùng bà Maria để báo tin bà được chọn, [L' Annonciation] tranh của Philippe de Champaigne năm 1644

Tiểu sử về bà Maria được nói đến rất ít trong Tân Ước. Bà có họ hàng với bà Elizabeth [vợ của tư tế Zachariah] thuộc dòng dõi Aaron [Luca chương 1:5, chương 1:36]. Theo phỏng đoán thì Maria sống cùng với cha mẹ tại Nazareth, xứ Galilea khi đã đính hôn với Giuse [Joseph], thuộc dòng dõi nhà David. Một số học giả bảo thủ không tin rằng, Giuse là con cháu Vua David [vì nhiều suy đoán hợp với phong cách ngôn từ và việc giới thiệu gia phả trong Phúc Âm Matthew]. Trong thời gian đã hứa hôn [là thời kì đầu theo phong tục Do Thái], Maria được thiên sứ Gabriel đến báo tin rằng cô sẽ trở thành mẹ Đấng Messiah theo ý định của Thiên Chúa. Giuse chưa nhận ra việc mang thai của Maria là do quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Thần nên tỏ ra hoài nghi và muốn rời bỏ Maria một cách kín đáo. Nhưng trong một giấc mơ, Giuse được thiên thần mách bảo đừng lo nghĩ mà hãy nhận Maria về làm vợ mình để hợp với lề luật Do Thái.

Khi được thiên thần báo tin về việc người chị họ Elizabeth mang thai lúc tuổi già, Maria vội vã đến thăm Elizabeth [Luca 1:39]. Vừa đến nhà, Maria thiết tha gọi Elizabeth thì được Elizabeth đáp lời bằng câu: "Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?" và họ đã đọc một bài Thánh ca Ngợi khen, được biết đến nhiều với cái tên Magnificat [Luca 1:46]. Ba tháng sau, Maria quay trở về nhà mình. Theo Phúc âm Luca, một sắc lệnh của Hoàng đế La Mã Augustus quy định, Giuse phải cùng hôn thê mình về Bethlehem [gần Jerussalem] để đăng ký nhân khẩu. Khi họ đang ở Bethlehem, Maria đã sinh ra Giêsu và đặt đứa trẻ trong chiếc máng cỏ cho súc vật ăn vì họ không tìm được nhà trọ nghỉ chân. Sau tám ngày, con trẻ được cắt bì và được đặt tên là Giêsu, đúng như những gì Giuse được thiên thần chỉ dạy trong giấc mơ. Sau cuộc viếng thăm của ba nhà đạo sĩ Phương Đông, gia đình họ phải lánh sang Ai Cập. Khi Herod Đại đế chết, họ mới quay trở về.

Trong cuộc đời GiêsuSửa đổi

Năm 12 tuổi, trên đường từ Jerusalem trở về sau Lễ Vượt Qua, Maria và Giuse bị lạc mất Giêsu và họ tìm thấy Giêsu trong Đền thờ Jerusalem, đang trò chuyện cùng với các thầy tu ở đây. Sau khi Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy giả và bị ma quỷ cám dỗ trong hoang địa, Maria lại được biết đến trong một tiệc cưới ở Cana, khi đó, Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên: biến nước lã thành rượu và bắt đầu công việc giảng đạo [Gioan 2:1-11]. Trong Phúc âm Máccô 6:3, Maria còn được giới thiệu cùng với những người anh em của Giêsu: "Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông James, Joseph, Judas và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?".

Trong cái chết của Giêsu, Maria đứng cạnh người môn đệ Giêsu yêu quý, cùng với bà Maria vợ ông Clopas và bà Maria Magdalene [Gioan 19:25-26]. Maria cũng là người đã ôm xác Giêsu sau khi hạ từ thập giá xuống, nhưng chi tiết này không được ghi chép trong Kinh Thánh, đó là một mô-típ nghệ thuật phổ biến gọi là "pietà" hoặc "piety" [nghĩa là Đức Mẹ Sầu Bi]. Dựa theo Phúc âm Gioan thì nhiều Kitô hữu suy đoán rằng, sau khi Giêsu chịu chết thì bà Maria đã về nhà sống cùng Gioan - người môn đệ Giêsu yêu quý. Hai câu trong Tân Ước sau đây củng cố niềm tin này: "Khi thấy mẹ và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với mẹ rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà." Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình [Gioan 19:26-27]

Sau khi Giêsu lên trờiSửa đổi

Trong Sách Công vụ Tông đồ chương 1:26, bà Maria được nhắc lại trong sự kiện cùng với mười một tông đồ khác tụ họp trong căn phòng kín sau khi họ từ núi Ôliu trở về. Trong cuộc tụ họp này, họ đã tuyển chọn Mátthia thay thế cho Judas Iscariot trong nhóm mười hai. Một số suy đoán cho rằng "người đàn bà được tuyển chọn" đề cập trong thư thứ hai của Gioan chương 1:1 có thể là bà Maria. Từ thời điểm này, bà không còn được đề cập trong Kinh Thánh nữa, mặc dù một số học giả Thánh Kinh Công giáo cho rằng, "Người Phụ nữ" [và con Mãng Xà] trong Sách Khải Huyền chương 12:1 ám chỉ bà Maria.

Cái chết của bà Maria không được ghi lại trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, truyền thống và giáo lý Công giáo lẫn Chính Thống giáo giả định rằng hồn và xác của bà đã được đem về thiên đàng. Niềm tin này phổ biến trong Giáo hội Công giáo cũng như Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương và các giáo hội thuộc cộng đồng Anh giáo.

Văn bản và truyền thống Kitô giáo sau nàySửa đổi

Phúc âm Giacôbê [không được xem là một bộ phận của Tân Ước] còn cung cấp những tư liệu sau đây về Maria, và được Chính thống giáo Đông phương coi là hợp lý: Maria là con gái của Gioakim [Joachim] và Anna [Anne]. Trước khi có thai Maria, Anna được coi là hiếm muộn. Khi Maria ba tuổi, họ đưa Maria đến sống trong Đền Thờ Jerussalem, điều này trùng hợp với sự kiện Hana đưa Samuel vào Lều Thánh được ghi trong Cựu Ước.

Thánh Truyền của Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương tin rằng, trong khoảng 13 đến 15 năm sau khi Giêsu lên trời thì Maria qua đời [có thể tại Jerussalem hoặc Êphêsô] trong sự chứng kiến của các Tông đồ. Sau đó không lâu, các Tông đồ mở hầm mộ Maria ra thì bên trong chẳng còn gì, và họ xác định rõ ràng rằng Maria đã được mang về Thiên Đàng cả hồn lẫn xác.

Tôn kính Maria trong Kitô giáoSửa đổi

Từ thế kỷ II tới thời Trung CổSửa đổi

Dòng Chúa Cứu Thế là cộng đoàn nhận ủy thác của Tòa Thánh để cổ võ, phát huy một lòng sùng kính và biểu tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tranh khoảng năm 1499, Rome

Lòng sùng kính bà Maria trong Kitô giáo được bắt đầu từ thế kỷ thứ II. Đến thế kỷ thứ V, sau Công đồng Êphêsô I năm 431, việc sùng kính bà Maria được quy định cụ thể trong phụng vụ. Công đồng được tổ chức tại giáo hội ở Ephesus, là nơi được để hiến dâng cho Maria cả trăm năm về trước.[18][19][20] Tại Ai Cập, việc sùng kính bà Maria bắt đầu vào thế kỷ thứ III, thuật ngữ Theotokos [Thánh Mẫu] được các giáo hội đã được sử dụng bởi Origen thành Alexandrian.[21]

Kinh nguyện về Đức Mẹ được biết đến sớm nhất là Kinh Trông Cậy, xuất hiện từ thế kỷ thứ III [có lẽ là năm 270]. Sau này bản văn của lời kinh này trên giấy cói được phát hiện lại vào năm 1917 ở Ai Cập.[22]

Chủ Đề