Mặt trái của công nghệ sinh học

[ThaiHaBooks] Kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò quan trọng, tạo nên những bước phát triển đột phá của xã hội loài người, từ hàng nghìn năm trước đây cũng như trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay. Những phát minh của con người từ viên đá lửa cho đến các công cụ bằng kim loại, động cơ hơi nước, năng lượng điện, bóng bán dẫn cho đến máy tính điện tử, mạng Internet, trí tuệ nhân tạo,... là nền móng, trụ cột cho sự phát triển của tất cả các ngành và lĩnh vực. Nhờ có tiến bộ khoa học - công nghệ mà năng suất lao động tăng nhanh, người dân ở nhiều quốc gia trở nên giàu có, sung túc, khỏe mạnh và sống lâu hơn. Tuy nhiên, các phát minh, sáng chế có thể có những tác động phụ, tiêu cực đến đời sống con người cũng như môi trường sinh thái tự nhiên.

Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Thái Hà Books tổ chức biên dịch và xuất bản cuốn sách Mặt trái của công nghệ của tác giả Peter Townsend do Nhà xuất bản Oxford ấn hành năm 2016.

Với 15 chương, nội dung cuốn sách đã đề cập rất cụ thể về những tác động tiêu cực, mặt trái của công nghệ như: việc con người biết sử dụng than đá, phát triển mạnh khai thác khoáng sản, nhưng lại làm thay đổi điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu, nhiều thiên tai gây ra cho nhân loại; những phát minh, sáng chế liên quan đến chữ viết, giấy, da, thuốc kháng sinh, phim ảnh, mạng xã hội... ngoài những lợi ích vô cùng to lớn mang đến cho con người thì cũng có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự an toàn, những kỹ năng sống và văn hóa của các thành viên trong xã hội...

Tác giả Peter Townsend cũng cảnh báo, công nghệ có thể đem lại nhiều lợi ích cho sản xuất và đời sống nhưng không nên hoàn toàn phụ thuộc và bị động trước công nghệ, cần dự báo những rủi ro và có biện pháp đề phòng những thách thức, mặt trái mà công nghệ mang lại cả do lòng tham cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ của con người về công nghệ.

Mục lục:

Lời cảm ơn

Lời nhà xuất bản

  1. Chúng ta có kiến thức, ý chí và lòng quyết tâm để tồn tại?
  2. Công nghệ và sinh tồn là đôi bạn cùng tiến?
  3. Thiên tai và nền văn minh
  4. Công nghệ tốt và tác động tiêu cực
  5. Từ tàu hỏa đến bóng bán dẫn
  6. Thực phẩm, sinh tồn và tài nguyên
  7. Nhìn lại “mùa xuân im lặng”
  8. Thuốc – kỳ vọng và thực tế
  9. Kiến thức mai một do ngôn ngữ thay đổi
  10. Vật chất mục nát và mất mát thông tin từ công nghệ
  11. Công nghệ - mặt trận mới của tội phạm và khủng bố
  12. “Cô đơn trên mạng”
  13. Chủ nghĩa tiêu dùng và sự vứt bỏ
  14. Ngoảnh mặt với tri thức và thông tin
  15. Ôn cố, tri tân, đề xuất thuyết phục và hạt mầm hy vọng
  16. Tài liệu tham khảo.

Thông tin về tác giả:

Peter Townsend là Giáo sư danh dự Vật lý Thực nghiệm về Kỹ thuật tại Đại học Sussex, Vương quốc Anh. Ông tham gia nhiều hoạt động đa dạng trong các phòng thí nghiệm học thuật, công nghiệp và quốc gia trong hơn 15 lĩnh vực chủ đề. Ông đã giành nhiều giải thưởng khoa học, bao gồm một bằng Tiến sĩ danh dự của Universidad Autonoma de Madrid và giải thưởng Descartes xuất sắc trong nghiên cứu [cho sự phát hiện ung thư vú]. Ngoài ra, ông còn tham gia các hoạt động khác, bao gồm chơi violin và đấu kiếm.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Mặt trái của công nghệ

Tác giả

Peter Townsend

Giá

217.000đ

Số trang

495 trang

Khổ

16x24cm

Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia

Barcode

8,935,279,108,992

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Sản phẩm mới nhất

- 20 %

Cây trồng công nghệ sinh học [CNSH] hay còn gọi là biến đổi gen đầu tiên được thương mại vào năm 1996. Trong hơn hai thập kỷ qua, mỗi năm hơn gần 20 triệu nông hộ và hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu đã được trải nghiệm các ích lợi đến từ việc tăng năng suất cây trồng, cải thiện dinh dưỡng, tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

Toàn cầu

Theo báo cáo cáo “Hiện trạng toàn cầu về thương mại hóa công nghệ sinh học/ cây trồng biến đổi gen năm 2018” của ISAAA, Tổng diện tích cây trồng CNSH năm 2018 là 191.7 triệu hecta, được canh tác tại 26 quốc gia [trong đó có 21 nước đang phát triền và 5 nước phát triển]; sử dụng tại 70 quốc gia trên toàn cầu. So với năm đầu ứng dụng, diện tích canh tác cây trồng BĐG đã tăng 113 lần với tổng diện tích luỹ kế khoảng 2.5 tỷ ha là các số liệu khác cho thấy đây là công nghệ cây trồng được ứng dụng nhanh nhất trên thế giới. Với những quốc gia có quá trình canh tác liên tục trong nhiều năm như Hoa Kỳ USA, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ, tỷ lệ trồng của các cây trồng chính ở mức gần tới 100% – thực tế này cho thấy nông dân yêu thích việc sử dụng các giống mới này hơn là các giống truyền thống.

Lý do của tốc độ ứng dụng ấn tượng như vậy rất đơn giản: cây trồng công nghệ sinh học đã mang đến những lợi ích đáng kể, nổi bật và toàn diện. Những phát kiến công nghệ sinh học đã được ứng dụng để cải thiện kỹ thuật canh tác và nâng cao năng suất cây trồng trên toàn thế giới bằng việc tăng cường sức đề kháng của cây đối với cỏ dại và sâu hại; giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu; duy trì và bảo vệ tiềm năng năng suất cây trồng.

Việt Nam

Việc ứng dụng Công nghệ sinh học trong nông nghiệp mang đến những lợi ích thiết thực và rất đáng lưu tâm cho các quốc gia trên toàn thế giới cũng như khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Là quốc gia sản xuất và tiêu thụ ngô lớn trong khu vực và trên thế giới, tuy vậy trong những năm qua, sản  lượng sản xuất ngô của Việt Nam chỉ có thể đáp ứng từ 40 – 50% nhu cầu trong nước. Mặc dù là quốc gia có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho việc trồng ngô với khoảng hơn 1 triệu ha canh tác tại nhiều vùng trong cả nước, nông dân trồng ngô vẫn phải đối mặt với hai khó khăn chính đó là sâu hại và sự xâm lấn của cỏ dại. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng ngô thu hoạch và thu nhập của nông dân.

Với cơ chế hỗ trợ ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp, năm 2015 chính phủ đã chính thức cho phép canh tác ngô BĐG, tạo ra thêm lựa chọn cho nông dân trồng ngô trong ứng dụng các giống mới chống chịu sâu bệnh và kháng thuốc trừ cỏ tốt hơn, từ đó giúp bà con nông dân cải thiện thu nhập và thói quen canh tác thân thiện với môi trường.

Trong báo cáo “Tác động kinh tế xã hội nhờ ứng dụng ngô biến đổi gen tại Việt Nam” phát hành bởi PG Economics, nhóm tác giả đã dựa trên số liệu chính thức về tình hình canh tác ngô thực tế tại 7 vùng sinh thái của Việt Nam năm 2015, cân nhắc thói quen canh tác và mức độ ảnh hưởng của sâu hại và cỏ dại của mỗi vùng, từ đó phân tích sự thay đổi trong tác động về kinh tế, xã hội và môi trường khi ứng dụng ngô BĐG theo các tình huống khác nhau.

Một số lợi ích kinh tế xã hội tiềm năng nhờ ứng dụng ngô BĐG tại Việt Nam

  • Năng suất cao hơn và chất lượng hạt thương phẩm tốt hơn – kết quả của việc giảm bớt thiệt hại từ sâu hại và áp dụng biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả hơn
  • Giảm chi phí sản xuất kể cả khi nông dân phải trả chi phí cao hơn cho việc mua giống. Thu nhập của nông dân tăng lên, cải thiện đời sống nông dân và cộng đồng nông thôn:

Trong điều kiện áp lực sâu hại cao và quản lý cỏ dại hiệu quả, trồng ngô BĐG có thể giúp tăng năng suất thêm 12% nhờ công nghệ kiểm soát sâu hại hiệu quả; với mỗi 1 đô la chi phí đầu tư thêm cho hạt giống BĐG, nông dân có thể thu thêm khoảng 3.16 đô la lợi nhuận [nếu dùng thuốc trừ cỏ] và 5.48 đô la [nếu làm cỏ bằng tay].

  • Các tác động tích cực về môi trường do giảm bớt lượng thuốc trừ sâu sử dụng và chuyển sang phương thức kiểm soát cỏ dại thân thiện hơn với môi trường.
  • Lợi ích về môi trường do công nghệ này mang lại là rất rõ ràng, cả về giảm khối lượng thuốc sử dụng cả về cải thiện môi trường [tính theo chỉ số tác hại môi trường EIQ]. Nếu diện tích đất trồng ngô HT chiếm 20%, ước tính tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng sẽ giảm 1,5% và cải thiện tác động tới môi trường, tính theo chỉ  số EIQ là 9,1 % . Trong trường hợp 60% diện tích canh tác ngô được ứng dụng ngô HT, tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng sẽ giảm 4,6% và chỉ số EIQ được cải thiện tới 27%.
  • Ngô BĐG cho phép nông dân không cần sử dụng thuốc trừ sâu để kiểm soát ACB, sâu hại chính trên ngô. Với diện tích ngô BĐG là 20%, lượng thuốc trừ sâu sẽ giảm khoàng 1/3 và nếu diện tích tăng lên 60%, thuốc trừ sâu được loại bỏ [tương đương loại bỏ 250.000 – 300.000 kg hoạt chất mỗi năm]
  • Gia tăng sản xuất trong nước – đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ngày một tăng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:
  • Nếu trồng ngô BĐG cho 20% diện tích trồng ngô hiện tại, tổng tăng trưởng kinh tế cho các khu vực nông thôn có thể lên tới 16.9 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Nếu tăng diện tích lên tới 60%, con số này là 110,8 triệu đô la Mỹ.]
  • Giảm [nhẹ] nhân công cần thiết cho canh tác và sản xuất

Công nghệ sinh học giúp thế giới phát triển

Các công ty trong mạng lưới đối tác của CropLife đều có đội ngũ những nhà khoa học đầu ngành về công nghệ sinh học với đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm và sự nhạy bén để nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới có thể giúp khai thác và đẩy mạnh tiềm năng giá trị của ngành nông nghiệp đối với kinh tế của toàn cầu.

Công nghệ sinh học hiện đại cho phép những nhà chọn tạo giống có thể chọn lựa những gen sản sinh ra các tính trạng mong muốn và cấy chúng từ một tế bào này sang một tế bào khác. Cây trồng công nghệ sinh học giúp quá trình lai tạo đó diễn ra một cách chính xác và có chọn lọc hơn rất nhiều so với các phương pháp lai tạo truyền thống trong việc tạo ra một tính trạng nông học mong muốn. Một thực tế ít được biết đến đó là từ hàng nghìn năm nay, nông dân đã sử dụng nhiều kỹ thuật lại tạo khác nhau để làm thay đổi cấu trúc gen của cây trồng nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất canh tác.

Các giải pháp công nghệ sinh học có thể hỗ trợ giải quyết được một số thách thức trong ngành nông nghiệp. CropLife trên toàn thế giới và CropLife Việt Nam luôn cam kết sẽ thúc đẩy giải quyết các thách thức và quan ngại chung của ngành thông quan thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất; đối thoại và cung cấp các thông tin đáng tin cậy, dễ hiểu tới tất cả các bên có liên quan. Nghiên cứu và kinh nghiệm của chúng tôi đã cho thấy rằng, chính phủ các nước, tổ chức phi chính phủ [NGOs] và người tiêu dùng càng hiểu biết đúng về công nghệ sinh học bao nhiêu, họ sẽ đón nhận các sản phẩm này vào thị trường lớn bấy nhiêu.

CropLife quan tâm đến lợi ích của người nông dân và hỗ trợ nông dân có thể tiếp cận các giải pháp và công cụ tốt hơn để cải thiện hiệu quả canh tác và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ và gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề