Một giá trị số có thể được coi là giá trị nhãn nếu ...... đứng trước

Toán tử chuỗi [&] có thể được sử dụng trong các công thức để ghép nối hay liên kết hai hoặc nhiều chuỗi hoặc nội dung của các ô được tham chiếu. Ký tự đại diện [*,?,~] có thể được sử dụng trong điều kiện để biểu thị một hoặc nhiều ký tự.

Ghép nối các chuỗi hoặc nội dung của ô

Ký tự & được sử dụng để ghép nối hoặc nối hai hoặc nhiều chuỗi hoặc nội dung của các ô được tham chiếu.

Một số ví dụ về việc sử dụng toán tử ghép nối gồm:

  • “Abc”&”Def” trả về “AbcDef”.

  • “Abc”&A1 trả về “Abc2” nếu ô A1 chứa 2.

  • A1&A2 trả về “12” nếu ô A1 chứa 1 và ô A2 chứa 2.

  • B2&”, “&E2 trả về “Last, First” nếu B2 chứa “Last” và E2 chứa “First”.

Sử dụng ký tự đại diện để khớp với ký tự duy nhất bất kỳ

Ký tự ? được sử dụng để khớp với một ký tự duy nhất trong biểu thức cho phép các điều kiện.

Một số ví dụ về việc sử dụng ký tự đại diện ? trong các mô hình khớp gồm:

  • “Ea?” sẽ khớp với bất kỳ chuỗi nào bắt đầu bằng “Ea” và chứa chính xác một ký tự bổ sung, chẳng hạn như “Ea2” hoặc “Eac”.

  • “Th??” sẽ khớp với bất kỳ chuỗi nào bắt đầu bằng “Th” và chứa chính xác hai ký tự bổ sung, chẳng hạn như “Then” và “That”.

  • COUNTIF[B2:E7,“?ip”] trả về số lượng các ô trong dãy B2:E7 chứa một giá trị bắt đầu bằng một ký tự đứng trước “ip” chẳng hạn như “rip” và “tip”. Biểu thức này không khớp với “drip” hoặc “trip”.

Sử dụng ký tự đại diện để khớp với bất kỳ số lượng ký tự nào

Ký tự * được sử dụng để khớp với bất kỳ số lượng ký tự nào, bao gồm không có, trong biểu thức cho phép các điều kiện.

Một số ví dụ về việc sử dụng ký tự đại diện * trong các mô hình khớp gồm:

  • “*ed” sẽ khớp với chuỗi có độ dài bất kỳ kết thúc bằng “ed”, chẳng hạn như “Ted” hoặc “Treed”.

  • COUNTIF[B2:E7,“*it”] trả về số lượng các ô trong vùng B2:E7 chứa một giá trị kết thúc bằng “it” chẳng hạn như “bit” và “mit”. Giá trị “mitt” không khớp.

Khớp ký tự đại diện

Ký tự ~ được sử dụng để chỉ định rằng ký tự đứng sau phải được khớp thay vì được sử dụng làm ký tự đại diện, trong biểu thức cho phép các điều kiện.

Một số ví dụ về việc sử dụng ký tự ~ trong các mô hình khớp gồm:

  • Một số ví dụ về việc sử dụng ký tự ~ trong các mô hình khớp gồm:

  • “~?” sẽ khớp dấu chấm hỏi, thay vì sử dụng dấu chấm hỏi để khớp với bất kỳ ký tự duy nhất nào.

  • COUNTIF[E,“~*”] trả về số lượng các ô trong cột E chứa ký tự dấu hoa thị.

  • SEARCH[“~?”;B2] trả về 19 nếu ô B2 chứa “That is a question? Yes it is!” vì dấu chấm hỏi là ký tự thứ 19 trong chuỗi.

Sử dụng nhiều ký tự đại diện trong điều kiện

Các ký tự đại diện [? * ~] có thể được sử dụng cùng nhau trong các biểu thức cho phép các điều kiện. Một số ví dụ gồm:

  • “*a?” sẽ khớp với bất kỳ biểu thức nào chứa ký tự “a” đứng trước bất kỳ ký tự duy nhất nào khác, chẳng hạn như “That”, “Cap” và “Irregular”.

  • COUNTIF[B2:E7,“*on?”] trả về số đếm số lượng các ô trong dãy B2:E7 chứa giá trị bắt đầu bằng bất kỳ số lượng ký tự nào [bao gồm không có] đứng trước “on” và sau đó là một ký tự duy nhất. Biểu thức này khớp với các từ chẳng hạn như “alone”, “bone”, “one” và “none”. Biểu thức này không khớp với “only” [có hai ký tự sau “on”] hoặc “eon” [không có ký tự nào sau “on”].

Goodwill là gì, với doanh nghiệp Goodwill có ý nghĩa ra sao? Đây là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực thâu tóm, mua bán công ty,… Và đây cũng là chủ đề liên quan đến kinh tế học, tài chính mà nhiều người quan tâm. Xuyên Việt Media sẽ cùng bạn tìm hiểu về Goodwill trong bài viết ngay sau đây nhé!

Goodwill là gì?

Goodwill được biết đến có nghĩa là khoản lợi thế được các doanh nghiệp tạo nên từ thương hiệu. Nó là tài sản vô hình phát sinh khi 1 người khác mua lại doanh nghiệp và được thể hiện trong bảng cân đối kế toán công ty. Hầu như tài sản Goodwill đều được ghi nhận khi giá mua công ty cao hơn tổng tài sản của công ty đó và các khoản nợ khác. 

Nói cách khác, Goodwill chính là sự khác biệt giữa giá trị thị trường của công ty và giá trị tài sản của công ty đó. Nếu như một công ty khác muốn mua lại công ty này, thì công ty đó phải trả thêm khoản Goodwill. 

Goodwill trong kế toán

Trong lĩnh vực kế toán, Goodwill được biết là tài sản cố định vô hình. Nó là lợi thế thương mại phát sinh qua việc sáp nhập doanh nghiệp. Và được thể hiện qua 1 tài khoản thanh toán, được thực hiện bởi bên mua. Và lợi thế thương mại chủ yếu, đa phần là được biểu hiện rõ nét trong bảng cân đối kế toán. Và hầu hết, các vấn đề này xảy ra ở báo cáo tài chính. 

Goodwill có công thức tính riêng. Công thức tính Goodwill cụ thể như sau:

Goodwill = giá trị hợp nhất kinh doanh – % sở hữu X giá trị tài sản thuần theo giá trị hợp lý

Công thức tính goodwill khá đơn giản và dễ hiểu. Các doanh nghiệp, cá nhân đều có thể tự tính toán. Trước khi quyết định mua lại 1 công ty, hãy chú ý đến giá trị goodwill và cách tính số goodwill sao cho chính xác nhất nhé!

Ý nghĩa của Goodwill với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, giá trị Goodwill có rất nhiều lợi ích và ý nghĩa quan trọng. Dưới đây là một số ý nghĩa của Goodwill đối với doanh nghiệp mà bạn có thể xem qua: 

  • Goodwill giúp doanh nghiệp định giá công ty cao hơn. Bởi nó là chỉ số tài sản ròng, vì thế, so với giá trị tổng tài sản thực, Goodwill chính là khoản giá trị dôi ra mà các công ty khác cần trả khi mua lại 1 công ty. 
  • Goodwill mang lại giá trị về tiền bán được, tiền bù đắp thiệt hại mà 1 doanh nghiệp đang gặp phải và phải bán lại cho công ty khác. Hay nói cách khác, đây là khoản mà công ty đứng trên bờ vực phá sản có thể lấy lại được. 
  • Tiếp theo, lợi thế thương mại có thể dẫn đến giá trị âm hoặc dương. Tuy nhiên, nếu giá trị thương mại âm thì việc bên mua đã mua được doanh nghiệp đó với giá hời. 
  • Với những doanh nghiệp bán công ty, giá trị của lợi thế thương mại lớn bao nhiêu thì giá trị của doanh nghiệp đó càng cao và doanh thu sẽ càng lớn. 
  • Các doanh nghiệp mua lại sẽ phải bỏ ra khoản tiền lớn so với chi phí đầu tư ban đầu để có thể mua lại thương hiệu, tiềm năng. Tuy nhiên nếu như quá kỳ vọng vào lợi thế, thì nó sẽ trở thành áp lực cho các doanh nghiệp với bài toán lợi nhuận. 
Những hạn chế của goodwill

Bên cạnh việc những ưu điểm tích cực với doanh nghiệp thì Goodwill vẫn còn tồn tại một số hạn chế – mặt trái của nó. Cụ thể như sau:

  • Lợi thế thương mại khó có thể định giá chính xác được. 
  • Giá trị của lợi thế thương mại theo đó có thể âm khi bên mua lại doanh nghiệp với giá thấp hơn thị trường. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi doanh nghiệp không thể thương lượng với bên giao dịch. 
  • Giá trị thành phần trong lợi thế kinh tế mang tính chủ quan. Vì thế bên mua có thể định giá quá cao. 
  • Đặc biệt hơn, bên mua có thể sẽ phải cho dù trước đó công ty có tiềm lực tài chính khá tốt. 

Xem thêm: WTO là gì? Những thông tin cần biết về WTO

Goodwill – số tiền chênh lệch mà doanh nghiệp bỏ ra để mua lại doanh nghiệp khác có cả mặt hạn chế và lợi ích rõ ràng. Trên đây là những thông tin liên quan đến Goodwill là gì, ý nghĩa ra sao và những mặt lợi, mặt hạn chế mà bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. 

Hiện nay Xuyên Việt Media đang là đơn vị cung cấp các dịch vụ PR, dịch vụ SEO website cho các doanh nghiệp chất lượng,… hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tốt. Liên hệ với Xuyên Việt nếu bạn đang cần tư vấn nhé!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề