Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Để chị em ngày càng có cuộc sống sung túc hơn, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu vươn lên của phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước, đòi hỏi chị em phải luôn tìm tòi, ứng dụng những cái mới vào quá trình lao động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học… Từ mục tiêu đề ra, các cấp hội đã chủ động phối hợp với các ngân hàng, tranh thủ nguồn vốn từ các dự án, nguồn vốn tiết kiệm của mỗi cơ sở, đến nay đã tạo điều kiện cho trên 53.000 hộ gia đình vay trên 400 tỷ đồng để phát triển kinh tế...

Thực hiện phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, đến nay các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã thành lập được gần 400 mô hình tổ, nhóm, hộ gia đình phụ nữ phát triển kinh tế. Thông qua các mô hình này, chị em đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao như: cánh đồng 50 triệu đồng/ha, hoa cao cấp, vườn - ao - chuồng, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng... Song song với các hoạt động này, các cấp hội còn tập trung đẩy mạnh phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, bằng việc tập trung rà soát số hộ nghèo, chú trọng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo, đói, thực hiện các hoạt động giúp đỡ với phương châm “thiếu gì hỗ trợ nấy”. Từ những hoạt động hỗ trợ trên, nhiều chị em đã thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, có điều kiện tham gia giúp đỡ những hội viên khác phát triển kinh tế và làm giàu.

Những kết quả trong phong trào xóa đói giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế trong những năm qua sẽ là điều kiện thuận lợi để Hội LHPN Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong công tác vận động chị em tham gia các phong trào thi đua góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Một số hình ảnh phụ nữ Quảng Ninh với mô hình phát triển kinh tế - xã hội:

 

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Chị em phụ nữ vùng cao chuyển đổi cơ cấu, đưa giống ngô cho năng suất cao vào đồng ruộng

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Trên cánh đồng đã xuất hiện nhiều mô hình cho năng suất đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha.

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Mùa vàng trên vùng cao Đại Dực, huyện Tiên Yên.

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Mô hình rau an toàn tại các huyện Đông Triều, TX Quảng Yên và  huyện Hoành Bồ

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ
 

Phát triển các làng nghề truyền thống ở TX Quảng Yên

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao

.

Cập nhật lúc: 06:14, 21/02/2022 (GMT+7)

Với nhiều hoạt động, hình thức cụ thể, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Hà, huyện Lâm Hà đã triển khai hiệu quả phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó, giúp phụ nữ tự tin vươn lên làm chủ cuộc sống, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong các phong trào của địa phương.

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ
Các mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế được Hội LHPN xã Tân Hà triển khai hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Hà cho hay: Hội LHPN xã hiện có 11 chi hội với 1.372 hội viên, đạt tỷ lệ 72% trên tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. Đời sống của đa số hội viên chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả được Hội đẩy mạnh. 

Trong những năm qua, Hội LHPN xã Tân Hà tập trung hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn, chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Đồng thời, tranh thủ chương trình, đề án để đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho phụ nữ; nghiên cứu, khảo sát khả năng, nhu cầu của phụ nữ và khai thác các nguồn lực hỗ trợ để vận động xây dựng, thành lập các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm… Qua đó, Hội đã thành lập được nhiều mô hình phát triển kinh tế gia đình như mô hình Tổ hợp tác trồng rau sạch tại chi hội Liên Trung, Phúc Thọ 1 với 25 thành viên; mô hình Tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm tại chi hội Tân Đức, Phúc Thọ 2, Thạch Thất 2, Thạch Tân với 40 thành viên tham gia. 

Hội LHPN xã đã chủ động triển khai các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”… Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả của các cấp Hội là huy động vốn nội lực trong hội viên phụ nữ giúp nhau không lãi, tham gia các loại hình tiết kiệm giúp phụ nữ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình. Hội đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà quản lý, giải ngân vốn vay theo mô hình tổ hợp tác, chuỗi liên kết. Đến nay, đã giải ngân cho 2 Tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm tại chi hội Tân Đức và chi hội Phúc Thọ 2 với tổng số tiền 550 triệu đồng cho 15 chị vay vốn. 

Việc xây dựng các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững được Hội LHPN xã Tân Hà triển khai hiệu quả. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội đã thành lập và duy trì 46 tổ tiết kiệm gồm 1.319 thành viên tham gia với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng cho 132 chị vay vốn. Hàng năm, Hội xây dựng kế hoạch phân công từng đồng chí ủy viên Ban Chấp hành theo dõi, giúp đỡ ít nhất 1 đến 2 hội viên phụ nữ thoát nghèo bằng nhiều hình thức như hỗ trợ tiền, ngày công, con giống... giúp cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, Hội tranh thủ từ các nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ nghèo được vay vốn với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng giúp 52 chị thoát nghèo.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và Nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bằng các hoạt động hỗ trợ thiết thực, Hội đã tiết kiệm từ nguồn vốn hoạt động hàng năm hỗ trợ cây giống, con giống cho 2 hội viên nghèo với tổng số tiền 1.500.000 đồng. Hội còn triển khai các hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, phụ nữ nghèo như xây dựng mô hình “2 đủ” tại 9/11 chi hội, vận động hội viên phụ nữ tham gia đóng góp với số tiền 14.000 đồng/1 hội viên để hỗ trợ học sinh nghèo đủ sách vở, quần áo đến trường. 

“Thời gian tới, Hội LHPN xã tiếp tục đẩy mạnh phối hợp tổ chức dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn, kiến thức, giới thiệu các mô hình làm kinh tế hiệu quả giúp cho phụ nữ nông thôn có việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, nhân rộng các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình để giúp các chị vươn lên và ổn định cuộc sống. Qua đó, khẳng định vị thế của người phụ nữ trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương”, chị Nguyễn Thị Hiền chia sẻ. 

VIỆT HÙNG

Một trong những nội dung mà Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh quan tâm chỉ đạo là hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Để làm tốt nội dung này, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã chú trọng việc tổ chức các khóa tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chị em, coi đây là chìa khóa giúp chị em mở cánh cửa tri thức, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Các cấp Hội đứng ra tín chấp với các ngân hàng để giúp chị em được vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Không chỉ là “cứu cánh” cho những phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế trong xã hội, những khoản vay này còn giúp cho các phụ nữ khác vươn lên, thực hiện được những ý tưởng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Hội LHPN các cấp đã đứng ra hỗ trợ thành lập các nhóm sở thích, tổ hợp tác; mô hình phát triển kinh tế, cửa hàng liên kết, giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn…đến nay đã có gần 184 nhóm sở thích, tổ hợp tác, trên 500 mô hình phát triển kinh tế, hàng trăm hợp tác xã do phụ nữ làm chủ được thành lập.

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Phụ nữ Việt Nam thăm gian hàng giới thiệu các sản phẩm mô hình phụ nữ phát triển kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên (tháng 6/2020)

Đồng chí Phạm Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ: Việc “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tăng giàu giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được Hội LHPN các cấp coi là khâu đột phá trong thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Hội. Để giúp chị em phụ nữ có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh đã vận động các nguồn lực thông qua các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện giảm nghèo bền vững; phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các trung tâm, các doanh nghiệp… tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ, giúp hội viên phụ nữ và con em của họ có việc làm sau đào tạo.

Trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, các cuộc thi đua, các phong trào của tổ chức Hội đã “ăn sâu, bám rễ” vào từng chi hội, tổ phụ nữ ở cơ sở. Đó là các phong trào: “Phụ nữ Thái Nguyên sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Ngày phụ nữ khởi nghiệp”; “Phụ nữ Thái Nguyên sản xuất sạch - chế biến sạch - tiêu dùng sạch”...; là các đề án như: “Hỗ trợ phụ nữ tiêu thụ sản phẩm thông qua mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn”; “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”; “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tăng giàu, giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh....

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Ra mắt cửa hàng tự chọn nông sản an toàn tại thị trấn Đu, huyện Phú lương (năm 2018)

Đồng chí Khuông Thị Kim Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lương, một trong những đơn vị làm tốt công tác này cho biết: Với đặc thù các hội viên tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm số đông, Hội đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp và nguồn lực của huyện trong đầu tư xây dựng nông thôn mới để lồng ghép tổ chức các hoạt động sát thực với từng cơ sở Hội; phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc cây trồng vật nuôi cho hội viên. Các cấp Hội của huyện đã thành lập và duy trì 21 tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, 03 hợp tác xã, mở 03 cửa hàng, ký kết hợp tác với 02 cơ sở kinh doanh ăn uống, 03 trường học về tiêu thụ nông sản, phối hợp mở 102 lớp tập huấn và dạy nghề, giới thiệu cho 845 lao động có việc làm, khai thác được trên 500 triệu đồng, tín chấp với hệ thống ngân hàng 3,5 tỷ đồng, huy động tiết kiệm 1,9 tỷ đồng để đầu tư, hỗ trợ cho các hộ hội viên phát triển kinh tế.

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thời gian qua đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng hộ giàu trong toàn tỉnh; nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên phụ nữ nói riêng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nói chung. Nhiều chị em đã nhanh chóng tiếp cận, mạnh dạn ứng dụng công nghệ và làm chủ quy trình sản xuất; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình hoặc trực tiếp đứng tên, điều hành những công ty, doanh nghiệp lớn, có doanh thu hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Như chị Đinh Thị Thu, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đông Cao (TX. Phổ Yên) tạo công ăn việc làm cho 30 phụ nữ tại địa phương với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Chị Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Hợp tác xã chè La Bằng (huyện Đại Từ) tiêu biểu trong phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm an toàn, với sản phẩm chè đạt OCOP 4 sao (Thanh Hải Trà), tạo công ăn việc làm cho 15 chị em phụ nữ tại địa phương với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Chị Đào Thanh Hảo, chủ nhiệm Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) tiêu biểu trong lĩnh vực làm kinh tế giỏi, HTX tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 20 - 30 lao động, thu nhập từ 8 - 10 triệu/tháng, sản phẩm chè đạt OCOP cấp quốc gia, là một trong 2 sản phẩm duy nhất của tỉnh Thái Nguyên đạt sản phẩm OCOP 5 sao. Các chị Đàm Thị Quy, xã Tân Thành (huyện Phú Bình); chị Trịnh Thị Phường, xóm Nà Chú, xã Linh Thông (huyện Định Hóa); chị Dương Thu Chang hội viên phụ nữ xóm Phả Lý (xã Văn Hán, Đồng Hỷ) là điển hình từ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững...

Từ năm 2016 đến nay, Thái Nguyên đã có thêm 02 tập thể được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, 02 chị được nhận giải thưởng Bông hồng vàng, 04 chị được nhận giải thưởng Phụ nữ tự tin tiến bước, 01 chị nhận danh hiệu Nữ Doanh nhân tiêu biểu cấp Quốc gia và Khu vực Asean.

Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

Công nhân HTX Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) đang đóng gói chè

Sự đóng góp của chị em phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế đã góp phần duy trì tốc độ tãng trưởng kinh tế toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 11,1%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 90 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,4% năm 2016 xuống còn 2,82% năm 2020. Không những thế, những kết quả này còn giúp tăng quyền năng về kinh tế cho hội viên, phụ nữ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động của Hội và tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Về những mục tiêu hướng tới để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, đồng chí Phạm Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Các cấp Hội LHPN tỉnh sẽ chú trọng thực hiện mục tiêu: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy phụ nữ tham gia phong trào “Phụ nữ giúp nhau sáng tạo khởi nghiệp phát triển kinh tế”; Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Hội sẽ nỗ lực để thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017 - 2025” (Đề án 939); Hỗ trợ thành lập, nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ quản lý; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; giúp chị em phụ nữ có cơ hội tiếp cận nền kinh tế số. Cùng với đó, Hội cũng tăng cường các hoạt động giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ thoát nghèo bền vững; đặc biệt là đối tượng nghèo thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em...

Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, cộng với sự tự tin, trí thức khoa học và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền với vai trò nòng cốt là Hội LHPN các cấp, chắc chắn phụ nữ Thái Nguyên sẽ thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh cao cả của mình, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030; góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, văn minh.

Thu Hà
thainguyen.gov.vn