Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Trần Nam Định

Đền Trần Thương là một trong những di tích tâm linh thu hút lượng du khách thăm quan nhiều nhất ở Hà Nam hiện nay. Mỗi năm, đền Trần Thương tổ chức hai kỳ lễ hội vào mùa xuân và mùa thu, đều có ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ ân đức của Đức Thánh Trần, các quan văn võ nhà Trần có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi đất nước. Để phát huy các giá trị của di tích và lễ hội, công tác bảo tồn di sản c

Tương  truyền, trên đường đi đánh quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ hai, năm 1285, bằng nhãn quan của nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã nhận ra thế đất “Hình nhân bái tướng” và cho xây dựng 6 kho cất giữ lương thảo, khí giới tại đây, đặt  tên là Trần Thương [Thương có nghĩa là kho, Trần Thương là kho của nhà Trần]. Các địa danh như: Đội Xuyên, Khu Mật, Hoàng Xá cũng từ đó mà có. Sau khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất, nhân dân đã lập đền thờ ông. Ngôi đền hiện còn lưu giữ nhiều đồ thờ có giá trị như: hoành phi, câu đối, đại tự, ngai thờ, khám thờ, lục bình, bát hương, nghê đá, rùa đá, chén ngọc, vòng ngọc, 100 mộc bản thẻ, triện cổ, 37 đạo sắc phong, 1 đôi kiếm bạc vỏ làm bằng đồi mồi. Những bảo vật này đã làm tăng tính thiêng cho ngôi đền và làm cho tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo mang đậm dấu ấn lịch sử.

Toàn cảnh Lễ phát lương đền Trần Thương năm 2018. Ảnh: Thế Trang

Sự tồn tại của đền gắn liền với hai kỳ lễ hội vào tháng Giêng và tháng Tám trong năm, nhằm tưởng nhớ công đức của vị Anh hùng dân tộc, được nhân dân suy tôn là vị thánh – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đền Trần Thương ngày càng khẳng định giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất ở Hà Nam hiện nay.Ông Lê Xuân Huy, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch khẳng định: Lễ hội đã phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của văn hóa để phục vụ cho việc phát triển du lịch, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, giải trí của nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Ngoài ra, lễ hội được tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp tại di tích. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến về giá trị của lễ hội đã được chính quyền địa phương triển khai sâu rộng bằng các hình thức, nội dung phong phú bảo đảm đúng các quy định của Nhà nước, góp phần giáo dục nhân dân địa phương và du khách tham gia lễ hội chấp hành mọi nội quy, quy chế lễ hội...

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về di tích và lễ hội, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã tỏ ra tiếc nuối khi một số nghi thức trong lễ hội đã bị mai một mà chưa thể phục dựng, đặc biệt là các nghi lễ tâm linh như “Múa Nhạn”, “Múa Tiên”, múa “Song Đăng” [múa 2 đèn], múa “Giằng Bông”, “Múa Hèo”...  Sự khó khăn trong việc khôi phục lại những nghi thức này cũng như duy trì những nghi thức hiện có trong lễ hội đang gặp khó khăn. Ông Ngô Thanh Tuân, Trưởng phòng Quản lý Nghiệp vụ văn hóa, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: Thực tế, việc truyền dạy các nghi thức tế lễ và toàn bộ diễn trình lễ hội cho thế hệ trẻ không còn thuận lợi như trước. Các cụ cao niên trong thôn và những người trông coi đền, phủ đã thực hiện việc quay phim, ghi hình, ghi chép tư liệu về lễ hội để bảo tồn và lưu giữ. Nhưng nếu việc truyền dạy cho các thế hệ trẻ các nghi thức văn hóa lễ hội của đền chưa được quan tâm thì khi các cụ mất đi, thế hệ trẻ kế cận mải bận học hành, làm ăn không thể kế tục, việc duy trì lễ hội sẽ gặp khó khăn.

Hiện nay, hoạt động của các đội tế nam, tế nữ trong thôn hoàn toàn tự phát, dựa vào nguồn kinh phí tự đóng góp. Đội tế tập luyện trước khi diễn ra lễ hội một tháng. Nhiều thành viên trong đội tế còn đang trong độ tuổi lao động, là trụ cột về kinh tế trong gia đình nên việc tham gia tế lễ phục vụ lễ hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề kinh tế khi nghỉ mất ngày công lao động. Đội tế thành lập tự phát nên cũng không có sự hỗ trợ kinh phí của chính quyền. Vì vậy, hoạt động của đội tế thường mang tính chất thời điểm và không có sự thống nhất chặt chẽ. Trong khi đó, vai trò của đội tế trong việc truyền dạy các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội là vô cùng quan trọng.

Lễ hội đền Trần Thương là lễ hội tôn vinh Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Những giá trị lịch sử, văn hóa của lễ hội chính là nền tảng tinh thần trong đời sống nhân dân, góp phần định hướng nhân cách con người trong nhiều thời đại, góp phần hình thành nên ý thức về cội nguồn của các thành viên trong cộng đồng. Trong lễ hội tháng Giêng của đền Trần Thương, ngoài tái hiện việc vận chuyển lương thảo tại kho lương Trần Thương và lễ phát lương của quân đội nhà Trần từ thế kỷ thứ 13, lễ hội còn thể hiện tinh thần, khát vọng tâm linh của cư dân nông nghiệp, cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng. Lễ hội tháng Tám của đền Trần Thương nằm trong mạch chảy văn hóa tâm linh với tâm thức “tháng Tám giỗ Cha” của người Việt trên khắp cả nước.

Từ sau năm 2015, đền Trần Thương được công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt và việc quảng bá thông tin lễ hội ngày càng rộng rãi nên du khách thập phương về lễ đền Trần Thương ngày càng tăng lên. Quy mô của di tích và lễ hội tuy đã được mở rộng về phạm vi và thời gian nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhiều khách phương xa đến không nhận được lương, không có nơi ăn, chốn nghỉ, nơi sắp lễ, hành lễ... Đây chính là điều các cấp chính quyền, những nhà quản lý văn hóa, du lịch cũng như nhân dân địa phương đã nhận thấy, từng bước có kế hoạch đầu tư, phát triển, nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản.

Giang Nam

Biểu diễn giá đồng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Đề án đáp ứng yêu cầu lồng ghép trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh Nam Định về du lịch, phát triển văn hóa và di sản văn hóa. Trên cơ sở đó, góp phần thực thi nhiệm vụ trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản do Thủ tướng Chính phủ cam kết với UNESCO sau khi di sản được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

Từ “Bản sắc và giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”

Quê hương Nam Định là nơi phát tích và bảo lưu nhiều làn điệu dân ca, dân vũ và có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống gắn với các hoạt động tín ngưỡng độc đáo. Trong đó, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt”, “Lễ hội Đền Trần” và “Lễ hội Phủ Dầy” gắn liền với các tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và thờ Mẫu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghệ thuật Chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức tụng ca công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Cha [Đức Thánh Trần Hưng Đạo]. Qua kiểm kê của ngành VH, TT và DL, toàn tỉnh hiện có 287 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần liên quan đến “Nghi lễ Chầu văn”. Trong đó quần thể di tích văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái [Vụ Bản] vừa là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nghi lễ Chầu văn. Tại huyện Ý Yên có 26 di tích liên quan đến Thánh Mẫu, nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Yên Đồng như: Phủ Nấp, phủ và chùa Đồi, Từ đường họ Phạm… Đối với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần thì trung tâm của tín ngưỡng tập trung ở thành phố Nam Định [đền Cố Trạch nằm trong Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần, tại phường Lộc Vượng] và huyện Mỹ Lộc [đền Bảo Lộc, tại thôn Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc]. Nét độc đáo của nghệ thuật Chầu văn Nam Định là đa dạng hình thức biểu hiện như: hát thờ, hát cửa đền, hát hầu đồng và hát thi. Trong các hình thức trên thì hát hầu đồng là phổ biến nhất của nghệ thuật Chầu văn Nam Định, bởi gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần... Theo các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, nghệ thuật Chầu văn Nam Định có hệ thống làn điệu phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm; xen kẽ những đoạn hát là nhạc, kết hợp trống, phách, nhị réo rắt, vấn vít, tươi vui đầy cuốn hút người nghe.

Từ trong các đền, phủ, với vai trò là một phương tiện văn nghệ phục vụ tín ngưỡng tâm linh, Chầu văn đã “chuyển mình” vào sân khấu nghệ thuật hiện đại, có sức lan tỏa trong đời sống, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân. Các giai điệu hát Văn được soạn lời mới nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, cổ vũ khối đoàn kết toàn dân chung sức, đồng lòng đứng lên đánh giặc, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tiết mục hát Văn độc tấu, song tấu, tam ca, tốp ca, tốp múa xuất hiện ngày càng nhiều trên sân khấu chuyên nghiệp, được công chúng đón nhận, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị. Hiện nay, toàn tỉnh có nhiều CLB Chầu văn hoạt động hiệu quả như: CLB hát Văn Hành Thiện [Xuân Trường], Đoàn nghệ thuật dân ca Hương Quê, thị trấn Mỹ Lộc, CLB Thơ ca Mỹ Trung [Mỹ Lộc], CLB Chầu văn huyện Ý Yên, CLB Thơ ca - nghệ thuật truyền thống huyện Hải Hậu. Với giá trị nghệ thuật độc đáo, sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá, tháng 1-2013, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt ở Nam Định” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đến “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”

Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Huệ, Thủ nhang Phủ Tiên Hương [xã Kim Thái], Quần thể Khu Di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy [Vụ Bản] là thành viên Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia luôn xúc động mỗi khi nhớ lại sự kiện ngày 1-12-2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một giá trị nữa được Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể công nhận, là từ những năm 1990, các con nhang, đệ tử và người thực hành di sản này đã tự nguyện huy động, đóng góp tiền, hỗ trợ cho việc duy trì lễ hội và trùng tu di tích thờ Mẫu. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để quản lý các lễ hội, di sản.

Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đã được đưa ra bao gồm: xây dựng chính sách hỗ trợ, thành lập các câu lạc bộ bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở địa phương; phục hồi các lễ hội truyền thống; tổ chức nghiên cứu khoa học, xuất bản tài liệu hướng dẫn; tổ chức triển lãm, trưng bày, trình diễn di sản tại bảo tàng; thiết kế các chương trình giảng dạy chính thức và phi chính thức; tôn vinh, công nhận danh hiệu cho các nghệ nhân và thủ nhang, đồng đền tiêu biểu. Các hoạt động đó phản ánh cam kết của Nhà nước, cộng đồng và các nhóm nhằm bảo vệ di sản. Mục tiêu tổng thể là để đảm bảo tính khả thi trong việc thực hành di sản, tránh việc thương mại hóa các nghi lễ. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương, trong đó, Nam Định là Trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Thông qua việc kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ như một “bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt, thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di sản văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người. Sức mạnh và ý nghĩa của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.

Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa bảo tồn di sản văn hóa

Đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được Chính phủ Việt Nam cam kết với UNESCO sau khi di sản được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Nam Định đến năm 2030”. Mục tiêu của Đề án nhằm: Bảo vệ và phát huy giá trị của hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong đời sống đương đại, đảm bảo sức sống của Thực hành tín ngưỡng, phổ biến những giá trị nhân văn, những hành vi, nghĩa cử tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Từng bước phát huy giá trị của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa của người dân khu vực Nam Định, trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa đặc trưng.

Để thực hiện mục tiêu đó thời gian tới, cần thực hiện hiệu quả giải pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp giữa quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng, các tổ chức trong nước và quốc tế trong quản lý, bảo vệ di sản. Tăng cường quan hệ hợp tác về nghiên cứu, quảng bá, đào tạo nhân lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Khuyến khích các sáng kiến hợp tác về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Nam Định nói chung và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở các làng xã nói riêng. Các địa phương chủ động và tăng cường công tác thanh kiểm tra việc quản lý, bảo tồn, tu bổ di tích và việc khai thác phát huy giá trị di sản phục vụ sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đi kèm các chế tài phù hợp để hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng nói chung và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng mang lại hiệu quả tích cực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bản chất di sản, phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa xã hội; giới thiệu giá trị và quảng bá hình ảnh văn hóa và di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung với cộng đồng quốc tế, phù hợp với yêu cầu của UNESCO, góp phần phát triển du lịch và giao lưu văn hóa toàn cầu./.

Video liên quan

Chủ Đề